Giáo án Đại số lớp 8 - Tiết 45

I.Mục tiêu:

1. Kiến thức:

• Học sinh hiểu thế nào là một phương trình tích

• Học sinh biết cách biến đổi một phương trình về dạng phương trình tích

2.Kĩ năng:

• Phân tích đa thức thành nhân tử

• Làm bài tập nhanh hơn khi chuyển một phương trình về dạng phương trình tích.

3. Thái độ :

• Cẩn thận ,linh hoạt ,tự giác ,tích cực,có tinh thần hợp tác trong học tập

II.Chuẩn bị:

1.Giáo viên:

• Giáo án ,sách giáo khoa

2.Học sinh:

• Sách giáo khoa ,vở bài tập , vở ghi

• Ôn lại cách phân tích đa thức thành nhân tử

 

doc5 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1419 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại số lớp 8 - Tiết 45, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày….. tháng…..năm 2012
Số tiết : 1 
Tiết số : 45 
Bài 4: PHƯƠNG TRÌNH TÍCH
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
Học sinh hiểu thế nào là một phương trình tích 
Học sinh biết cách biến đổi một phương trình về dạng phương trình tích 
2.Kĩ năng:
Phân tích đa thức thành nhân tử 
Làm bài tập nhanh hơn khi chuyển một phương trình về dạng phương trình tích.
3. Thái độ :
Cẩn thận ,linh hoạt ,tự giác ,tích cực,có tinh thần hợp tác trong học tập
II.Chuẩn bị:
1.Giáo viên:
Giáo án ,sách giáo khoa 
2.Học sinh:
Sách giáo khoa ,vở bài tập , vở ghi
Ôn lại cách phân tích đa thức thành nhân tử
III.Tiến trình bài dạy và các hoạt động dạy học:
1.Hoạt động 1;
a.Ổn định lớp :Kiểm tra sĩ số lớp (1 phút)
b.Kiểm tra bài cũ :(5 phút)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
- GV treo bảng phụ có nội dung là những bài tập sau:
* Câu 1: Phân tích đa thức sau thành nhân tử ?
 x2 + 5x
* Câu 2: Phân tích đa thức sau thành nhân tử ?
 2x(x2 – 1) – ( x2 – 1) 
Em đã vận dụng phương pháp nào để phân tích?
- GV mời một HS lên bảng và kiểm tra một số vở bài tập của một số HS
- GV mời một HS nhận xét 
- GV nhận xét và ghi điểm cho HS
- HS chú ý lắng nghe và quan sát
- Một HS lên bảng trả lời và một số HS khác nộp vở bài tập
- Một HS nhận xét
- Nội dung:
* Câu 1: Phân tích đa thức sau thành nhân tử ?
 x2 + 5x
* Câu 2: Phân tích đa thức sau thành nhân tử ?
 2x(x2 – 1) – ( x2 – 1) 
Em đã vận dụng phương pháp nào để phân tích?
2.Hoạt động 2: Vào bài mới
- Giáo viên gợi động cơ(1 phút)
 Sau khi phân tích đa thức thành nhân tử ,trường hợp các đa thức này bằng 0 ta được phương trình .Phương trình này có tên gọi là gì ? Cách giải như thế nào cô cùng các em tìm hiểu bài 4: Phương trình tích !
- Giáo viên ghi đề bài: Bài 4: PHƯƠNG TRÌNH TÍCH 
Th.gian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
- GV cho cả lớp đọc ?1
- GV cho cả lớp thực hành ?1
- GV nhận xét
- GV ghi đề mục 
- GV cho HS đọc ? 2
- GV mời 1 HS trả lởi ? 2
- GV nhận xét
- GV cho cả lớp đọc VD1(trang 15 SGK)
- GV: phương trình trong ví dụ 1 là phương trình tích .Vậy phương trình tích là phương trình có dạng như thế nào ?
- Tương tự như vậy các em hãy cho ví dụ về phương trình tích.
- GV gọi một số học sinh lấy ví dụ về phương trình tích.
- GV ghi lên bảng các VD 
- GV cho lớp nhận xét và ghi vào vở
- GV hỏi để giải một phương trình tích ta làm như thế nào?
- GV mời một HS trả lời
- GV nhận xét và ghi lên bảng 
- GV để hiểu rõ hơn về cách giải phương trình tích chúng ta sang phần áp dụng.
- GV ghi đề mục 2 SGK trang 16.
- GV cho lớp đọc VD2
- GV hỏi phương trình đã cho có phải là phương trình tích không? Nêu các bước giải trong VD này ?
- GV nhận xét và cho HS ghi vào vở 
- GV hướng dẫn ?3
- GV cho HS đọc VD3.
- VD3 phương trình tích đã giải qua các bước như thế nào ?
- Tương tự như vậy giải ?4
- GV gọi một HS lên bảng còn lại làm vào vở và GV lấy 5 HS làm nhanh nhất ghi điểm.
- GV mời một HS nhận xét
- GV nhận xét lại và ghi điểm cho sáu HS
- HS đọc ?1
- Cả lớp thực hành ?1
- HS ghi bài
- Cả lớp đọc ?2
- Một HS trả lời ?2
+….. tích bằng 0
+…...bằng 0
- Lớp đọc VD1
-HS suy nghĩ và trả lời:
Phương trình tích là phương trình có dạng A(x).B(x) = 0
-HS suy nghĩ và ghi vào giấy nháp
-VD về phương trình tích
(x-1)(x-2) = 0
(3x-2)(x+1) = 0
-HS lắng nghe và ghi vào vở
- HS suy nghĩ
- HS trả lời:
Để giải một phương trình tích dạng A(x).B(x) ta áp dụng công thức:
A(x).B(x)= 0
ó A(x)= 0 hoặc B(x)= 0
Sau đó giải phương trình A(x) = 0 và B(x)= 0 rồi lấy tất cả nghiệm của chúng.
- HS : Đó là phương trình tích và thực hiện qua 2 bước :
+
+
- HS ghi bài
- HS chú ý lắng nghe và quan sát giáo viên hướng dẫn trên bảng.
- HS suy nghĩ và trả lời 
-Một HS lên bảng 
-Năm HS nhanh nhất nộp bài .
-HS nhận xét.
1.Phương trình tích và cách giải:
?2 (SGK)
-VD1:(SGK)
-VD về phương trình tích 
(x-1)(x-2) = 0
(3x-2)(x+1) = 0
-Tổng quát của phương trình dạng A(x).B(x)= 0
Tương đương A(x) = 0 hoặc B(x) = 0
Tập nghiệm (S) là nghiệm của hai phương trình A(x) = 0 và B(x) = 0
2.Áp dụng :
VD2:(SGK)
?3 Giải phương trình 
(x-1)(x² +3x -2)-(x³ -1)= 0
ó(x-1)(x² +3x-2)-(x-1)(x² +x+1) =0
ó(x-1)[(x² +3x-2)-(x² +x+1)]=0
ó(x-1)(2x-3)=0
óx-1=0 hoặc 2x-3=0
óx=1 hoặc x = 
Vậy S={ 1; }
 VD3: 2x³ = x² +2x-1
?4 Giải phương trình 
(x2 +x² )+(x2+x) =0
ó x2 (x+1)+x(x+1) =0
ó(x+1)(x2 +x) =0
ó(x+1)x(x+1) =0
ó x+1 =0 hoặc x=0
óx=-1 hoặc x=0
Vậy tập nghiệm của phương trình S={- 1; 0}
3.Hoạt động 3: Luyện tập 
Hoạt động của giáo viên và HS
Nội dung ghi bảng
- GV yêu cầu HS làm bài tập 21.a và 21.c
Bài 21.Giải phương trình: 
 a. (3x-2)(4x+5) = 0
Để giải phương trình này các em làm như thế nào?
- Gọi một HS lên bảng giải
- Yêu cầu lớp làm vào vở 
(4x+2)(x2+1) = 0
-Gọi một HS lên bảng thực hiện 21.b
-GV gọi HS nhận xét
-GV nhận xét lại và sửa sai ,bổ sung( nếu có)
-GV ghi điểm
-HS trả lời
-HS lên bảng làm bài tập
-HS lên bảng thực hiện
-HS nhận xét
4.Hoạt động 4: Củng cố và hướng dẫn bài tập về nhà
 GV yêu cầu HS:
Nắm vững dạng tổng quát phương trình tích và cách giải 
Làm bài tập 22(SGK)
 HD: câu e) sử dụng hằng đẳng thức a2 –b2 = (a-b)(a+b)
 Tương tự:(2x-5)2 -(x+2)2 = 0
 Chú ý dấu
Chuẩn bị các bài tập phần luyện tập
IV.Rút kinh nghiệm:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Đức Chánh,ngày……..tháng…….năm 2012 
GVHD	Giáo sinh
 Lê Thị Từ Lâm

File đính kèm:

  • docbai 4 phuong trinh tich.doc