Giáo án Đại số lớp 11 nâng cao tiết 29, 30: Biến cố Xác suất của biến cố

Bài :Biến cố Xác suất của biến cố

Tiết PP: 29+30 Tuần : 10

I.Mục tiêu:

1. Kiến thức:Giúp học sinh

- Nắm được các khái niệm cơ bản của phép thử, không gian mẫu, biến cố liên quan đến phép thử tập hợp mô tả biến cố.

- Nắm kỷ các ví dụ có liên quan đến phép thử và không gian mẫumaa.

2. kĩ năng:

- Biết tính xác suất của biến cố theo định nghĩa cổ điển của xác suất.

- Biết tính xác suất theo thực nghiệm (tần suất) của định nghĩa thống kê của xác suất.

3. Tư duy: Tư duy logic, suy luận toán học

II. chuẩn bị phương tiện dạy học: Thước thẳng

III. Phương pháp:Phát vấn, gợi mở .

IV. Tiến trình bài học:

1. Ổn định lớp:kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ:không

 

doc2 trang | Chia sẻ: tuananh27 | Lượt xem: 924 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại số lớp 11 nâng cao tiết 29, 30: Biến cố Xác suất của biến cố, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường PT_DTNT ĐắkHà Bài :Biến cố Xác suất của biến cố
Tiết PP: 29+30 Tuần : 10
I.Mục tiêu:
Kiến thức:Giúp học sinh
Nắm được các khái niệm cơ bản của phép thử, không gian mẫu, biến cố liên quan đến phép thử tập hợp mô tả biến cố.
Nắm kỷ các ví dụ có liên quan đến phép thử và không gian mẫumaa.
kĩ năng:
Biết tính xác suất của biến cố theo định nghĩa cổ điển của xác suất.
Biết tính xác suất theo thực nghiệm (tần suất) của định nghĩa thống kê của xác suất.
Tư duy: Tư duy logic, suy luận toán học
II. chuẩn bị phương tiện dạy học: Thước thẳng 
III. Phương pháp:Phát vấn, gợi mở.
IV. Tiến trình bài học:
ổn định lớp:kiểm tra sĩ số
Kiểm tra bài cũ:không
Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1:Khái niệm: phép thử, không gian mẫu, biến cố 
1. Biến cố :
a) phép thử và không gian mẫu:
- Việc gieo con súc sắc nói trên là một phép thử ngẫu nhiên.
- tập hợp tất cả kết quả có thể xảy của phép thử ra gọi là không gian mẫu và được kí hiệu:
H1:Cho phép thử T là “Gieo ba đồng xu” tìm không gian mẫu của phép thử đó.
b)Biến cố liên quan đến phép thử:
Một biến cố A liên quan đến phép thử T được mô tả bởi một tập con A nào đó của không gian mẫu của phép thử đó.Biến cố A xảy ra khi và chỉ khi kết quả của T thuộc tập A .Mỗi phần tử của A được gọi là một kết quả thuận lợi cho A
Chú ý:ta có thể hiểu biến cố là một tập con của không gian mẫu 
H2:Xét biến cố B “ số chấm xuất hiện là một số lẻ” hãy viết ra tập B 
GV: lấy con súc sắc gieo ?
HS: đọc các khả năng xảy ra của con súc sắc
1 chấm , 2 chấm , 3 chấm,.6 chấm
Rút ra kết luận:
-
Ví dụ: suy ra tập hợp tất cả các kết quả của phép thử trên ?
HS: ={1;2;3;4;5;6 }
Tương tự như vậy khi ta gieo 2 đồng xu thì không gian mẫu bằng bao nhiêu?
Kí hiệu : S là mặt sấp ; N là mặt ngửa
={SS; NN; SN; NS }
HS: =8 phần tử
VD:Giả sử T là phép thử “Gieo một con súc sắc”
Xét biến cố A : “ Số chấm trên mặt xuất hiện là một số chẵn” Ta thấy việc xảy ra hay không xảy ra biến cố A tuỳ thuộc vào kết quả của T .Biến cố A xảy ra khi và chỉ khi kết quả của T là 2; 4; hoặc 6 do đó biến cố A được mô tả bởi tập hợp A={2; 4; 6}.Biến cố A được gọi là biến cố liên quan đến phép thử T. 
Hoạt động 2:Xác suất của biến cố
Xác suất của biến cố A được kí hiệu là P(A) là một số không âm nhỏ hơn hoặc bằng 1
hay 
Nếu P(A)=0 ta nói biến cố A không thể xảy ra
Nếu P(A)=1 ta nói biến cố A luôn luôn xảy ra
a)Định nghĩa xác suất cổ điển:
Giả Sử phép thử T có không gian mẫu là một tập hữu hạn và các kết quả của T là đồng khả năng .Nếu A là một biến cố liên quan với phép thử T và A là tập hợp tất cả kết quả thuận lợi A thì xác suất của A là một số kí hiệu là P(A) được xác định bởi công thức:
P(A)=
Giả sử T là phép thử “Gieo hai con súc sắc” kết quả của T là cặp số (x;y) trong đó xvaf y tương ứng là kết quả của việc gieo con súc sắc thứ nhất và thứ hai các kết quả của T được thống kê bảng sau
 y
x (x;y)
1
2
3
4
5
6
1
1;1
1;2
1;3
1;4
1;5
1;6
2
2;1
2;2
2;3
2;4
2;5
2;6
3
3;1
3;2
3;3
3;4
3;5
3;6
4
4;1
4;2
4;3
4;4
4;5
4;6
5
5;1
5;2
5;3
5;4
5;5
5;6
6
6;1
6;2
6;3
6;4
6;5
6;6
GV:
Lập không gian mẫu ? có bao nhiêu phần tử ?
Gọi A là biến cố “ tổng số chấm trên mặt hai con xuất hiện là 7”
HS: 
A={(1;6), (2;5), (3;4), (4;3), (5;2), (6;1) }
Tính xác suất biến cố A?
P(A)=
.Củng cố bài học:Học sinh cần nắm các vấn đề sau:
* Nắm được phép thử là gì không gian mẫu
*Nắm được liệt kê không gian mẫu kết quả thuận lợi cho biến cố A Xảy ra
*Nắm được công thức tính xác suất cổ điển
5.Hướng dẫn về nhà :Xem bài tiếp theo và làm bài tập trang 85 sgk
6. Bài học kinh nghiệm:
*cho học sinh làm thêm một số bài tập sgk 12 cũ dể nhớ công thức 

File đính kèm:

  • docTieet_29,30.doc