Giáo án Đại số Giải tích 11 tiết 35: Ôn tập chương II

Tiết PPCT: 35

Ngày dạy: ___/__/_____

ÔN TẬP CHƯƠNG II

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm:

- Vững định nghĩa quy tắc cộng, quy tắc nhân. Phân biệt hai quy tắc.

- Vững các khái niệm hoán vị, chỉnh hợp, tổ hợp, nhị thức Niutơn.

- Vững khái niệm khái niệm phép thử, biến cố, không gian mẫu.

- Định nghĩa xác suất cổ điển, tính chất của xác suất.

2. Kĩ năng:

- Biết cách tính số phần tử dựa vào quy tắc cộng, quy tắc nhân.

- Phân biệt được hoán vị, chỉnh hợp, tổ hợp. Biết được khi nàothì dùng đến chúng để tính số phần tử của tập hợp.

- Biết cách biểu diễnbiến cố bằng lời, bằng tập hợp.

- Biết cách xác định không gian mẫu và tính số phần tử của không gian mẫu.

- Tính được xác suất của một biến cố.

 

doc4 trang | Chia sẻ: tuananh27 | Lượt xem: 725 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại số Giải tích 11 tiết 35: Ôn tập chương II, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết PPCT: 35
Ngày dạy: ___/__/_____
ÔN TẬP CHƯƠNG II
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm: 
- Vững định nghĩa quy tắc cộng, quy tắc nhân. Phân biệt hai quy tắc.
- Vững các khái niệm hoán vị, chỉnh hợp, tổ hợp, nhị thức Niutơn.
- Vững khái niệm khái niệm phép thử, biến cố, không gian mẫu.
- Định nghĩa xác suất cổ điển, tính chất của xác suất.
2. Kĩ năng:
- Biết cách tính số phần tử dựa vào quy tắc cộng, quy tắùc nhân.
- Phân biệt được hoán vị, chỉnh hợp, tổ hợp. Biết được khi nàothì dùng đến chúng để tính số phần tử của tập hợp.
- Biết cách biểu diễnbiến cố bằng lời, bằng tập hợp.
- Biết cách xác định không gian mẫu và tính số phần tử của không gian mẫu.
- Tính được xác suất của một biến cố.
3. Thái độ:
- Cẩn thận, chính xác trong tính toán, lập luận.
4. Tiến trình tổ chức giờ học :
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Hoạt động: Oân tập chương II
Mục tiêu :
Tg : 
ĐDDH :
PP : 
* Cách thức tiến hành : 
GV: Yêu cầu HS trả lời câu 1, 2, 3/76
HS: Trình bày
GV: Yêu cầu HS giải 4/76
HS: Giải
GV: Nhắc lại quy tắc cộng, nhân, chỉnh hợp.
GV: Yêu cầu HS giải 5/76
HS: Giải
GV: Nhắc lại quy tắc cộng, nhân, công thức tính xác suất.
GV: Yêu cầu HS giải 6/76
HS: Giải
GV: Nhắc lại quy tắc cộng, nhân, công thức tính tổ hợp, xác suất, hệ quả.
GV: Yêu cầu HS giải 7/77
HS: Giải
GV: Nhắc lại quy tắc cộng, nhân, công thức tính tổ hợp, xác suất, hệ quả.
GV: Yêu cầu HS giải 8/77
HS: Giải
GV: Nhắc lại quy tắc cộng, nhân, công thức tính tổ hợp, xác suất.
GV: Yêu cầu HS giải 9/77
HS: Giải
GV: Nhắc lại công thức tính xác suất.
GV: Yêu cầu HS giải bài tập strắc nghiệm trang 77
HS: Giải
GV: Nhận xét
Bài 4/76
Giải
Giả sử số tạo thành là 
a) Vì số tạo thành có các chữ số lặp lại nên:
- Chọn chữ số hàng đơn vị: d được chọn từ các số 0, 2, 4, 6. Có 4 cách chọn.
- Chọn chữ số hàng nghìn: a được chọn từ các số 1, 2, 3, 4, 5, 6. Có 6 cách chọn
- Chọn chữ số hàng trăm: b được chọn từ 7 số đã cho. Có 7 cách chọn
- Chọn chữ số hàng chục: c được chọn từ 7 số đã cho. Có 7 cách chọn
Từ đó theo quy tắc nhân, ta có: 
6.7.7.4=1176 (số)
b) Vì các chữ số khác nhau nên các số chẵn có 4 chữ số khác nhau tạo thành từ bảy chữ số 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6 bao gồm:
* Các số có chữ số hàng đơn vị là 0:
Nếu d=0 thì số cách chọn bộ ba chữ số abc là:(cách)
* Các số có chữ số hàng đơn vị là số chẵn khác 0:
Nếu thì d có 3 cách chọn, a có 5 cách chọn.
Khi đã chọn a và d rồi thì có cách chọn bc.
Theo quy tắc nhân, ta có số các số mà và chẵn là: 3.5.20=300
Vậy theo quy tắc cộng, số các số chẵn có 4 chữ số khác nhau là: 120+300=420 số
Bài 5/76
Giải
Vì mỗi cách xếp cho ta một hoán vị của 6 người nên 
Để dễ hình dung, ta đánh số ghế lần lượt là 1, 2, 3, 4, 5, 6.
a) Kí hiệu A là biến cố: “ Nam và nữ ngồi xen kẽ nhau”
- Nếu nam ngồi đầu bàn (ghế số 1) thì có 3!.3! cách xếp nam, nữ xen kẽ nhau.
- Nếu nữ ngồi đầu bàn (ghế số 1) thì có 3!.3! cách xếp nam, nữ xen kẽ nhau.
Vậy theo quy tắc cộng n(A)=2.(3!)2.
b) Kí hiệu B là biến cố:”Nam ngồi cạnh nhau”
- Trước tiên xếp chỗ cho ba bạn nam , vì 3 bạn nam ngồi cạnh nhau nên có thể có 4 khả năng ngồi ở các ghế (1,2,3), (2,3,4), (3,4,5), (4,5,6). Vì 3 bạn nam có thể đổi chỗ cho nhaunên có tất cả là: 4.3! cách xếp cho 3 bạn nam ngồi cạnh nhau vào 6 ghế xếp thành hàng ngang.
- Sau khi đã xếp chỗ cho ba bạn nam. Ta có 3! Cách xếp chỗ 3 bạn nữ vào chỗ còn lại.
Theo quy tắc nhân số cách xếp thoả mãn đầu bài là: 4.3!.3!
Vậy n(B)=4.3!.3!; P(B)=0,2.
Bài 6/76
Giải
a) Kí hiệu A là biến cố: “Bốn quả lấy ra cùng màu”. Ta có: ; 
b) Kí hiệu B là biến cố: “Trong 4 quả lấy ra có ít nhất 1 quả cầu trắng”
Khi đó: là biến cố:”Cả 4 quả lấy ra đều màu đen” ; 
Vậy: 
Bài 7/77
Giải
. Vậy theo quy tắc nhân: (phần tử đồng khả năng)
Kí hiệu A:”Không lần nào xuất hiện mặt 6 chấm” thì là biến cố: “Ít nhất 1 lần xuất hiện mặt 6 chấm”
Vì n(A)=53(theo quy tắc nhân). Nên 
Vậy 
Bài 8/77
Giải
Kí hiệu A, B, C là ba biến cố cần tìm xác suất tương ứng với các cây a), b), c)
a) Vì số cạnh lục giác đều là 6 nên 
n(A)=6; 
b) Số đường chéo là: ; 
c) n(C)=3; 
Bài 9/77
ĐS:
a) 
b) 
Bài tập trắc nghiệm:/77
 10B; 12B; 13A; 14C; 15C.
1. Củng cố và luyện tập:	
- GV yêu cầu HS nhắc lại các kiến thức có liên quan đã áp dụng giải toán.
2. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
- Xem l¹i bµi.
- Chuẩn bị tiết sau kiểm tra 1 tiết.
- Soạn bài Phương pháp quy nạp toán học.
IV. Rút kinh nghiệm: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

File đính kèm:

  • docDS11_Tiet 35.doc