Giáo án Đại số Giải tích 11 tiết 31: Phép thử và biến cố

Tiết 31. PHÉP THỬ VÀ BIẾN CỐ

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm:

- Phát biểu được các khái niệm: phép thử ngẫu nhiên, không gian mẫu, biến cố, biến cố chắc chắn, biến cố không thể.

2. Kĩ năng:

- Biết cách biểu diễn biến cố bằng lời và bằng tập hợp.

- Nắm được ý nghĩa xác suất của biến cố, các phép toán trên các biến cố.

3. Thái độ:

- Cẩn thận, chính xác trong tính toán, lập luận.

 

doc3 trang | Chia sẻ: tuananh27 | Lượt xem: 1387 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại số Giải tích 11 tiết 31: Phép thử và biến cố, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :
Ngày dạy: 
Tiết 31. PHÉP THỬ VÀ BIẾN CỐ
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm: 
- Phát biểu được các khái niệm: phép thử ngẫu nhiên, không gian mẫu, biến cố, biến cố chắc chắn, biến cố không thể.
2. Kĩ năng:
- Biết cách biểu diễn biến cố bằng lời và bằng tập hợp.
- Nắm được ý nghĩa xác suất của biến cố, các phép toán trên các biến cố.
3. Thái độ:
- Cẩn thận, chính xác trong tính toán, lập luận.
II. Tiến trình tổ chức giờ học:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Phép thử, không gian mẫu
Mục tiêu : Nắm được phép thử và không gian mẫu
Tg : 20’
ĐDDH :Bảng phụ
PP : phát vấn, giải quyết vấn đề
* Cách thức tiến hành :
GV: Lấy ví dụ và phân tích:
+ Khi gieo một con súc sắc, ta không thể xác định được chính xác số chấm sẽ xuất hiện.
+ Khi gieo một đồng xu, ta cũng không thể xác định trước nó sẽ xuất hiện mặt sấp hay mặt ngửa.
	Ta gọi việc gieo một con súc sắc hay gieo một đồng xu nói trên là một phép thử ngẫu nhiên
GV: Yêu cầu HS giải 1
HS: Giải 
GV: Tập này gọi là không gian mẫu 
Gv: Yêu cầu HS giải ví dụ 1 
HS: Giải 
Hoạt động 2: Biến cố
Mục tiêu : Nắm được khái niệm biến cố
Tg : 15’
ĐDDH :
PP : phát vấn, giải quyết vấn đề
GV: phân tích ví dụ 4 SGK/61: Xét biến cố (hay sự kiện) A:” Kết quả của hai lần gieo là như nhau“. Ta thấy việc này xảy ra hay không xảy ra biến cố A tuỳ thuộc vào kết quả của phép thử. Biến cố A xảy ra khi kết quả của T là SS hoặc NN Ta viết A={SS, NN}. Biến cố A được gọi là biến cố liên quan đến phép thử
GV: Phân tích biến cố không, biến cố chắc chắn
I. PHÉP THỬ, KHÔNG GIAN MẪU
1. Phép thử:
Một phép thử ngẫu nhiên (gọi tắt là phép thử) là một thí nghiệm hay một hành động mà:
- Có thể lặp đi lặp lại nhiều lần trong các điều kiện giống nhau;
- Kết quả của nó không dự đoán trước được;
- Có thể xác định được tập hợp tất cả các kết quả có thể xảy ra của phép thử đó.
Phép thử thường được kí hiệu bởi chữ T.
2. Không gian mẩu:
1. Giải: Ta kí hiệu k là kết quả “Con súc sắc xuất hiện k chấm”, k=1, 2, , 6. Như vậy, tập hợp các kết quả của phép thử là {1, 2, 3, 4, 5, 6}.
	Tập hợp các kết quả có thể xảy ra của một phép thử được gọi là không gian mẫu của phép thử và kí hiệu là (đọc là ô-mê-ga).
Ví dụ 1: Tìm không gian mẫu của các phép thử sau:
a) Gieo một con súc sắc.
b) Gieo hai đồng xu phân biệt
b) Gieo ba đồng xu phân biệt
Giải
a) ={1, 2, 3, 4, 5, 6}
b) ={SS, SN, NS, NN}
c) ={SSS, SSN, SNS, SNN, NSS, NSN, NNS, NNN}
II. BIẾN CỐ:
	Biến cố là một tập con của không gian mẫu
	Tập được gọi là biến cố không thể (gọi tắt là biến cố không). Còn tập được gọi là biến cố chắc chắn.
III. TỔNG KẾT, HƯỚNG DẪN BÀI TẬP VỀ NHÀ, CHUẨN BỊ BÀI MỚI 
1 Củng cố và luyện tập:	
- GV yêu cầu HS nhắc lại khái niệm: phép thử, biến cố, không gian mẫu, biến cố không, biến cố chắc chắn? Cho ví dụ minh hoạ?
2. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
- Xem l¹i bµi.
- Chuẩn bị tiết sau học tiếp.
IV. Rút kinh nghiệm: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

File đính kèm:

  • docDS11_Tiet 31.doc
Giáo án liên quan