Giáo án Đại số 8 - Tiết 7, 8, 9 - Nguyễn Thị Kim Nhung

? Từ bài tập trên ta thấy với hai số bất kỳ a và b ta luôn có (a + b)(a2 - ab + b2) = a3 + b3. Nếu thay a bởi A, b bởi B thì rút ra được gì ?

 A3 + B3 = ?

? Hãy so sánh (A2 - AB + B2 ) và

(A - B)2

GV giới thiệu: (A2 – AB + B2) quy ước gọi là bình phương thiếu của hiệu hai biểu thức

? Từ công thức đó em nào có thể phát biểu thành lời ?

? Áp dụng công thức hãy.

a) Viết x3 + 8 dưới dạng tích.

b) Viết (x + 1)(x2 - x + 1) dưới dạng tổng.

GV: Yêu cầu HS lên bảng thực hiện, cả

 

doc11 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 622 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại số 8 - Tiết 7, 8, 9 - Nguyễn Thị Kim Nhung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
b + ab2 +a2b - ab2 + b3 
= a3- b3
HS: Nêu công thức tổng quát.
 A3 - B3 = (A - B)(A2 + AB + B2)
HS: Phát biểu thành lời công thức.
Áp dụng:
a) (x - 1)(x2+ x +1) = x3 - 1
b) 8x3 - y3 = (2x - y)(4x2 + 2xy + y2)
c) Hãy đánh dấu x vào ô có đáp án đúng của tích: (x + 2)(x2 - 2x + 4) 
x3+ 8
x
x3 – 8
(x + 2)2
(x - 2)2
Hoạt động 4: LUYỆN TẬP – CŨNG CỐ (12')
GV: yêu cầu tất cả HS viết vào giấy nháp bảy hằng đẳng thức đã học.
Sau đó, trong từng bàn, hai bạn đổi bài cho nhau để kiểm tra.
GV: Đưa đề bài tập 30, 31 lên bảng phụ
 1) BT 30 (Sgk) Rút gọn biểu thức sau:
 a) (x + 3)(x2 - 3x + 9) - (54 + x3)
2) BT 31. (Sgk) Chứng minh rằng:
 a3 + b3 = (a + b)3 - 3ab(a + b)
GV: Yêu cầu hai học sinh lên bảng thực hiện, dưới lớp làm vào bảng con và nhận xét.
GV: Nhận xét kết quả.
HS: Hai HS lên bảng trình bày 
BT30. (Sgk) Rút gọn biểu thức sau:
a) (x + 3)(x2 - 3x + 9) - (54 + x3) 
 = x3 + 27 - 54 - x3
 = -27
 BT 31. (Sgk) Chứng minh rằng:
a3 + b3 = (a + b)3 - 3ab(a + b)
Ta có: (a + b)3 - 3ab(a + b)
= a3 + 3a2b + 3ab2 + b3 - 3a2b - 3ab2
= a3 + b3.
Hoạt động 5: HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ ( 2’)
- Học thuộc lòng (công thức và phát biểu thành lời 7 hằng đẳng thức đáng nhớ.
- Bài tập về nhà số 31, 33, 36, 37 ( SGK), số 17, 18 (SBT)
Ngày soạn :1 tháng 10 năm 2013
Ngày dạy :3 tháng 10 năm 2013
Tiết 8
LUYỆN TẬP 
I. MỤC TIÊU:
 - Giúp HS củng cố và nắm chắc các hằng đẳng thức đáng nhớ đã học.
 - Rèn kỹ năng vận dụng thành thạo các hằng đẵng thức, kỉ năng phân tích phán đoán để sử dụng đúng hằng đẵng thức.
 - Rèn khả năng thực hiện nhanh nhẹn , chính xác .
II. CHUẨN BỊ
 GV: Phấn màu, bảng phụ .
 HS: b¶ng con, phiếu học tập	
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: KIỂM TRA BÀI CŨ (7')
? Viết dạng tổng quát các hằng đẵng thức đáng nhớ đã học ?
? Nhận xét bài làm của bạn
HS:
Hoạt động 2: LUYỆN TẬP (31')
Bài 31 ( SGK)
Chứng minh : 
a3 + b3 = (a + b)3 - 3ab(a + b)
? Làm thế nào để CM bài toán trên?
GV: Cho HS lên bảng thực hiện 
GV: Với a.b = 6 và a + b = -5 thì a3 + b3= ? 
GV: Dựa vào kết quả của câu a) để tính a3 + b3 
GV: Nhận xét kết quả bài làm của HS 
Bài 31
HS: Biến đổi VP đưa về bằng VT
HS: a3 + b3 = (a + b)3 - 3ab(a + b)
VP = (a + b)3 3ab(a + b)
 = a3 + 3a2b + 3ab2 + b3- 3a2b - 3ab2
 = a3 + b3 = VT
Vậy a3 + b3 = (a + b)3 - 3ab(a + b)
Áp dụng:
Với a.b = 6 và a + b = -5, ta có:
a3 + b3 = (-5)3 - 3.6.(-5)
 = -125 + 90
 = -35
Bài 33 ( SGK )Tính:
e/ 
f/ 
? Để thực hiện các phép tính trên ta cần phải áp dụng kiến thức nào.
GV hướng dẫn HS cả lớp. 
Bài 34 ( SGK )
 Rút gọn các biểu thức sau: 
 a) 
b) 
? Hãy cho biết các bài tập trên yêu cầu làm gì ? Cách giải loại bài tập trên ntn.
? Còn cách nào biến đổi khác không.
GV hướng dẫn chung cho cả lớp.
? Qua bài tập trên em có kết luận gì về cách giải chung đối với loại bt trên.
Bài 36 : Tính giá trị của biểu thức: 
 a) với x = 98.
 b) tại x = 99.
? Muốn tính giá trị của biểu thức trước tiên ta phải làm gì.
Bài 33
HS: vận dụng hđt thứ 6 và 7.
=
= 
 HS: C1:
C2: 
HS dưới lớp nhận xét, sửa sai.
HS giải tương tự phần b trên bảng.
Vận dụng hđt thứ 4 và thứ 5 hoặc thứ 7 đối với hai hạng tử đầu.
Bài 36
HS : Rút gọn biểu thức rồi thay giá trị của x vào bt đã rút gọn.
HS lên bảng trình bày
 thay x = 98 vào ta có giá trị bt là: 
Tương tự phần b tìm được: 1000000.
Hoạt động 3: CŨNG CỐ (5')
? Qua bài học hôm nay các em đã được củng cố về những kiến thức gì.
? Những dạng bài tập gì ? Phương pháp giải mỗi loại như thế nào.
GV chốt lại toàn bài và lưu ý những sai lầm mà HS thường mắc phải.
HS nêu các dạng bt và pp giải tương ứng.
+ Vận dụng hđt để thực hiện phép tính.
+ Rút gọn bt.
+ Tính giá trị của bt.
Hoạt động 4: HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ ( 2’)
- Xem lại các bài tập đã giải.
- Làm các BT 14 đến 20 (SBT)
Ngày soạn :5 tháng 10 năm 2013
Ngày dạy :7 tháng 10 năm 2013
Tiết 9
PHÂN TÍCH ĐA THỨC THÀNH NHÂN TỬ 
BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐẶT NHÂN TỬ CHUNG 
I. MỤC TIÊU:
 - Giúp HS biết cách phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp đặt nhân tử chung.
 - Rèn kỹ năng phân tích tổng hợp, phát triển năng lực tư duy.
 - Có thái độ học tập nghiên túc .
II. CHUẨN BỊ
 GV: Phấn màu, bảng phụ .
 HS: b¶ng con, phiếu học tập	
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: KIỂM TRA BÀI CŨ (7')
? Viết các hằng đẳng thức đáng nhớ đã học.
Tính nhanh:
a) 34.74 + 34.26	
b) 27.75 + 27.25	
? Hãy nhận xét bài làm của bạn
HS lên bảng viết và làm bài tập
a) 34.74 + 34.26 = 34(74+26) = 34.100 = 3400	
b) 27.75 + 27.25 = 27(75+25) 
= 27.100 = 2700
Hoạt động 2 :VÍ DỤ (14')
? Hãy viết 2x2 - 4x thành 1 tích của những đa thức
GV gợi ý: 2x2 = 2x.x
 4x = 2x.2
?Áp dụng t/c phân phối giữa phép nhân với phép cộng, ta có điều gì?
? Trong cách biến đổi trên ta làm như thế nào?
? Vậy thế nào là phân tích đa thức thành nhân tử?
GV: Phân tích đa thức thành nhân tử còn gọi là phân tích đa thức thành thừa số
GV: Cách làm như ví dụ trên gọi là phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp đặt nhân tử chung. 
2x2 - 4x = 2x.x -2x.2 = 2x(x - 2)
HS: Ta đặt 2x làm thừa số chung.
Phân tích đa thức thành nhân tử (hay thừa số) là biến đa thức đó thành một tích của những đa thức.
? Hãy cho biết nhân tử chung ở ví dụ trên là gì?
? Phân tích đa thức 15x3-5x2+10x thành phân tử.
GV gọi 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào bảng con sau đó kiểm tra bài của 1 số em 
GV: Nhân tử chung trong ví dụ này là 5x.
? Hệ số của nhân tử chung (5) có quan hệ gì với các số nguyên dương của hạng tử (15; 5; 10)?
? Luỹ thừa bằng chữ của nhân tử chung (x) quan hệ thế nào với luỹ thừa bằng chữ của hạng tử?
GV đưa “Cách tìm nhân tử chung với đa thức có hệ số nguyên” SGK lên bảng phụ.
HS: 2x
15x3 -5x2 + 10x = 5x. 3x2 - 5x.x + 5x.2 
 = 5x(3x2 - x + 2)
HS nhận xét:
- Hệ số của nhân tử chung chính là ƯCLN của các hệ số nguyên dương của các hạng tử.
- Luỹ thừa bằng chữ của nhân tử chung phải là luỹ thừa có mặt trong tất cả các hạng tử của đa thức, với số mũ là số mũ nhỏ nhất của nó trong các hạng tử.
Hoạt động 3 : ÁP DỤNG (12')
GV cho HS làm 
GV hướng dẫn HS tìm nhân tử chung của mỗi đa thức, lưu ý đổi dấu ở câu c.
Sau đó yêu cầu HS làm bài vào bảng con, gọi 3 HS lên bảng làm.
? ở câu b, nếu dừng lại ở kết quả 
(x-2y)(5x2-15x) có được không?
Qua phần c, GV nhấn mạnh: Nhiều khi để làm xuất hiện nhân tử chung, ta cần đổi dấu các hạng tử, cách làm đó là dùng t/c A=-(-A)
GV: Phân tích đa thức thành nhân tử có nhiều lợi ích. Một trong các ích lợi đó là giải toán tìm x.
GV cho HS làm . 
Tìm x sao cho 3x2 - 6x=0
GV gợi ý HS phân tích đa thức thành nhân tử. Tích trên bằng 0 khi nào?
?1 
a) x2 - x = x.x - x.1 = x(x - 1)
b) 5x2(x - 2y) - 15x(x -2y)
= 5x.(x - 2y).x - 5x.(x - 2y).3
= 5x(x - 2y)(x - 3)
 c) 3(x - y) - 5x(y - x)
= 3(x - y) + 5x(x - y) = (x -y)(3 + 5x)
 Chú ý : A = - (-A)
?2 
HS lên bảng trình bày:
3x2 - 6x = 0 => 3x(x - 2) = 0
=> x = 0 hoặc x = 2
Hoạt động 4 : LUYỆN TẬP – CŨNG CỐ (10')
Bài 39 (SGK)
GV chia lớp thành hai
Nửa lớp làm câu b, d
Bài 39 
HS:
Nửa lớp làm câu c, e
GV nhắc nhở HS cách tìm các số hạng viết trong ngoặc: lấy lần lượt các hạng tử của đa thức chia cho nhân tử chung
GV nhận xét bài làm của HS 
Bài 40 (b) ( SGK)
Tính giá trị của biểu thức:
x(x-1)-y(1-x) tại x=2001 và y=1999
? Để tính nhanh giá trị của biểu thức ta nên làm ntn?
GV yêu cầu HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng trình bày.
? Khi phân tích đa thức thành nhân tử phải đạt yêu cầu gì?
? Nêu cách tìm nhân tử chung của các đa thức có hệ số nguyên (GV lưu ý HS việc biến đổi dấu khi cần thiết)
 ? Nêu cách tìm các số hạng viết trong ngoặc sau nhân tử chung.
b) 
c) 14x2y - 21xy2 + 28x2y2
 = 7xy(2x - 3y + 4xy)
d) 
e) 10x(x - y) - 8y(y - x) 
=10x(x - y) + 8y(x - y)
= (x - y)(10x + 8y) =2(x-y)(5x+4y)
HS nhận xét bài làm của bạn.
HS: Để tính nhanh giá trị của biểu thức ta nên phân tích đa thức thành nhân tử rồi mới thay giá trị của x và y vào tính.
x(x - 1) - y(1 - x) = x(x - 1) + y(x - 1)
= (x - 1)(x + y)
Thay x = 2001 và y = 1999 vào biểu thức ta có: 
(2001-1)(2001+1999) = 2000.4000
=8000000
HS: - Phân tích đa thức thành nhân tử phải triệt để
- Nêu hai bước:
+ Hệ số
+ luỹ thừa bằng chữ
- Muốn tìm các số hạng viết trong ngoặc ta lấy lần lượt các hạng tử của đa thức chia cho nhân tử chung.
Hoạt động 5 : HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ ( 2’)
- Ôn lại bài theo các câu hỏi củng cố
- làm bài tập 40(a), 41(b), 42 (SGK)
- Làm bài tập 22, 24, 25 tr5, 6 (SBT)
Ngày soạn :8 tháng 10 năm 2013
Ngày dạy :10 tháng 10 năm 2013
Tiết 10
PHÂN TÍCH ĐA THỨC THÀNH NHÂN TỬ 
BẰNG PHƯƠNG PHÁP DÙNG HẰNG ĐẲNG THỨC
I. MỤC TIÊU:
- Học sinh hiểu được cách phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp dùng hằng đẳng thức.
- Học sinh vận dụng các hằng đẳng thức đã học vào việc phân tích đa thức thành nhân tử.
- Có thái độ học tập nghiên túc .
II. CHUẨN BỊ
 GV: Phấn màu, bảng phụ .
 HS: b¶ng con, phiếu học tập	
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: KIỂM TRA BÀI CŨ (7')
? a) Viết tiếp vào vế phải để được các hằng đẳng thức:
A2 + 2 AB + B2 = .......................
A2 - 2AB + B2 =........................
A2 - B2 = ..................................
A3 + 3A2B + 3AB2 + B3 = ............
A3 - 3A2B + 3AB2 - B3 = .............
A3 + B3 = ................................
A3 - B3 = .................................
? phân tích đa thức thành nhân tử:
a) 	
b) 
? Hãy nhận xét bài làm của bạn
 HS điền tiếp vào vế phải
(A + B)2
(A - B)2
(A + B)(A - B)
(A + B)3
(A - B)3
(A + B)(A2 – AB + B2)
(A - B)(A2 - AB + B2)
Kết quả: 
a) 
b) 
Hoạt động 2 :VÍ DỤ (17')
GV phân tích đa thức sau thành nhân tử: x2 - 4x + 4
? Bài toán này em có dùng được phương pháp đặt nhân tử chung không? vì sao?
(GV treo ở góc bảng 7 hằng đẳng thức đáng nhớ theo chiều tổng -> tích)
? Đa thức này có 3 hạng tử, có thể áp
HS: Không dùng được phương pháp đặt nhân tử chung vì tất cả các hạng tử của đa thức không có nhân tử chung.
HS: Đa thức trên có viết được dưới dạng 
dụng 

File đính kèm:

  • doc7,8,9.doc
Giáo án liên quan