Giáo án Đại số 8 tiết 11- Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp nhóm hạng tử

I . MỤC TIÊU:

Kiến thức: Học sinh Học sinh biết phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp nhóm hạng tử. Học sinh nhận xét các hạng tử trong đa thức để nhóm hợp lý và phân tích được đa thức thành nhân tử.

Kĩ năng: Có kĩ năng năng phân tích đa thức thành nhân tử

II. CHUẨN BỊ:

- GV: Bảng phụ ghi các ví dụ; các bài tập ? , phấn màu, . . .

- HS: Các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử đã học; . . .

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

 1. Ổn định lớp:KTSS (1 phút)

 2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)

Phân tích các đa thức sau thành nhân tử:

a) x2 – 1

b) x2 + 8x + 16

 3. Bài mới:

 

 

doc2 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1979 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại số 8 tiết 11- Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp nhóm hạng tử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Ngày dạy:
Ngày dạy: …./…../2013
TUẦN 6
Tiết 11	
§8. PHÂN TÍCH ĐA THỨC THÀNH NHÂN TỬ
BẰNG PHƯƠNG PHÁP NHÓM HẠNG TỬ.
I . MỤC TIÊU:
Kiến thức: Học sinh Học sinh biết phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp nhóm hạng tử. Học sinh nhận xét các hạng tử trong đa thức để nhóm hợp lý và phân tích được đa thức thành nhân tử.
Kĩ năng: Có kĩ năng năng phân tích đa thức thành nhân tử
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Bảng phụ ghi các ví dụ; các bài tập ? , phấn màu, . . . 
- HS: Các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử đã học; . . .
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
	1. Ổn định lớp:KTSS (1 phút)
	2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
Phân tích các đa thức sau thành nhân tử:
a) x2 – 1	
b) x2 + 8x + 16
	3. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA
GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA
HỌC SINH
GHI BẢNG
Hoạt động 1: Ví dụ (15 phút)
-Xét đa thức: x2 - 3x + xy - 3y.
-Các hạng tử của đa thức có nhân tử chung không? 
-Đa thức này có rơi vào một vế của hằng đẳng thức nào không?
-Làm thế nào để xuất hiện nhân tử chung?
-Nếu đặt nhân tử chung cho từng nhóm: x2 - 3x và xy - 3y thì các em có nhận xét gì?
-Hãy thực hiện tiếp tục cho hoàn chỉnh lời giải
-Treo bảng phụ ví dụ 2
-Vận dụng cách phân tích của ví dụ 1 thực hiện ví dụ 2
-Chốt lại: Cách phân tích ở hai ví dụ trên gọi là phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp nhóm hạng tử.
-Các hạng tử của đa thức không có nhân tử chung 
-Không
-Nhóm hạng tử
-Xuất hiện nhân tử (x – 3) chung cho cả hai nhóm.
-Thực hiện
-Đọc yêu cầu ví dụ 2
-Thực hiện
1/ Ví dụ.
Ví dụ1: (SGK)
Giải:
x2 - 3x + xy - 3y
(x2 - 3x)+( xy - 3y)
= x(x - 3) + y(x - 3)
= (x - 3)(x + y). 
Ví dụ 2: Phân tíc đa thức sau thành nhân tử 
Giải:
 Các ví dụ trên được gọi là phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp nhóm hạng tử 
Hoạt động 2: Áp dụng (15 phút)
-Treo bảng phụ nội dung ?1
15.64+25.100+36.15+60.100 ta cần thực hiện như thế nào?
-Tiếp theo vận dụng kiến thức nào để thực hiện tiếp?
-Hãy hoàn thành lời giải
-Sửa hoàn chỉnh
-Treo bảng phụ nội dung ?2
-Hãy nêu ý kiến về cach giải bài toán.
-Đọc yêu cầu ?1
-Nhóm 15.64 và 36.15 ; 25.100 và 60.100
-Vận dụng phương pháp đặt nhân tử chung
-Ghi vào tập
-Đọc yêu cầu ?2
Bạn Thái và Hà chưa đi đến kết quả cuối cùng. Bạn An đã giải đến kết quả cuối cùng
2/ Áp dụng.
?1
15.64+25.100+36.15+60.100
=(15.64+36.15)+(25.100+
+60.100)
=15.(64+36) + 100(25 + 60)
=100(15 + 85)
=100.100
=10 000
?2
Bạn Thái và Hà chưa đi đến kết quả cuối cùng. Bạn An đã giải đến kết quả cuối cùng
4. Củng cố: (13 phút)
Hãy nhắc lại các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử đã học.
Bài tập 47a,b / 22 SGK.
5. Hướng dẫn học ở nhà, dặn dò : (2 phút)
-Xem lại các ví dụ và bài tập đã giải (nội dung, phương pháp)
-Vận dụng vào giải bài tập 48, 49, 50 trang 22, 23 SGK.
-Gợi ý: 
Bài tập 49: Vận dụng các hằng đẳng thức
Bài tập 50. Phân vế trái thành nhân tử rồi áp dụng A . B = 0.
-Tiết sau luyện tập (mang theo máy tính bỏ túi)
RÚT KINH NGHIỆM

File đính kèm:

  • docTiet 11.doc