Giáo án Đại số 7 tiết 62- Luyện tập
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: HS được củng cố về đa thức 1 biến : cộng, trừ đa thức 1 biến.
2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng sắp xếp, tính tổng, hiệu đa thức 1 biến.
3. Thái độ: Rèn tính cẩn thận, linh hoạt.
II. CHUẨN BỊ
1. GV: bảng phụ.
2. HS: bảng nhóm, ôn tập kiến thức cũ và làm bài.
Tuần 29 Tiết 62 Ngày soạn: 4/4/08 Ngày dạy: 7/4/08 LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: HS được củng cố về đa thức 1 biến : cộng, trừ đa thức 1 biến. 2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng sắp xếp, tính tổng, hiệu đa thức 1 biến. 3. Thái độ: Rèn tính cẩn thận, linh hoạt. II. CHUẨN BỊ 1. GV: bảng phụ. 2. HS: bảng nhóm, ôn tập kiến thức cũ và làm bài. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ GHI BẢNG Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’) - Cho HS làm bài: (treo bảng phụ ghi đề bài) - Gọi 2 HS lên bảng tính. - Theo dõi cả lớp làm bài. - Cho HS nhận xét bài của bạn. - Đánh giá bài làm của HS. - HS làm bài tập: F(x)+ G(x) = (x7 -3x2- x5+ 2x4- x2 + 2x -5)+(x-3x2 - x5-x7 -4x2-3) = (x7- x5+ 2x4- 4x2 + 2x -5)+( -x7 -x5+ x4 -7x2 + x-3) = - 2x5+ 3x4- 11x2 + 3x -8 F(x)+ G(x) = (x7 -3x2- x5+ 2x4- x2 + 2x -5)-(x-3x2 - x5-x7 -4x2-3) = (x7- x5+ 2x4- 4x2 + 2x -5)-( -x7 -x5+ x4 -7x2 + x-3) = 2x7+ x4 + 3x2 + x -2 - Cả lớp làm bài và nhận xét. Hoạt động 2: Luyện tập (37’) Bài 1: bài 49/46 SGK - Treo bảng phụ có ghi đề bài trên bảng. - GV đưa ra câu hỏi: + Nhắc lại cách tìm bậc của đa thức? + Trước khi tìm bậc của đa thức, ta cần làm gì? Bài 2: bài 50/ 46 SGK - Yêu cầu 2 HS lên bảng thực hiện (nhắc HS vừa thu gọn vừa sắp xếp theo thứ tự giảm dần bậc các đơn thức) - 2 HS lên bảng làm câu b - GV gợi ý nên tính theo cách 1. - GV sửa sai nếu có. Bài 3: bài 51/ 46 SGK - GV treo bảng phụ ghi đề bài. - GV đưa ra câu hỏi: Trước khi sắp xếp đa thức, ta cần làm gì? - Gọi 2 HS lên bảng sắp xếp theo luỹ thừa tăng dần của biến. - Gọi 2 HS lên bảng thực hiện phép cộng đa thức theo cột dọc. Tương tự HS tính P(x) – Q(x) Bài 4: bài 52/46 SGK Gv nêu đề bài. - Làm bài 52/46 SGK. - Giá trị của đa thức P(x) tại x= -1 ký hiệu là gì ? Nêu cách tính giá trị của đa thức tại một giá trị cho trước của biến? - Nêu cách tính P(-1). - Gọi 3 HS cùng lên bảng tính P(-1) ; P(0) ; P(4) Bài 5: bài 53/ 46 SGK - Cho HS hoạt động nhóm. - Cho HS thực hiện trong 3 phút. - GV cùng HS sửa bài nhóm. Bài 6: - GV yêu cầu HS làm bài trong phần phiếu học tập. Đề bài : Cho 2 đa thức : F(x) = x5 - 3x2+ x3- x2-2x+5 G(x) = x2- 3x+1 + x2-x4+x5 a/ Tính F(x)+G(x) cho biết bậc của đa thức. b/ Tính F(x) -G(x) cho biết bậc của đa thức. HS nêu cách xác định bậc của đa thức. Trước khi tìm bậc của đa thức, ta phải thu gọn đa thức đó. HS tìm bậc của đa thức M, N sau khi thu gọn. - 2 HS lên bảng thực hiện thu gọn đa thức. - Cả lớp cùng làm. - 2 HS lên bảng. - Lớp cùng làm sau đó nhận xét và bổ sung. - HS quan sát bảng phụ đọc đề bài. Trước khi sắp xếp đa thức, ta cần thu gọn các hạng tử của đa thức. - 2 HS lên bảng sắp xếp. - 2 HS lên bảng tính. Sau đó nhận xét, so sánh. - HS đọc và phân tích đề bài. -Trả lời: Để tính giá trị của đa thức ta thay giá trị cho trước của biến vào đa thức rồi thực hiện các phép tính - Thay x = -1 vào đa thức rồi tính. - 3 HS lên bảng, cả lớp cùng làm. - Lớp nhận xét, bổ sung. - Hoạt động nhóm (làm 1 cách) - Đại diện của các nhóm trình bày. - Cả lớp chú ý sửa bài. - HS làm bài trong phiếu học tập. - HS lên bảng trình bày. - HS nhận xét, sửa bài. Bài 1: bài 49/46 SGK Tìm bậc của mỗi đa thức sau: a/ M = x2 – 2xy + 5x2 – 1 M = 6x2 – 2xy – 1 Đa thức M có bậc là 2. b/ N = x2y2 - y2 + 5x2–3x2y +5 Đa thức N có bậc là 4. Bài 2: Bài 50/ 46 SGK a/ Thu gọn đa thức. N = 15y3+5y2- y5 - 5y2 - 4y3 -2y = - y5+11y3-2y M = y2+y3-3y+1-y2+y5-y3+7y5 = 8y5-3y+1 N + M = 7y5+11y3-5y+1 N – M = -9y5+11y3+3y-1 Bài 3: Bài 51/ 46 SGK a/ Sắp xếp theo luỹ thừa tăng: P(x) =- 5x2 -4x3+x4 -x6 Q(x) =– 1 +x +x2 -2x3-x4 + 2x5 b/ P(x) = -x6 +x4 -4x3- 5x2 + Q(x) = 2x5 -x4 -2x3 +x2 +x–1 P(x)+Q(x)= -x6 -6x3-4x2 +x – 1 c/ P(x) = -x6 +x4 -4x3- 5x2 - Q(x) = -2x5 +x4+2x3 -x2–x+1 P(x)-Q(x)= -x6-2x5+2x4-2x3-6x2 –x+1 Bài 4: bài 52/46 SGK P(-1) = (-1)2 -2.(-1) – 8 = -5 Vậy giá trị của đa thức P(x) tại x = -1 là -5. P(0) = 02 -2.0 – 8 = -8 Vậy giá trị của đa thức P(x) tại x = 0 là -8. P(4) = 42 -2.4 – 8 = 0 Vậy giá trị của đa thức P(x) tại x = 4 là 0. Bài 5: Bài 53/ 46 SGK P(x) = x5 – 2x4 + x2 – x + 1 Q(x) = 6 – 2x + 3x3 + x4 – 3x5 = - 3x5 + x4+ 3x3– 2x + 6 Q(x) = - 3x5 + x4+ 3x3 – 2x + 6 - P(x) = x5 – 2x4 + x2 – x + 1 Q(x) - P(x)=-4x5+3x4+3x3-x2-x + 5 P(x) = x5 – 2x4 + x2 – x + 1 -Q(x) = -3x5 + x4+ 3x3 – 2x +6 P(x)– Q(x) =4x5–3x4-3x3+x2+x - 5 Hệ số của hai kết quả là các số đối nhau. Bài 6: F(x) = x5 - 3x2+ x3- x2-2x+5 = x5 + x3- 4x2- 2x + 5 G(x) = x2- 3x+1 + x2-x4+x5 = x5-x4+ 2x2 - 3x+1 a/ F(x) + G(x) = 2x5 – x4 + x3–2x2 -5x+6. Đa thức có bậc 5 b/ F(x) – G(x) = x4 + x3 – 6x2 + x + 4. Đa thức có bậc 4 Hoạt động 3: Hướng dẫn về nhà (3’) - Xem lại các bài tập đã sửa. - BTVN : 38, 39, 40, 41, 42/15 SBT. - Đọc trước bài 9: “ Nghiệm của đa thức một biến” - Ôn quy tắc chuyển vế.
File đính kèm:
- TIET62.doc