Giáo án Đại số 7 tiết 43- Bài 2- Bảng “tần số” các giá trị của dấu hiệu

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hiểu được bảng “tần số” là một hình thức thu gọn có mục đích của bảng số liệu thống kê ban đầu, nó giúp cho việc sơ bộ nhận xét về giá trị của dấu hiệu được dễ dàng hơn.

2. Kĩ năng: Biết cách lập bảng “tần số” từ bảng số liệu thống kê ban đầu và biết cách nhận xét.

3. Thái độ: HS liên hệ được với thực tế cuộc sống.

II. CHUẨN BỊ

1. GV: SGK, bảng phụ.

2. HS: SGK, bảng nhóm.

III. Phương pháp giảng dạy:

Thuyết trình; hoạt động nhóm; nêu vấn đề. Giải quyết vấn đề.

 

doc2 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1416 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại số 7 tiết 43- Bài 2- Bảng “tần số” các giá trị của dấu hiệu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20: 	 Ngày soạn: 27/ 12/ 2010 Tiết 43:	 Ngày dạy: 29/ 12/ 2010
Bài 2
BẢNG “TẦN SỐ” CÁC GIÁ TRỊ CỦA DẤU HIỆU
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Hiểu được bảng “tần số” là một hình thức thu gọn có mục đích của bảng số liệu thống kê ban đầu, nó giúp cho việc sơ bộ nhận xét về giá trị của dấu hiệu được dễ dàng hơn. 
2. Kĩ năng: Biết cách lập bảng “tần số” từ bảng số liệu thống kê ban đầu và biết cách nhận xét.
3. Thái độ: HS liên hệ được với thực tế cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ
1. GV: SGK, bảng phụ.
2. HS: SGK, bảng nhóm.
III. Phương pháp giảng dạy:
Thuyết trình; hoạt động nhóm; nêu vấn đề. Giải quyết vấn đề.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1: Kiểm tra bài cũ 
- Nêu khái niệm dấu hiệu, khái niệm tần số?
- Sửa bài tập 1/3 SBT.
2- Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GHI BẢNG
Hoạt động 1: Lập bảng “tần số” 
- Yêu cầu HS làm ?1. 
- GV treo bảng 7 lên.
- Gọi một HS lên bảng trình bày.
GV giới thiệu bảng tần số hay còn lại là bảng phân phối thực nghiệm.
- Bảng cột số có thể lập theo dạng “dọc”, hoặc dạng “ngang” .
- Theo em khi nào nên lập theo dạng ngang hay dạng dọc?
- Dạng dọc tiện lợi cho việc tính toán các tham số của dấu hiệu như số trung bình cộng; phương sai…
- GV treo bảng số liệu ban đầu (bảng 1; bảng 3) và yêu cầu HS lập bảng tần số cho từng bảng trên.
- Gọi 2 HS lên bảng.
- HS đọc yêu cầu của ?1 và làm theo yêu cầu đó.
- 1 HS lên bảng trình bày.
- Dạng “ngang”: khi số các giá trị khác nhau ít, khi các giá trị khác nhau nhiều nên lập theo dạng “dọc” ( và dạng dọc thuận lợi).
- 2 HS lên bảng. Còn lại tự làm vào vở.
1. Lập bảng tần số.
VD: Từ bảng 7 ta có bảng” tần số” sau:
GT
98
99
100
101
102
TS(n)
3
4
16
4
3
* Có hai dạng bảng tần số thường gặp:
- Dạng “ngang”
- Dạng “ dọc”
Hoạt động 2: Chú ý 
- Từ bảng tần số lập được từ bảng 7 em hãy lập bảng tần số theo bảng “dọc” ?
-> GV cho HS nắm chú ý1.
- Từ bảng tần số trên em có nhận xét gì về cuộc điều ra đó? 
-> GV cho HS nắm ý nghĩa của bảng tần số : dựa vào bảng tần số dễ dàng so sánh, nhận xét bảng số liệu ban đầu. Và nó sẽ tiện lợi cho việc tính toán sau này.
Giá trị (x)
Tần số (n)
98
99
100
101
102
3
4
16
4
3
- Trong 30 giá trị của hộp chè chỉ có 5 giá trị khác nhau. 
- Trong 30 hộp chè đó có 16 hộp đúng 100g..
2. Chú ý: 
SGK/ 10 
Hoạt động 3: Củng cố 
- Yêu cầu HS làm bài 6/11 SGK theo nhóm.
- GV treo bảng phụ lên và yêu cầu 1 nhóm lên trình bày.
- GV kiểm tra bài làm của các nhóm khác.
- Cho HS nhắc lại cách tính %.
- GV có thể cho HS liên hệ với chủ trương về dân số phát triển của nhà nước.
- GV yêu cầu lớp trưởng hoặc đại diện của 1 nhóm lên điều khiển trò chơi toán học (BT 5/11).
- Vậy trong tháng này có bao nhiêu bạn sinh nhật?
- HS đọc đề bài.
- HS hoạt động nhóm.
- Đại diện của 1 nhóm lên giải.
- HS chơi trò chơi điều tra về ngày, tháng, năm sinh của học sinh lớp mình.
- HS trả lời.
Bài 6/11 SGK :
Dấu hiệu cần tìm hiểu là số con của 30 gia đình.
Bảng tần số 
Gtrị(x)
0
1
2
3
4
Tsố(n)
2
4
17
5
2
Nhận xét :
- Số con của gia đình trong thôn là từ 0 đến 4.
- Gia đình có 2 con chiếm tỷ lệ cao nhất.
- Gia đình có 2 con chiếm tỷ lệ là khoảng 16,7%.
Hoạt động 4: Hướng dẫn về nhà 
- Xem lại các VD và các bài tập đã sửa.
- BTVN: 7, 8, 9 / 12 SGK và: 4, 5, 6, 7/ 4 SBT.
RÚT KINH NGHIỆM

File đính kèm:

  • docTIET43.doc