Giáo án Đại số 7 - Tiết 37: Ôn tập học kì I (tt) - Hà Văn Việt
“Học sinh 3 lớp 7A, 7B, 7C phải trồng 48 cây xanh. Biết rằng số cây xanh phải trồng của mỗi lớp tỉ lệ với 3, 4, 5. Tính số cây xanh mà mỗi lớp phải trồng.”
GV giới thiệu đề bài rồi cho HS thảo luận theo nhóm. Đây là dạng toán nao?
HS đọc kĩ đề bài rồi thảo luận theo nhóm.
Bài toán áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau . HS thảo luận
Hoạt động 2: (15’)
“Ba đội công nhân làm một công việc như nhau. Đội thứ nhất hoàn thành công việc trong 2 ngày, đội thứ hai hoàn thành công việc trong 3 ngày, đội thứ ba hoàn thành công việc trong 6 ngày. Hỏi mỗi đội có bao nhiêu người (các công nhân làm việc cùng năng suất) biết rằng cả ba đội có 24 công nhân.”
GV giới thiệu đề bài rồi cho HS thảo luận theo nhóm. Đây là dạng toán gì?
HS đọc kĩ đề bài rồi thảo luận theo nhóm.
Bài toán về tỉ lệ nghịch và áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau. HS thảo luận
Ngày Soạn: 02 – 12 – 2014 Ngày dạy: 09 – 12 – 2014 Tuần: 17 Tiết: 37 ÔN TẬP HỌC KÌ I (tt) I. Mục Tiêu: 1. Kiến thức: - Hệ thống lại kiến thức trong chương 1 như: các phép tính trên tập Q, tỉ lệ thức, tính chất dãy tỉ số bằng nhau, số thập phân hữu hạn, số thập phân vô hạn tuần hoàn, số vô tỉ. Hệ thống các kiến thức ở chương 2 như: hai đại lượng tỉ lệ thuận, hai đại lượng tỉ lệ nghịch, hàm số và đồ thị của hàm số. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng tính toán trên tập Q và R, vận dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau hay các tính chất của hai đại lượng tỉ lệ thuận, hai đại lượng tỉ lệ nghịch để giải một số bài toán trong thực tế, vẽ được đồ thị hàm số y = ax. 3. Thái độ: - Rèn tính cẩn thận, chính xác. Thấy được mối liên hệ giữa toán học và thực tiễn. II. Chuẩn Bị: - GV: Đề cương, thước thẳng. - HS: Ôn tập chu đáo. III. Phương pháp: Vấn đáp, đặt và giải quyết vấn đề. IV. Tiến Trình: 1. Ổn định lớp: (1’) 7A1:......./......... 7A6:......./......... 2. Kiểm tra bài cũ: Xen vào lúc làm bài tập. 3. Nội dung bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ GHI BẢNG Hoạt động 1: (12’) “Học sinh 3 lớp 7A, 7B, 7C phải trồng 48 cây xanh. Biết rằng số cây xanh phải trồng của mỗi lớp tỉ lệ với 3, 4, 5. Tính số cây xanh mà mỗi lớp phải trồng.” GV giới thiệu đề bài rồi cho HS thảo luận theo nhóm. Đây là dạng toán nao? HS đọc kĩ đề bài rồi thảo luận theo nhóm. Bài toán áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau . HS thảo luận Bài 4: Gọi số cây xanh phải trồng của 3 lớp lần lượt là a, b, c. Ta có: a + b + c = 48 Và Theo tính chất của dãy tỉ số bằng nhau ta có: Suy ra: a = 3.4 = 12 cây b = 4.4 = 16 cây c = 5.4 = 20 cây Vậy: số cây của ba lớp 7A, 7C, 7C phải trồng lần lượt là: 12, 16, 20 cây. Hoạt động 2: (15’) “Ba đội công nhân làm một công việc như nhau. Đội thứ nhất hoàn thành công việc trong 2 ngày, đội thứ hai hoàn thành công việc trong 3 ngày, đội thứ ba hoàn thành công việc trong 6 ngày. Hỏi mỗi đội có bao nhiêu người (các công nhân làm việc cùng năng suất) biết rằng cả ba đội có 24 công nhân.” GV giới thiệu đề bài rồi cho HS thảo luận theo nhóm. Đây là dạng toán gì? HS đọc kĩ đề bài rồi thảo luận theo nhóm. Bài toán về tỉ lệ nghịch và áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau. HS thảo luận Bài 5: Gọi số công nhân của ba đội lần lượt là a, b, c. Ta có: a + b + c = 24 Vì số công nhân tham gia làm việc và số ngày hoàn thành công việc là hai đại lượt tỉ lệ nghịch nên ta có: 2a = 3b = 6c Theo tính chất của dãy tỉ số bằng nhau ta có: Suy ra: ; Vậy: Số công nhân của ba đội là 12,8,4 Hoạt động 3: (15’) GV giới thiệu đề bài lần lượt theo từng câu nghĩa là làm đến câu nào thì GV giới thiệu đến câu đó. f(1) =? Hãy biểu diễn điểm A(1;2)? Dạng bài tập này HS vừa học xong nên GV chỉ nhắc lại cách làm và cho các em lên bảng thực hiện. HS đọc đề và làm việc độc lập. f(1) = 2.1 = 2 HS lên bảng biểu diễn HS lần lượt lên bảng, các em khác làm vào trong vở, theo dõi và nhận xét bài làm của các bạn. Bài 6: Cho hàm số y = f(x) = 2x a) Tính f(1) b) Biểu diễn điểm A(1;2) lên MPTĐ c) Vẽ đồ thị hàm số y = 2x Giải: a) f(1) = 2.1 = 2 x y y = 2x b) 4. Củng Cố: - Xen vào lúc ôn tập. 5. Hướng dẫn về nhà: (2’) - Về nhà xem lại các dạng bài tập đã giải. - Ôn tập chu đáo để kiểm tra HKI. 6. Rút kinh nghiệm tiết dạy: .................................................................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- DS7T37.doc