Giáo án Đại số 11 nâng cao tiết 36: Các quy tắc tính xác suất
Tiết PPCT: 36
Tuần 13
CÁC QUY TẮC TÍNH XÁC SUẤT
I. Mục đích – yêu cầu
1. Kiến thức:
- Giúp học sinh nắm chắc các khái niệm hợp và giao của hai biến cố.
- Biết được khi nào hai biến cố xung khắc, hai biến cố độc lập.
2. Kĩ năng, kĩ xảo:
- Giúp học sinh biết vận dụng các qui tắc cộng và nhân xác suất để giải các bài toán xác suất đơn giản
3. Tư duy, thái độ: Tập trung theo dõi bài học. Giúp học sinh có hứng thú với môn học xác suất.
II. Phương pháp – phương tiện
1. Phương tiện:
Giáo viên: Giáo án, thước thẳng, bảng phụ, SGK Toán ĐS 11 NC.
Học sinh: Đọc bài trước, SGK Toán ĐS 11 NC.
Ngày soạn: 2-11-2009 Tiết PPCT: 36 Tuần 13 CÁC QUY TẮC TÍNH XÁC SUẤT I. Mục đích – yêu cầu 1. Kiến thức: - Giúp học sinh nắm chắc các khái niệm hợp và giao của hai biến cố. - Biết được khi nào hai biến cố xung khắc, hai biến cố độc lập. 2. Kĩ năng, kĩ xảo: - Giúp học sinh biết vận dụng các qui tắc cộng và nhân xác suất để giải các bài toán xác suất đơn giản 3. Tư duy, thái độ: Tập trung theo dõi bài học. Giúp học sinh có hứng thú với môn học xác suất. II. Phương pháp – phương tiện 1. Phương tiện: Giáo viên: Giáo án, thước thẳng, bảng phụ, SGK Toán ĐS 11 NC. Học sinh: Đọc bài trước, SGK Toán ĐS 11 NC.. 2. Phương pháp: Vấn đáp, đặt vấn đề và giải quyết vấn đề. III. Tiến trình 1. Ổn định lớp (2’): Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ (5’): GV: Cho phép thử T “Gieo hai một con súc sắc” , xét biến cố A: “Tổng số chấm trên mặt xuất hiện của hai con súc sắc lớn hơn 5”. Hãy tính xác suất của biến cố A. 3. Tiến trình bài học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1 (15’) GV: Cho phép thử T: “ Gieo một con súc sắc”, Biến cố A: “số chấm xuất hiện trên mặt là một số chẵn”, biến cố B: “số chấm xuất hiện trên mặt là 5”. Khi đó ta có biến cố C: “số chấm xuất hiện trên mặt là một số chẵn hoặc là số 5”, C được gọi là hợp của hai biến cố A, B. GV: Gọi 1 học sinh phát biểu định nghĩa hợp biến cố. GV: Gọi 1 học sinh lên một tả các kết quả thuận lợi cho biến cố A, B, C. GV: Em có nhận xét gì về các tập hợp ? GV: Cho học sinh xem định nghĩa tổng quát của hợp hai biến cố. GV: Khi biến cố A xảy ra thì biến cố B có xảy ra không, khi biến cố B xảy ra thì biến cố A có xảy ra không ? GV: Ta nói A và B là hai biến cố xung khắc, vậy thế nào là hai biến cố xung khắc ? GV: Hãy xác định GV: Cho học sinh xem nhận xét về hai biến cố xung khắc. Hoạt động 2 (7’) GV: Gọi 2 học sinh lên bảng tính xác xuất của biến cố A, B, C và rút ra nhận xét ? GV: Gọi một học sinh phát biểu quy tắc cộng xác suất. GV: Cho học sinh đọc đề ví dụ 3 SGK trang 79. Gọi 1 học sinh lên bảng giải. GV: Cho học sinh xem quy tắc cộng cho nhiều biến cố. Hoạt động 3 (13’) GV: Cho học sinh xem định nghĩa biến cố đối SGK. GV: Xét phép thử T: : “ Gieo một con súc sắc” như ở trên, ta thêm biến cố D: “ số chấm xuất hiện trên mặt là mộ số lẻ”. Hãy mô tả các kết quả thuận lợi của biến cố D. Tìm biến cố đối của biến cố A. GV: Xác định , và có nhận xét gì ? GV: Vậy hai biến cố A và D có xung khắc không ? GV: Hai biến cố A và B có hai biến cố đối nhau không ? GV: Từ đó ta nhận xét được điều gì ? GV: Cho học sinh xem định lí SGK trang 80. Gọi 1 học sinh lên bảng chứng minh định lí. GV: Viết đề ví dụ 4 lên bảng. Hướng dẫn học sinh giải ví dụ 4. Gọi lần lượt hai học sinh lên bảng giải. HS: Chú ý theo dõi. HS: Phát biểu định nghĩa hợp biến cố. HS: . HS: HS: Xem SGK. HS: Không. HS: Phát biểu định nghĩa hai biến cố xung khắc. HS: . HS: Xem nhận xét trong SGK. HS: , Ta thấy: . HS: Phát biểu quy tắc cộng xác suất. HS: Giải ví dụ 3 trong SGK. HS: Xem SGK. HS: . D là biến cố đối của biến cố A. HS: . HS: Xung khắc. HS: Không. HS: Hai biến cố đối nhau thì xung khắc, hai biến cố xung khắc thì chưa chắc đối nhau. HS: Xem định lí và chứng minh. HS: Giải ví dụ 4. 4. Củng cố và dặn dò (3’) GV: Gọi học sinh nhắc lại thế nào là biến cố xung khắc, biến cố đối, quy tắc cộng xác suất và công thức tính xác suất của biến cố đối. Rút kinh nghiệm tiết dạy: Ngày tháng năm Giáo viên hướng dẫn duyệt
File đính kèm:
- T1Các quy tắc tính xác xuất.doc