Giáo án Đại số 11 năm 2014 - Tiết 30: Phép thử và biến cố

: nêu bài toán : “GV gọi 1 HS của tổ 1 lên kiểm tra bài cũ “ và yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:

Kết quả của nó có đoán được không ?

Có xác định được các kết quả có thể xảy ra không?

H: trả lời.

G: chính xác hoá các nhận xét sau đó hình thành khái niệm.

Gọi HS lấy thêm ví dụ về phép thử ngẫu nhiên.

H: lấy ví dụ.

G: Phép thử: GV gọi 1 HS của tổ 1 lên kiểm tra bài cũ, em hãy kể những kết quả có thể xảy ra?

H: trả lời: kết quả có thể là bạn Cư, Hải, Thái, Minh, Thảo, Nghĩa, Tiến, Ân hoặc Nhi.

G: người ta gọi tập hợp: {Cư, Hải, Thái, Minh, Thảo, Nghĩa, Tiến, Ân, Nhi } là không gian mẫu của phép thử gọi 1 HS tổ 1 lên kiểm tra bài cũ.

 ={Cư, Hải, Thái, Minh, Thảo, Nghĩa, Tiến, Ân, Nhi }

 

docx3 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 748 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại số 11 năm 2014 - Tiết 30: Phép thử và biến cố, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tieát : 30
Ngày soạn: 24/10 /2014
§4: PHÉP THỬ VÀ BIẾN CỐ
I/MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
Biết được phép thử ngẫu nhiên, không gian mẫu, biến cố liên quan đến phép thử ngẫu nhiên.
Biết được các khái niệm: Biến cố hợp, biến cố xung khắc, biến cố đối, biến cố giao.
2. Kĩ năng:
- Xác định được: phép thử ngẫu nhiên, không gian mẫu, biến cố liên quan đến phép thử ngẫu nhiên.
3. Thái độ: Rèn luyện tính nghiêm túc khoa học, cần cù, chịu khó.
II.PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC:
	-Phương pháp: Gợi mở- vấn đáp kết hợp giảng giải.
	-Kỹ thuật: đặt câu hỏi 
III.CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
1.Chuẩn bị của GV:Giáo án, Sgk, đọc hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kỹ năng toán 11
2.Chuẩn bị của HS: Sgk, vở ghi.
IV.TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
1.Kiểm tra bài cũ:
Không kiểm tra bài cũ.
2.Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG I: phép thử, không gian mẫu.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC 
G: nêu bài toán : “GV gọi 1 HS của tổ 1 lên kiểm tra bài cũ “ và yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:
Kết quả của nó có đoán được không ?
Có xác định được các kết quả có thể xảy ra không?
H: trả lời.
G: chính xác hoá các nhận xét sau đó hình thành khái niệm.
Gọi HS lấy thêm ví dụ về phép thử ngẫu nhiên.
H: lấy ví dụ.
G: Phép thử: GV gọi 1 HS của tổ 1 lên kiểm tra bài cũ, em hãy kể những kết quả có thể xảy ra?
H: trả lời: kết quả có thể là bạn Cư, Hải, Thái, Minh, Thảo, Nghĩa, Tiến, Ân hoặc Nhi.
G: người ta gọi tập hợp: {Cư, Hải, Thái, Minh, Thảo, Nghĩa, Tiến, Ân, Nhi } là không gian mẫu của phép thử gọi 1 HS tổ 1 lên kiểm tra bài cũ.
={Cư, Hải, Thái, Minh, Thảo, Nghĩa, Tiến, Ân, Nhi }
G: đồng tiền kim loại có 2 mặt: sấp và ngửa. Ta làm phép thử gieo 1 đồng tiền xu 1 lần, em hãy tìm không gian mẫu của phép thử trên.
H: sấp (S), ngửa (N).
={ S; N }
G: Tìm không gian mẫu của phép thử gieo đồng tiền xu 2 lần.
H : Suy nghĩ và trả lời.
G : nhận xét và sửa chữa.
I. Phép thử, không gian mẫu
1.Phép thử
 Phép thử ngẫu nhiên là phép thử mà ta không thể đoán được kết quả của nó, mặc dù đã biết tập hợp tất cả các kết quả có thể có của phép thử đó.
Ví dụ: Gieo 1 đồng tiền xu 1 lần, rút 1 quân bài trong cỗ bài tú lơ khơ, giở ngẫu nhiên 1 trang sách trong quyển đại số và giải tích 11.
2.Không gian mẫu
 Tập hợp tất cả các kết quả có thể xảy ra của một phép thử được gọi là không gian mẫu của phép thử và kí hiệu là (đọc là ô – mê – ga).
Ví dụ: 
- Không gian mẫu của phép thử gieo 1 đồng tiền xu 1 lần là:
={ S; N }
- Gieo đồng tiền xu 2 lần
={ SS; NN; SN; NS }
HOẠT ĐỘNG II: biến cố
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC 
G: Phép thử: GV gọi 1 HS của tổ 1 lên kiểm tra bài cũ
Không gian mẫu ={Cư, Hải, Thái, Minh, Thảo, Nghĩa, Tiến, Ân, Nhi } 
Ta có sự kiện A: “ gọi được HS nam” thì có những kết quả nào?
H: Cư, Hải, Thái, Minh, Tiến, Ân.
G: Sự kiện A xảy ra khi và chỉ khi một trong 6 bạn Cư, Hải, Thái, Minh, Tiến, Ân lên bảng.
Ta gọi tập hợp A={ Cư, Hải, Thái, Minh, Tiến, Ân} là 1 biến cố liên quan đến phép thử GV gọi 1 HS của tổ 1 lên kiểm tra bài cũ.
Vậy thế nào là biến cố?
H: trả lời.
G: Hướng dẫn HS làm ví dụ
H: thực hiện theo hướng dẫn của GV.
G: Giới thiệu biến cố không thể và biến có chắc chắn.
N là biến cố không thể.
 là biến cố chắc chắn.
Chú ý: biến cố không thể không bao giờ xảy ra.
Biến cố chắc chắn luôn xảy ra.
II. Biến cố 
 Biến cố là tập con của không gian mẫu
 Tập Æ là biến cố không thể
 Tập W là biến cố chắc chắn
Ví dụ:
+ Phép thử: trong lớp 11b3 gọi ngẫu nhiên 1 học sinh tổ 1 lên kiểm tra bài cũ.
={Cư, Hải, Thái, Minh, Thảo, Nghĩa, Tiến, Ân, Nhi }
Biến cố A: “ gọi được HS nam”
A={ Cư, Hải, Thái, Minh, Tiến, Ân}
Biến cố M: “gọi được học sinh nữ”
M= { Thảo, Nghĩa, Nhi }
Biến cố E: “ gọi được học sinh có tên bắt đầu bằng chữ T ”
E= { Thái, Thảo, Tiến }
Biến cố N: “ gọi được học sinh tên Thủy”
N= Æ
Biến cố F: “gọi được học sinh có tên bắt đầu bằng chữ N”
F= {Nghĩa, Nhi }
HOẠT ĐỘNG III: phép toán trên các biến cố
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC 
G: dẫn dắt dựa vào ví dụ trên.
Biến cố A: “ gọi được HS nam”
A={ Cư, Hải, Thái, Minh, Tiến, Ân}
Biến cố M: “gọi được học sinh nữ”
M= { Thảo, Nghĩa, Nhi }
Tìm \ A?
H: \ A= M= { Thảo, Nghĩa, Nhi }
G: ta gọi biến cố M là biến cố đối của biến cố A.
Viết M=.
A xảy ra khi và chỉ khi không xảy ra.
G: Xác định biến cố K: “chọn được học sinh nữ có tên bắt đầu bằng chữ T”
H: K= { Thảo }=M Ç E 
G: Xác định biến cố B: “ gọi được học sinh nam hoặc nữ”
B= {Cư, Hải, Thái, Minh, Thảo, Nghĩa, Tiến, Ân, Nhi }=A È M
G: Xác định F Ç E ?
H: trả lời.
III. Phép toán trên các biến cố :
Giả sử A là biến cố liên quan đến 1 phép thử .
 Tập W \ A là biến cố đối của biến cố A
Kí hiệu là :
Giả sử A và B là 2 biến cố liên quan đến 1 phép thử . Ta định nghĩa sau :
 Tập A È B , A Ç B được gọi là hợp và giao của các biến cố A và B .
A È B xảy ra khi và chỉ khi A hoặc B xảy ra.
A Ç B còn được viết A.B, xảy ra khi và chỉ khi A và B cùng xảy ra.
 Tâp A Ç B = Æ thì ta nói A và B xung khắc.
3. Củng cố
- Nhắc lại các khái niệm: phép thử ngẫu nhiên, không gian mẫu, biến cố liên quan đến phép thử ngẫu nhiên, biến cố hợp, biến cố xung khắc, biến cố đối, biến cố giao.
4. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà
Bài tập về nhà: 
- 2, 4, 6 SgK trang 63, 64
- Lấy thêm ví dụ về biến cố và phép thử.
Hướng dẫn: 
Bài tập 2: con súc sắc có 6 mặt: mặt 1 chấm, 2 chấm, 3 chấm, 4 chấm, 5 chấm, 6 chấm.
Không gian mẫu: giống ví dụ 3 SGK
Ở biến cố A: ta đều thấy lần đầu xuất hiện mặt 6 chấm.
Ở biến cố B: chú ý tổng số chấm của cả 2 lần gieo.
Ở biến cố C: 2 lần gieo xuất hiện mặt giống nhau.
Bài tập 4: sử dụng phép toán trên các biến cố
V. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docxgiao an.docx