Giáo án Đại số 10 CB tiết 9: Hàm số

I/- Mục tiêu:

1)- Kiến thức: - Nắm vững các khái niệm: Hàm số, tập xác định, đồ thị và các khái niệm đồng biến, nghịch biến

2)- Kỹ năng: - Biết cách tìm tập xác định và cách lập bảng biến thiên một số hàm số đơn giản

3)- Thái độ: - Rèn tính cẩn thận, chính xác trong lập luận

II- Chuẩn bị: - GV: SGK, bảng phụ

 - HS: SGK, bảng nhóm

 

doc5 trang | Chia sẻ: tuananh27 | Lượt xem: 654 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại số 10 CB tiết 9: Hàm số, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương II: 	HÀM SỐ BẬC NHẤT VÀ BẬC HAI
Tiết 9: 	§1. 	HÀM SỐ 
Ngày soạn: ___/___/_____
Ngày dạy: ___/___/_____
I/- Mục tiêu:
1)- Kiến thức: 	- Nắm vững các khái niệm: Hàm số, tập xác định, đồ thị và các khái niệm đồng biến, nghịch biến
2)- Kỹ năng: 	- Biết cách tìm tập xác định và cách lập bảng biến thiên một số hàm số đơn giản
3)- Thái độ: 	- Rèn tính cẩn thận, chính xác trong lập luận
II- Chuẩn bị:	- GV: SGK, bảng phụ
	- HS: SGK, bảng nhóm
III- Tiến trình lên lớp:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Ghi bảng
Hoạt động 1: Giới thiệu chương II
Chương II: HÀM SỐ BẬC NHẤT VÀ BẬC HAI
§1. HÀM SỐ
- GV giới thiệu chương II, cấu tạo chương và mục tiêu cần đạt được sau khi học chương II ® Bài mới
HS nghe GV giới thiệu
Hoạt động 2: Ôn tập về hàm số
1/- Ôn tập về hàm số:
Ở lớp 7 và lớp 9 đã biết về hàm số như một khái niệm Toán học mô tả sự phụ thuộc lẫn nhau giữa 2 đại lượng biến thiên
Treo bảng phụ và giới thiệu: Bảng được trích từ trang web của Hiệp hội liên doanh Việt Nam – Thái Lan về thu nhập bình quân đầu người của nước ta từ 1996 đến 2004
Bảng này thể hiện mối quan hệ phụ thuộc giữa thu nhập bình quân theo đầu người (kí hiệu là y) và thời gian x (tính bằng năm) như thế nào? 
Theo kiến thức đã học ớ các lớp dưới, với mỗi giá trị x Ỵ D có một giá trị y duy nhất, vậy ta kết luận được điều gì?
GV yêu cầu HS nhắc lại biến số, hàm số 
Cho biết hàm số y nhận các giá trị nào tương ứng tại x?
Giới thiệu tập xác định của hàm số
J1: Nêu ví dụ thực tế về hàm số?
HS quan sát bảng phụ và nghe GV giới thiệu
Với mỗi giá trị x Ỵ D = {1996, 1997, 1998, 1999, 2000, 2001, 2002, 2004} có một giá trị y duy nhất
Vậy ta có một hàm số
x là biến số và y là hàm số của x
Các giá trị y = 282; 295;  được gọi là các giá trị của hàm số tương ứng tại x = 1996, 1997, 
HS lấy ví dụ
a) Hàm số. Tập xác định của hàm số:
* Hàm số
VD: 
x
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2004
y
282
295
311
339
363
375
394
564
Nếu với giá trị của x thuộc tập D có một và chỉ một giá trị tương ứng của y thuộc tập số thực R thì ta có một hàm số. 
Ta gọi x là biến số và y là hàm số của x
* Tập xác định:
Tập hợp D được gọi là tập xác định của hàm số
Yêu cầu HS nhắc lại các cách cho hàm số đã được học ở các lớp dưới. Với mỗi cách cho hàm số như vậy hãy lấy 1 ví dụ minh họa
Các cách cho hàm số: Cho bằng bảng, cho bằng biểu đồ, cho bằng công thức và lấy ví dụ 
b) Cách cho hàm số:
* Hàm số cho bằng bảng
* Hàm số cho bằng biểu đồ
* Hàm số cho bằng công thức
Khi cho hàm số bằng công thức mà không chỉ rõ tập xác định của nó thì ta có quy ước GV giới thiệu quy ước và lấy ví dụ minh họa
J5: Yêu cầu HS làm J5
HS nghe giảng
HS tìm tập xác định của hàm số J5
Quy ước:
Tập xác định của hàm số y = f(x) là tập hợp tất cả các số thực x sao cho biểu thức f(x) có nghĩa
VD: Tìm tập xác định của hàm số sau: f(x)=
Giải: có nghĩa khi x – 3 ≥ 0 Þ x ≥ 3 
	Vậy D = [3; +¥)
GV giới thiệu chú ý, lấy ví dụ và giải thích thêm: Với x ≥ 0 hàm số được xác định bởi biểu thức f(x) = 2x + 1, với x < 0 hàm số được xác định bởi biểu thức g(x) = - x2
Chú ý:
 2x + 1 với x ≥ 0
 -x2 với x < 0
Một hàm số có thể được xác định bởi 1, 2, 3,  công thức
VD: y = 
J6 Yêu cầu HS làm J6
GV giới thiệu đồ thị của hàm số
Cho biết hình dạng của đồ thị hàm số bậc nhất y = ax + b?
Cho biết hình dạng của đồ thị hàm số bậc hai y = ax2?
J7 Yêu cầu HS làm J7
HS làm J6
Đồ thị của hàm số bậc nhất là một đường thẳng
Đồ thị của hàm số bậc hai y = ax2 là một đường parabol
HS làm J7
c) Đồ thị của hàm số:
Đồ thị của hàm số y = f(x) xác định trên tập D là tập hợp tất cả các điểm M (x; f(x)) trên mặt phẳng tọa độ với mọi xỴD
Hoạt động 3: Sự biến thiên của hàm số
2/- Sự biến thiên của hàm số:
Quan sát đồ thị hàm số y= f(x)= x2 (hình 15)
+ Trên khoảng (-¥; 0) (hình 15b) đồ thị ”đi xuống” từ trái sang phải, và với x1, x2 Ỵ (-¥; 0), x1 f(x2)
® Ta nói: Hàm số y = x2 nghịch biến trên khoảng (-¥; 0)
+ Trên khoảng (0; +¥) (hình 15c) đồ thị ”đi lên” từ trái sang phải, và với x1, x2 Ỵ (0; +¥), x1 < x2 thì f(x1) < f(x2)
® Ta nói: Hàm số y = x2 đồng biến trên khoảng (0; +¥)
Gọi 2 HS chú ý
HS quan sát đồ thị hàm số y = f(x)= x2 (hình 15a, b, c) và nghe giảng
HS đọc chú ý
a) Ôn tập:
+ Hàm số y = f(x) gọi là nghịch biến (giảm) trên khoảng (a;b) nếu "x1, x2 Ỵ (a; b): x1 f(x2)
+ Hàm số y = f(x) gọi là đồng biến (tăng) trên khoảng (a;b) nếu "x1, x2 Ỵ (a; b): x1 < x2 Þ f(x1) < f(x2)
* Chú ý: (SGK)
Xét chiều biến thiên của hàm số là tìm các khoảng đồng biến và các khoảng nghịch biến của biến của nó. Kết quả được tổng kết trong một bảng gọi là bảng biến thiên. GV lấy ví dụ Tổng kết chiều biến thiên của hàm số y= x2 thành bảng biến thiên 
b) Bảng biến thiên:
VD: Bảng biến thiên của hàm số y= x2
x
-¥
0
+¥
y
+¥
0
+¥
Hoạt động 4: Củng cố
- Phát biểu quy ước về tập xác định của hàm số cho bởi công thức
HS phát biểu
Bài 1/ 38: HS hoạt động nhóm 3 phút
Mời dại diện nhóm lên treo bảng nhóm và trình bày bài làm của nhóm mình
GV sửa chữa, cho điểm bài từng nhóm
HS hoạt động nhóm
Nhóm 1: a) 
Nhóm 2 :b)
Nhóm 3: c) 
Đại diện nhóm lên treo bảng nhóm và trình bày bài làm của nhóm mình
HS sửa bài vào vở
Bài 1/ 38: 
a) D = R\ {-1/2}
b) D = R \ {1; -3}
c) D = [-1/2; 3]
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà
Học bài và làm BT: 2, 3 / 38, 39 SGK
Chuẩn bị phần lý thuyết tiếp theo
Tiết 10: 	§1. 	HÀM SỐ (tt)
Ngày soạn: ___/___/_____
Ngày dạy: ___/___/_____
I/- Mục tiêu:
1)- Kiến thức: 	- Nắm vững các khái niệm: Hàm số chẵn, hàm số lẻ
2)- Kỹ năng: 	- Biết cách xác định hàm số chẵn, hàm số lẻ
3)- Thái độ: 	- Rèn tính cẩn thận, chính xác trong lập luận
II- Chuẩn bị:	- GV: SGK, bảng phụ
	- HS: SGK, bảng nhóm
III- Tiến trình lên lớp:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Ghi bảng
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
- Phát biểu quy ước về tập xác định của hàm số cho bởi công thức 
- Thế nào là hàm số đồng biến trên khoảng (a; b), nghịch biến trên khoảng (a; b)? 
- Sửa bài tập 2/38 SGK
HS phát biểu
Sửa bài 2/38:
+ x = 3, y = 4
+ x = -1, y = -1
+ x = 2, y = 3 
Hoạt động 2: Tính chẵn lẻ của hàm số
3/- Tính chẵn lẻ của hàm số:
GV treo bảng phụ vẽ sẵn đồ thị hàm số y = f(x)= x2. 
Quan sát bảng phụ, cho biết trục đối xứng của parabol y= x2?
Cho biết tại 2 giá trị đối nhau của biến, giá trị của hàm số như thế nào?
® Định nghĩa hàm số chẵn
GV treo bảng phụ vẽ sẵn đồ thị hàm số y = g(x) = x
Quan sát bảng phụ, cho biết tâm đối xứng của đường thẳng y = x?
Cho biết tại 2 giá trị đối nhau của biến, giá trị của hàm số như thế nào?
® Định nghĩa hàm số lẻ
Làm J8
Xét tính chẵn, lẻ của hàm số y=2x+1
® Giới thiệu chú ý
HS quan sát bảng phụ
Trục đối xứng của parabol là Oy
Tại 2 giá trị đối nhau của biến, hàm số nhận cùng 1 giá trị
HS quan sát bảng phụ
Tâm đối xứng của đường thẳng là O
Tại 2 giá trị đối nhau của biến, hàm số nhận 2 giá trị đối nhau
HS làm J8
Không chẵn, không lẻ
2 HS phát biểu chú ý
a) Hàm số chẵn, hàm số lẻ:
* Hàm số chẵn:
y
x
0
4
1
-1
-2
1
2
VD: Xét đồ thị hàm số y = f(x)= x2
+ Trục đối xứng là Oy
+ Tại 2 giá trị đối nhau của biến số x, hàm số nhận cùng một giá trị: f (-x) = f (x)
Định nghĩa: Hàm số y = f(x) với tập xác định D gọi là hàm số chẵn nếu "x Ỵ D thì –x Ỵ D và f(-x) = f(x)
* Hàm số lẻ:
y
x
0
-1
1
-2
2
1
VD: Xét đồ thị hàm số y = g(x) = x
+ Tâm đối xứng: Gốc O
+ Tại hai giá trị đối nhau của biến số x, hàm số nhận hai giá trị đối nhau g (-x) = - g(x)
Định nghĩa: Hàm số y = f(x) với tập xác định D gọi là hàm số lẻ nếu "x Ỵ D thì –x Ỵ D và f(-x) = - f(x)
* Chú ý: (SGK)
Đồ thị hàm số y = x2 nhận trục Oy là trục đối xứng ® Gọi là đồ thị của hàm số chẵn 
Đồ thị hàm số y = x nhận gốc O làm tâm đối xứng ® Gọi là đồ thị của hàm số lẻ
HS định nghĩa đồ thị của hàm số chẵn
HS định nghĩa đồ thị của hàm số lẻ
b) Đồ thị của hàm số chẵn, hàm số lẻ:
+ Đồ thị của một hàm số chẵn nhận trục tung làm trục đối xứng
+ Đồ thị của một hàm số lẻ nhận gốc tọa độ làm tâm đối xứng
Hoạt động 3: Củng cố
- Định nghĩa hàm số chẵn, hàm số lẻ?
- Đồ thị của hàm số chẵn, lẻ?
HS phát biểu
Bài 4/39: GV nêu đề bài
Yêu cầu HS hoạt động nhóm
Mời đại diện nhóm bất kỳ lên treo bảng nhóm
GV và HS cùng sửa chữa sai xót nếu có
HS hoạt động nhóm 3 phút
Đại diện 1 nhóm lên treo bảng nhóm
Bài 4/39: 
a) Hàm số y = çxç là hàm số chẵn
b) Hàm số y = f(x)= (x + 2)2 không là hàm số chẵn, cũng không là hàm số lẻ
 Vì f(2)= 16, f(-2) = 0 Þ f(2) ¹ f (-2)
c) Hàm số y = x3+ x là hàm số lẻ
d) Hàm số y = f(x) = x2+ x + 1 không là hàm số chẵn, cũng không là hàm số lẻ
Vì f(1) = 3, f(-1) = 1 Þ f(1) ¹ f(-1)
Hoạt động 4: Hướng dẫn về nhà
Học thuộc các định nghĩa trong bài
BT: 7, 8, 9 / 34 SBT
Chuẩn bị bài mới

File đính kèm:

  • docgiao an dai so 10 chuong 2.doc