Giáo án Đại số 10: Bất phương trình và hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn

§5.BẤT PHƯƠNG TRÌNH VÀ HỆ BẤT PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT HAI ẨN

Người soạn: Nguyễn Phước Tài

Lớp:10A1 Số tiết:2

Đối tượng học sinh: Khá-Giỏi

I) Mục đích yêu cầu

• Về kiến thức: Học sinh hiểu khái niệm bất phương trình (BPT), hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn, nghiệm và miền nghiệm của nó.

• Về kĩ năng

o Biết cách xác định miền nghiệm của bất phương trình và hệ bất phương trình bậc nhất 2 ẩn.

o Biết cách giải các bài toán quy hoạch tuyến tính đơn giản.

• Về thái độ:

o Tích cực tham gia trả lời câu hỏi do giáo viên đặt ra.

o Cẩn thận, chính xác.

• Về tư duy: rèn luyện các thao tác tư duy (phân tích, tổng hợp) và các phẩm chất tư duy (tính linh hoạt, tính phê phán).

 

 

doc3 trang | Chia sẻ: tuananh27 | Lượt xem: 882 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại số 10: Bất phương trình và hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
§5.BẤT PHƯƠNG TRÌNH VÀ HỆ BẤT PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT HAI ẨN
Người soạn: Nguyễn Phước Tài	
Lớp:10A1	Số tiết:2
Đối tượng học sinh: Khá-Giỏi
I) Mục đích yêu cầu
Về kiến thức: Học sinh hiểu khái niệm bất phương trình (BPT), hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn, nghiệm và miền nghiệm của nó.
Về kĩ năng
Biết cách xác định miền nghiệm của bất phương trình và hệ bất phương trình bậc nhất 2 ẩn.
Biết cách giải các bài toán quy hoạch tuyến tính đơn giản.
Về thái độ:
Tích cực tham gia trả lời câu hỏi do giáo viên đặt ra.
Cẩn thận, chính xác.
Về tư duy: rèn luyện các thao tác tư duy (phân tích, tổng hợp) và các phẩm chất tư duy (tính linh hoạt, tính phê phán).
II) Chuẩn bị của thầy và trò
1) Về phía thầy
Soạn slide PowerPoint
Slide 1: Viết đề kiểm tra bài cũ và lời giải.
Slide 2: Tiêu đề bài mới.
Slide 3: Ghi tóm tắt định nghĩa BPT bậc nhất 2 ẩn và miền nghiệm của nó.
Slide 4: Đặt câu hỏi và cho ví dụ 1.
Slide 5,6: Nêu cách xác định miền nghiệm của BPT bậc nhất 2 ẩn.
Slide 7: Ví dụ 2.
Slide 8: Nêu hệ BPT bậc nhất 2 ẩn.
Slide 9: Ví dụ 4.
2) Về phía trò
Chuẩn bị đầy đủ sách, vở và thước để vẽ hình.
Ôn tập trước ở nhà cách biểu diễn tập nghiệm của phương trình bậc nhất 2 ẩn. trong mặt phẳng tọa độ.
III) Phương pháp dạy học 
Phương pháp vấn đáp, gợi mở, phát hiện vấn đề.
Diễn giảng, trình bày.
IV) Tiến trình bài học
1) Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ
Hoạt động 1:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
-GV chiếu đề bài lên bảng (phần đầu của slide 1), cho HS suy nghĩ trong 1 phút rồi gọi 1 HS lên bảng làm.
-Sau khi HS làm xong, GV yêu cầu các HS khác nhận xét.
-GV chiếu lời giải lên bảng (phần cuối của slide 1)
- Một HS lên bảng làm
+ Vẽ hệ trục tọa độ
+ Vẽ đường thẳng (d) có PT: 
 x-2y-2=0 (1)
+ Lần lượt thế tọa độ của các điểm A, B và C vào vế trái của PT (1) rồi đưa ra kết luận.
2) Bài mới:
Hoạt động 2:
Giả sử PT ax+by+c=0 (2) có biểu diễn của tập nghiệm trong mặt phẳng tọa độ là đường thẳng (d).
Khi đó ta biết rằng: là nghiệm của (2) khi và chỉ khi .
Do đó nếu thì không phải là nghiệm của PT (2), tức là . Giả sử thì là nghiệm của bất phương trình có dạng . Bất phương trình có dạng trên có tên gọi như thế nào? Tập nghiệm của nó được biểu diễn trong mặt phẳng tọa độ ra sao?
Hoạt động 3:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
-Chiếu phần đầu của slide 3.
- Hỏi: các BPT trên có đặc điểm gì?
+Có mấy ẩn?
+nhận xét về bậc của ẩn
- Hỏi: yêu cầu HS thử gọi tên một trong số các BPT trên? Có phải tất cả các BPT trên đều có cùng tên đó.
- GV yêu cầu HS đọc định nghĩa trong sgk
-GV chiếu phần tiếp theo của slide 3
-GV chiếu slide 4 và yêu cầu HS trả lời. 
-HS xem slide 2 và trả lời. Câu trả lời mong đợi: 2 ẩn x và y, bậc nhất đối với x và y.
-HS trả lời: BPT bậc nhất 2 ẩn.
-HS đọc kĩ định nghĩa trong sgk.
-HS xem ví dụ 1 và trả lời câu hỏi.
Hoạt động 4:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
-GV chiếu slide 5
-Hỏi: (d) chia mặt phẳng làm mấy miền? Xét xem các điểm D(1;0); E(-2;-2) có thuộc các miền đó không? Các điểm nào trong số các điểm A,B,C,D,E thuộc cùng một miền? Các điểm thuộc cùng một miền có tính chất gì chung?
-GV yêu cầu HS thảo luận và nêu nhận xét cho đường thẳng (d) có phương trình tổng quát.
-HS trả lời: (d) chia mặt phẳng làm 2 miền (2 nửa mặt phẳng không kể bờ). Học sinh vẽ điểm D,E trên mặt phẳng tọa độ và cho nhận xét.
-HS thảo luận.
Hoạt động 5
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
-GV yêu cầu học sinh đọc định lý và GV giải thích định lý.
-Hỏi : miền nghiệm của BPT có thể nằm ở cả 2 nửa mặt phẳng được không? Ta xác định miền nghiệm bằng cách nào? (chiếu slide 6)
-HS trả lời: không
-HS đọc sách và trình bày cho GV
Hoạt động 6
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
-GV nêu ví dụ (chiếu slide 7)
- GV cho ví dụ về hệ BPT bậc nhất 2 ẩn, nêu định nghĩa miền nghiệm của hệ.
- Hỏi: điểm là nghiệm của hệ BPT thì trong mặt phẳng tọa độ nó nằm ở miền nào? Như vậy miền nghiệm của hệ có đặc điểm gì? Làm thế nào để xác định miền nghiệm của hệ BPT?
-Chiếu slide 8
- HS làm vào vở
HS trả lời:
-Nằm ở phần chung của miền nghiệm của các BPT trong hệ.
-Miền nghiệm của hệ bằng giao của các miền nghiệm của các BPT trong hệ.
-HS xem cách xác định miền nghiệm của hệ được trình bày trong sách và trên slide 8
Hoạt động 7
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
-Chiếu đề ví dụ 3 (chiếu slide 9)
-Yêu cầu HS làm bài tập vào vở.
-Chiếu lời giải lên bảng (chiếu slide 9)
-HS làm bài vào vở
-HS theo dõi và sữa chữa
Hoạt động 8: Củng cố
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
-GV nhắc lại cách xác định miền nghiệm của BPT và hệ BPT bậc nhất 2 ẩn.
-HS theo dõi, đánh dấu các chỗ cần thiết trong sgk.

File đính kèm:

  • docbpt va he bpt bac nhat 2 an.doc