Giáo án Đại lý 9_Trường THCS Minh Hà – Canh Nậu – Thạch Thất
I MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Biết nước ta có 54 dân tộc. Dân tộc Kinh có số dân đông nhất.Các dân tộc của nước ta luôn đoàn kết bên nhau trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.
- Trình bày được tình hình phân bố các dân tộc ở nước ta.
2. Kĩ năng: Xác định trên bản đồ vùng phân bố c9hủ yếu của một số dân tộc.
3. Thái độ: Có tinh thần đoàn kết, tôn trọng các dân tộc.
II CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Bản đồ dân cư Việt Nam
Bộ ảnh về đại gia đình các dân tộc Việt Nam.
2. Học sinh: Sưu tầm tranh ảnh hiểu biết về các dân tộc.
III TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1. Bài cũ: không
2. Bài mới:
* Vào bài: Trong quá trình dựng và giữ nước đã có sự đóng góp to lớn của cộng đồng dân tộc Việt Nam.Vậy hiện nay nước ta có bao nhiêu dân tộc? Mỗi dân tộc có những nét đặc trưng gì? Quá trình công nghiệp hóa –hiện đại hóa có làm thay đổi sự phân bố cũng như bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc không?.
suy giảm. * Hướng khắc phục: Thực hiện tốt chính sách dân số, kế hoạch hoá gia đình. 3 Phân bố dân cư và các loại hình quần cư Trả lời: Đặc điểm phân bố dân cư nước ta không đồng đều: - Dân cư tập trung đông đúc ở đồng bằng và duyên hải. - Dân cư thưa thớt ở miền núi và cao nguyên. - Các đô thị lớn đông dân tập trung ở miền đồng bằng và ven biển. - Dân cư nông thôn chiếm 76%, dân cư thành thị 24%. * Giải thích: -Do ảnh hưởng địa hình đồi, núi, giao thông khó khăn. -Khí hậu khắc nghiệt. -Tập quán canh tác trồng lúa nước ở đồng bằng Hướng khắc phục: Phân bố lại dân cư, lao động. - Đa dạng hoá các hoạt động kinh tế ở nông thôn. - Tăng cường hoạt động công nghiệp - dịch vụ ở thành thị. - Đa dạng hoá các loại hình đào tạo, hướng nghiệp dạy nghề. b. So sánh quần cư nông thôn và quần cư đô thị: Loại hình Đặc điểm Quần cư nông thôn Quần cư đô thị 1. Tên điểm quần cư Làng,ấp, bản, buôn Phố, phường ... 2. Chức năng kinh tế Nông – lâm nghiệp Công nghiệp- dịch vụ 3.Mật độ dân số Thấp Cao 4. Kiến trúc phân bố nhà ở Phân bố trải rộng theo lãnh thổ Nhà ống.Chung cư cao tầng ... san sát 4. Lao động việc làm, chất lượng cuộc sống a. Lao động * Về số lượng: * Về chất lượng: * Về phân bố: * Tình hình sử dụng lao động: b. Việc làm: Trả lời: -Việc làm đang là vấn đề gay gắt lớn ở nước ta là do: Nước ta có nguồn lao động dồi dào trong điều kiện kinh tế chưa phát triển, tạo nên sức ép rất lớn đối với việc làm. - Đặc điểm vụ mùa của nông nghiệp và sự phát triển nghề ở nông thôn còn hạn chế, nên tình trạng thiếu việc làm lớn (năm 2003 tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn cả nước là 22,3%). - Ở các khu vực thành thị của cả nước tỉ lệ thất nghiệp tương đối cao. - Đặc biệt là số người trong độ tuổi lao động trong những năm gần đây đã tăng cao trong khi số việc làm không kịp tăng. c. Chất lượng cuộc sống 3. Củng cố: Làm bài tập thực hành sau đây: Bài 1: Cho bảng số liệu sau đây về dân số Việt Nam trong thời kì 1954 – 2003 (đơn vị : triệu người) Năm 1954 1960 1965 1970 1976 1979 1989 1999 2003 Số dân 23,8 32,0 34.9 41,1 49,2 52,7 64,4 76,3 80,9 a) Vẽ biểu đồ thể hiện tình hình tăng dân số nước ta qua các năm. b) Nhận xét và giải thích tại sao tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số nước ta đã giảm nhưng dân số vẫn tăng? Hướng dẫn trả lới a) Vẽ biểu đồ cột (Chú ý khoảng cách giữa các năm) b) – Nhận xét: + Dân số nước ta tăng nhanh, liên tục qua các năm. + Từ 1954 đến 2003 trong vòng 49 năm tăng thêm 57,1 triệu người gần gấp 2,5 lần , đặc biệt tứ 1960 đến 1979 nảy sinh sự bùng nổ dân số ở nước ta. - Giải thích : tỉ lệ gia tăng dân số của nước ta đã giảm nhưng dân số vẫn tăng nhanh do qui mô dân số lớn , tỉ lệ người ở độ tuổi sinh đẻ cao ,tỉ lệ tử ở mức ổn định thấp . 2/Cho bảng số liệu sau: Cơ cấu DS theo độ tuổi ở nước ta(đơn vị %) Năm Số dân (triệu người) Tỉ lệ dân số phâ theo nhóm tuổi (%) 0->14 tuổi 15->59 tuổi Từ 60 trở lên 1979 52.4 42.5 50.4 7.1 1989 64.4 39.0 53.8 7.2 1999 76.6 33.1 59.3 7.6 a/ Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu nhóm tuổi của dân số nước ta? b/ Hãy nêu nhận xét sự thay đổi dân số và cơ cấu dân số phân theo nhóm tuổi trong thời kì 1979-1999 c/ Giải thích nguyên nhân của sự thay đổi đó? d /Nêu những thuận lợi và khó khăn ? Biện pháp khắc phục? a/ Vẽ biểu đồ: Hình tròn (ba biểu đồ hìmh tròn có kích thước không bằng nhau) b/Nhận xét: -Sự thay đổi cơ cấu theo nhóm tuổi: +Tỉ trọng nhóm tuổi 0 -> 14 tuổi giảm nhanh(9.4%) +Tỉ trọng nhóm tuổi 15 -> 59 tuổi tăng nhanh (8.9%) +Tỉ trọng nhóm tuổi 60 trở lên tăng nhưng chậm(tăng 0.5%) ->Cơ cấu DS theo nhóm tuổi của nước ta có sự thay đổi theo xu hướng: chuyển dần từ kết cấu dân số trẻ sang kết cấu dân số già -Sự thay đổi quy mô dân số lớn: Quy mô dân số ngày càng lớn, trung bình mổi năm có thêm hơn 1 triệu người +Từ 1979- 1989 tăng thêm 11.7 triệu người +Từ 1989- 1999 tăng thêm 11.9 triệu người c/Giải thích: -Do kết quả của việc thực hiện chính sách dân số và KHHGĐ nên tỉ suất sinh của nước ta đã giảm dần -Chất lượng cuộc sống của dân cư được cải thiện nên tuổi thọ trung bình của dân cư tăng -Quy mô dân số ngày càng lớn, tỉ suất sinh tuy đã giảm nhưng dân số tăng hàng năm vẫn còn nhiều, do số người trong độ tuổi sinh đẻ ngày càng lớn 3/Cho bảng số liệu sau Tỉ lệ dân số độ thị VN thời kì 1975- 2003 Năm 1975 1979 1985 1989 1995 1999 2003 Tỉ lệ DS độ thị (%) 21.5 19.2 19.0 20.1 20.0 23.5 25.4 a/Vẽ biểu đồ thể hiện tỉ lệ dân số đô thị VN thời kì 1975- 2003 b/Nhận xét và giải thích về quá trình đô thị hoá ở nước ta? Hướng dẫn trả lời a/Vẽ biểu đồ: HS vẽ biểu đồ cột dọc b/Nhận xét và giải thích:-Quá trình đô thị hoá ở nước ta diễn ra chậm và không ổn định, tỉ lệ dân đô thị còn thấp, phản ánh trình độ CNH của nước ta còn thấp. -Tỉ lệ dân thành thị rất chênh lệch giữa các vùng, cho thấy quá trình CNH, đô thị hoá ở nước ta diễn ra không đều giữa các vùng. +Các vùng đồng bằng và ven biển (Đông Nam Bộ, DH NTB, ĐBSH…) có tỉ lệ dân đô thị khá cao, do các đô thị hoá tập trung chủ yếu ở đồng bằng và ven biển. +Tỉ lệ dân đô thị ở trung du và miền núi còn thấp, do đa số các đô thị là đô thị nhỏ mới được hình thành trong quá trình đẩy mạnh CNH 4. Dặn dò a. Hoàn thành các nội dung ôn tập về địa lí dân cư. b. Chuẩn bị bài sau: Hoàn thành phiếu học tập sau, giờ sau ôn tập địa lí kinh tế: Tiết 18: ÔN TẬP ĐỊA LÍ KINH TẾ Tuần 10 Ngày dạy: Ngày soạn: I MỤC TIÊU 1. Kiến thức: HS cần nắm được các nội dung sau: - Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, những thành tựu và những khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế. -Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố và phát triển của nông nghiệp và công nghiệp. -Đặc điểm phát triển và phân bố của nền nông nghiệp nước ta (cây trồng, vật nuôi, lâm nghiệp, thuỷ sản), công nghiệp, dịch vụ. 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng lập sơ đồ về mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố nông nghiệp, công nghiệp. - Kĩ năng đọc và khai thác kiến thức từ bản đồ, lược đồ. - Kĩ năng xử lý số liệu thống kê theo yêu cầu cho trước. - Kĩ năng vẽ biểu đồ các dạng khác nhau và rút ra nhận xét từ biểu đồ. 3. Thái độ: Bảo vệ môi trường và các nguồn tài nguyên thiên nhiên. II CHUẨN BỊ 1 giáo viên: Bản đồ kinh tế chung. 2. Học sinh: Làm phiếu học tập giáo viên giao III TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG 1 Bài cũ: Giáo viên kiểm tra việc hoàn thành làm phiếu học tập của học sinh. 2 Bài ôn tập: TIẾT 18 KIỂM TRA VIẾT I MỤC TIÊU - Kiểm tra đánh giá mức độ hiểu và nắm vững các đặc điểm chính về địa lí dân cư và địa lí kinh tế. - Kiểm tra đánh giá kĩ năng vẽ, đọc, phân tích biểu đồ tròn, miền đường biểu diễn và giải thích nguyên nhân. II CHUẨN BỊ 1 giáo viên: Phô tô đề, đáp án và biểu điểm. 2 Học sinh: Ôn tập kiến thức đã học. Mang dụng cụ vẽ biểu đồ. III TIẾN TRÌNH BÀI KIỂM TRA 1 Kiểm tra sĩ số. 2 Phát đề 3 Thu bài: Kiểm tra bài và nhận xét thái độ làm bài của học sinh. 4 Dặn dò: Tìm hiểu vị trí, đặc điểm tự nhiên, dân cư xã hội của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ. 1. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU KIỂM TRA: - Đánh giá về kiến thức, kĩ năng ở 3 mức độ nhận thức: Biết, hiểu và vận dụng của học sinh sau khi học 2 chủ đề Địa lí dân cư (5 tiết) và Địa lí kinh tế 11 (3 tiết) - Đánh giá kết quả học tập của học sinh nhằm điều chỉnh nội dung dạy học và giúp đỡ học sinh một cách kịp thời. 2. XÁC ĐỊNH HÌNH THỨC KIỂM TRA: Hình thức kiểm tra: tự luận 3. XÂY DỰNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA: Đề kiểm tra giữa kì học kì I, Địa lí 9, chủ đề và nội dung kiểm tra với số tiết là: 16 tiết (100 %), phân phối cho chủ đề và nội dung như sau: Địa lí dân cư (5 tiết = 30%), Địa lí kinh tế (11 tiết =70 %) Trên cơ sở phân phối số tiết như trên, kết hợp với việc xác định chuẩn quan trọng tiến hành xây dựng ma trận đề kiểm tra như sau: MA TRẬN Chủ đề (nội dung, chương bài)/Mức độ nhận thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng cấp độ thấp Vận dụng cấp độ cao ĐỊA LÍ DÂN CƯ - Nêu được một số đặc điểm về dân tộc Việt Nam và biết được trình độ phát triển kinh tế khác nhau, chung sống đoàn kết, cùng xây dựng và bảo vệ tổ quốc - Trình bày được đặc điểm dân số nước ta - Trình bày được tình hình phân bố dân cư nước ta - Nhận biết được quá trình đô thị hóa ở nước ta - Trình bày được đặc điểm nguồn lao động nước ta - Trình bày được sự phân bố các dân tộc ở nước ta - Trình bày được nguyên nhân và hậu quả của sự gia tăng dân số ở nước ta - Phân biệt được các loại hình quàn cư thành thị và nông thôn theo chức năng và hình thái quần cư - Biết được sức ép của dân số đối với giải quyết việc làm - Phân tích bảng số liệu, thống kê - Phân tích bảng số liệu về mật độ dân số - Vẽ và phân tích biểu đồ dân số, bảng số liệu 30%= 3đ 2đ = 67% 1đ= 33.% 0đ = 0% 0đ = 0% ĐỊA LÍ KINH TẾ - Trình bày được tình hính phát triển và phân bố của sản xuất nông nghiệp - Trình bày được tình hính phát triển và phân bố của sản xuất công nghiệp - Biết sự phân bố một số ngành công nghiệp trọng điểm - Biết được cơ cấu và vai trò của ngành dịch vụ - Biết được các đặc điểm phân bố các ngành dịch vụ nói chung - Thấy được chuyển dịch cơ cấu kinh tế là nét đặc trưng của công cuộc đổi mới - Phân tích được các nhân tố tự nhiên, kinh tế-xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp - Phân tích được các nhân tố tự nhiên, kinh tế-xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp - Trình bày được tình hình phát triển và phân bố của một số nghành dịch vụ - Vẽ và phân tích biểu đồ 70%= 7đ 1đ= 10% 3đ= 30% 0đ = 0% 3đ=30% 100%= 10đ 3đ= 30% 4đ=40 % 0đ = % 3đ= 30% ĐỀ KIỂM TRA TỪ MA TRẬN: SỰ PHÂN HÓA LÃNH THỔ TIẾT 19 BÀI 17: VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ Ngày dạy: Ngày soạn: I MỤC TIÊU 1 Kiến thức: - Nắm được ý nghĩa vị trí địa lí, những thế mạnh và khó khăn cơ bản của điều kiện tự nhiên. Đặc biệt dân cư, xã hội của vùng.
File đính kèm:
- giao an dia 9 ki 1 chi tiet chuan kien thuc.doc