Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Chương trình cả năm - Năm học 2010-2011

I/MỤC TIÊU:

1-Kiến thức:

-Học sinh biết được mục đích ý nghĩa của công tác khảo nghiệm giống cây trồng.

-HS biết được nội dung của các thí nghiệm so sánh giống cây trồng, kiểm tra kỹ thuật, sản xuất quảng cáo trong hệ thống khảo nghiệm giống cây trồng.

2-Kỹ năng:

Rèn luyện kỹ năng nhận xét, phân tích, so sánh.

3-Thái độ:

-Có nhận thức đúng đắn và thái độ tôn trọng đối với các nghề nghiệp trong lĩnh vực sản xuất nông lâm, ngư, nghiệp qua đó góp phần định hướng nghề nghiệp trong tương lai của bản thân.

Liên hệ:-Ảnh hưởng của giống mới đến hệ sinh thái, đến cân bằng hệ sinh thái môi trường

II/PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

-Tìm hiểu, sưu tầm các số liệu về tình hình sản xuất nông, lâm nghiệp ở địa phương.

-Tranh vẽ Hình2.1,hình2.2, hình2.3.

III/PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:

Nghiên cứu SGK, quan sát tranh, thảo luận nhóm.

IV/KIẾN THỨC TRỌNG TÂM:

-Mục đích, ý nghĩa khảo nghiệm giống cây trồng.

-Các loại thí nghiệm giống cây trồng

V/TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC :

 1-Ổn định tổ chức lớp:(1ph)

 2-Kiểm tra bài cũ: Giới thiệu Phần1:NÔNG, LÂM, NGƯ NGHIỆP

 3-Giảng bài mới:(35ph)

I/MỤC TIÊU:

1-Kiến thức:

-Học sinh biết được mục đích của công tác sản xuất giống cây trồng.

-Nắm đựơc hệ thống sản xuất giống cây trồng .

-Biết được quy trình sản xuất giống cây trồng .

2-Kỹ năng:

Quan sát , phân tích ,so sánh.

3-Thái độ:

II/PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

- Sơ đồ H3.1, H3.2,H3.3, H4.1, Tranh vẽ H4.2.

-Phiếu học tập.

III/PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:

Nghiên cứu SGK, quan sát sơ đồ, tranh vẽ, thảo luận nhóm

IV/KIẾN THỨC TRỌNG TÂM:

 -Mục đích của công tác sản xuất giống cây trồng .

 -Quy trình sản xuất giống cây trồng

V/TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC :

 1-Ổn định tổ chức lớp:(1ph)

 2-Kiểm tra bài cũ:(4ph)

 1/Tại sao phải khảo nghiệm giống cây trồng trước khi đưa vào sản xuất đại trà?

 2/Mục đích của các loại thí nghiệm khảo nghiệm giống cây trồng ?

 Đáp án

1/Vì mọi tính trạng và đặc điểm của giống cây trồng thường chỉ biểu hiện ra trong những điều kiện ngoại cảnh nhất định.

 2/Mục đích:

 -Thí nghiệm so sánh giống cây trồng

 -Thí nghiệm kiểm tra kỹ thuật.

 -Thí nghiệm sản xuất quảng cáo.

3-Giảng bài mới:(35ph)

 

doc129 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 658 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Chương trình cả năm - Năm học 2010-2011, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ảnh hưởng
Môi trường sống
Ảnh hưởng xấu
Nguyên nhân
Biện pháp
? Theo em ,người dùng thuốc hoá học bảo vệ thực vật phải làm gì để khắc phục những mặt hạn chế của thuốc?
-Gợi ý :
+Nên dùng thuốc khi nào ?
+Loại gì ?
Cách dùng ?
Liên hệ với địa phương.
Nghe GV đặt vấn đề cho bài học 
HS ghi nhanh câu hỏi vào giấy nháp .Đọc phần I SGK suy nghĩ trả lời:
Thuốc hoá học bảo vệ thực vật có phổ độc rộng nên nó vừa độc với sâu bệnh vừa độc với cây trồng và các loài sinh vật có ích khác 
VD diệt cá ,ếch .....
Dùng tuỳ tiện dẫn đến hiện tượng một số sâu bệnh kháng thuốc 
Đọc phần II của bài ,thảo luận cả lớp .
+Khi phun thuốc trên đồng ruộng thuốc đi tới đâu (ngoài cơ thể sâu và vết bệnh ) ,bám lên cây trồng ,tan trong nước ,trong đất....làm chết SV có ích ,chết cây....
Đọc phần III SGK tham gia thảo luận và tìm ra các biện pháp khắc phục
I/ẢNH HƯỞNG XẤU CỦA THUỐC HÓA HỌC BẢO VỆ THỰC VẬT ĐẾN QUẦN THỂ SINH VẬT: (15 ph)
-Thuốc hóa học bảo vệ thực vật thường có phổ độc rộng với nhiều loại sâu nên được sử dụng rất linh hoạt. Sử dụng với nồng độ cao, tổng lượng caoà tác động đến mô, tế bào của cây trồng gây ra hiệu ứng cháy, táp lá, thân, làm ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây dẫn đến giảm năng suất và chất lượng nông sản.
-Khi sử dụng không hợp lýàtác động xấu đến quần thể sinh vật có ích trên đồng ruộng, trong đất , trong nước; làm phá vỡ thế cân bằng đã ổn định của quần thể sinh vật
 -Sử dụng một số loại thuốc liên tục hoặc nhiều loại thuốc có tính năng giống nhau àlàm xuất hiện các quần thể dịch hại kháng thuốc.
II/ẢNH HƯỞNG XẤU CỦA THUỐC HÓA HỌC BẢO VỆ THỰC VẬT ĐẾN MÔI TRƯỜNG : 10 ph)
-Do sử dụng không hợp lí: nồng độ, liều lượng quá cao,Thời gian cách ki ngắn àô nhiễm môi trường đất , nước , không khí và nông sản.
-Thuốc hóa học bảo vệ thực vật với lượng lớn, tích lũy trong lương thực, thực phẩmàTác động xấu đến sức khỏe của con ngươì và nhiều loại vật nuôi ..
-Từ đất , nướcthuốc hóa học bảo vệ thực vật đi vào cơ thể động vật thủy sinh và nông sản, thực phẩmà vào cơ thể con người gây ngộ độc và gây một số bệnh hiểm nghèo.
III/BIỆN PHÁP HẠN CHẾ NHỮNG ẢNH HƯỞNG XẤU CỦA THUỐC HÓA HỌC BẢO VỆ THỰC VẬT : (10 ph)
-Chỉ sử dụng thuốc hóa học bảo vệ thực vật khi dịch hại tới ngưỡng gây hại.
 -Sử dụng các loại thuốc có tính chọn lọc cao; phân hủy nhanh trong môi trường .
 -Sử dụng đúng thuốc, đúng thời gian, đúng nồng độ và liều lượng.
 -Trong quá trình bảo quản, sử dụng thuốc hóa học bảo vệ thực vật cần tuân thủ quy định về an toàn lao động và vệ sinh môi trường .
 -Bảo đảm thời gian cách li.
 -Chỉ dùng thuốc được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép.
4- Củng cố và luyện tập:(4ph)
Những hạn chế của thuốc hóa học bảo vệ thực vật ? nêu một vài ví dụ minh họa?
Đáp án:
-Ảnh hưởng xấu của thuốc hóa học bảo vệ thực vật đến quần thể sinh vật và môi trường .
5- Dặn dò:(1ph)
	--Trả lời câu hỏi cuối bài.
	-Xem trước bài 20,
	-Sưu tầm tranh ảnh, mẫu vật về chế phẩm bảo vệ thực vật.
6/ Rút kinh nghiệm:
››››››¬Ë¬šššššš
TuÇn : Ngµy so¹n: 5.1.2011
TiÕt: 23 ngµy d¹y:
Bài 20: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ VI SINH SẢN XUẤT CHẾ PHẨM BẢO VỆ THỰC VẬT
I/MỤC TIÊU:
1-Kiến thức:
-Học sinh biết được thế nào là chế phẩm sinh học bảo vệ thực vật.
-Biết được cơ sở khoa học của quy trình sản xuất chế phẩm vi khuẩn, vỉut, nấm trừ sâu.
2-Kỹ năng:	-Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh.
 3-Thái độ:-Có ý thức vận dụng công nghệ vi sinh vào thực tiễn sản xuất chế phẩm bảo vệ thực vật
II/PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
	-Sơ đồ H20.1; H20. 2; H20.3.
III/PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
	Nghiên cứu SGK, Đàm thoại, phát hiện vấn đề.
IV/KIẾN THỨC TRỌNG TÂM:
	-Chế phẩm vi khuẩn trừ sâu.
	-Chế phẩm virut trừ sâu.
	-Chế phẩm nấm trừ sâu.	 
V/TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC :
	1-Ổn định tổ chức lớp:(1ph)
	2-Kiểm tra bài cũ:(4ph)
	Hoàn thành bảng sau:
Đối tượng bị ảnh hưởng
Ảnh hưởng xấu của thuốc hóa học
Biện pháp hạn chế
Quần thể sinh vật
Môi trường
	GV chuẩn bị nội dung trả lời trên phiếu, HS lên bảng gắn vào từng ô tương ứng.
	3-Giảng bài mới:(35ph)
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY 
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 
NỘI DUNG
?Em hãy cho biết các biện pháp phòng trừ tổng hợpsâu bệnh ?Trong các biện pháp đó biện pháp nào mang lại hiệu quả cao và an toàn ?
GV : Trong các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại thì biện pháp sinh học mang lại hiệu quả cao và an toàn nhất .Ngoài việc bảo vệ các thiên địch, người ta còn tạo ra các sản phẩm từ vi sinh vật để diệt trừ sâu bệnh hại .àGhi đề bài.
? Theo em chế phẩm sinh học bảo vệ cây trồng là gì?
?Chế phẩm sinh học diệt trừ sâu hại có đặc điểm gì được ưa chuộng?
GV treo tranh vẽ sơ đồ H 20.1 phóng to lên bảng cho HS thảo luận trả lời các câu hỏi :
?Vi khuẩn dùng sản xuất chế phẩm trừ sâu là loại nào? Có đặc điểm gì?
?Nêu đặc điểm hình thái và tính chất của tinh thể Prôtêin độcở vi khuẩn Baccillus thuringiens 
? Bản chất của thuốc trừ sâu Bt là gì?
Gọi HS lên bảng chỉ trên hình và giải thích quy trình sản xuất chế phẩm trừ sâu Bt 
?Nêu tác dụng của thuốc trừ sâu Bt?
GV Một dạng chế phẩm sinh học khác là dùng ngay cơ thể sinh vật cho nhiễm vào sâu hạiđó là chế phẩm virut và chế phẩm nấm trừ sâu.
GV cho HS thảo luận:
? Vì sao khi bị nhiễm virut cơ thể sâu trở nên mềm nhũn?
GV treo tranh phóng to H 20.2
?Dựa vào H 20.2 em hãy mô tả quá trình sản xuất chế phẩm virut trừ sâu?
? Nêu sự khác biệt về thành phần và phương thức diệt trừ sâu hại giữa chế phẩm Bt và NPV
Cho HS nghiên cứu SGK hoàn thành phiếu học tập:
So sánh hai loại nấm túi và nấm phấn trắng
Nấm túi
Nấm phấn trắng
Đối tượng
trừ 
Đặc điểm của sâu nhiễm nấm
GV treo tranh vẽ H 20.3 SGK gọi một HS lên trình bày quy trình.
?Nêu tác dụng của chế phẩm Bb?
HS trả lời.
Chú ý nghe Gv nêu vấn đề của bài học
HS suy nghĩ trả lời :
Là sản phẩm diệt trừ sâu hại có nguồn gốc sinh vật.
Không độc hại cho người và môi trường.
Thảo luận và trả lời các câu hỏi của GV.
HS lên bảng giải thích quy trình , những em khác chú ý lắng nghe và bổ sung
HS lên bảng giải thích quy trình , những em khác chú ý lắng nghe và bổ sung
HS thảo luận và hoàn thành phiếu học tập
Môi trường nhân sinh khối(cám,
Ngô,đường
HS lên bảng giải thích quy trình , những em khác chú ý lắng nghe và bổ sung
I/CHẾ PHẨM VI KHUẨN TRỪ SÂU: (13 ph)
1/Cơ sở khoa học:
 -Vi khuẩn có tinh thể prôtêin độc ở giai đoạn bào tử, những tinh thể này rất độc đối với một số loại sâu bọ nhưng lại không độc đối với nhiều loài khác . Sau khi nuốt phải bào tử có tinh thể protein độc, cơ thể sâubọ bị tê liệt và bị chết sau 2- 4 ngày.
 -Từ vi khuẩn Baccillus thuringiens sản xuất thuốc trừ sâu Bt.
2/Quy trình sản xuất chế phẩm Bt theo sơ đồ:
Giống gốc
Chuẩn bị MT
Khử trùng MT
Cây giống SX
Ủ và theo dõi 
Thu hoạch và tạo dạng chế phẩm :
-Nghiền lọc, bổ sung phụ gia.
-Sấy khô.
-Đóng gói, bảo quản.
Sản xuất giống cấp1 
3-Tác dụng: Chế phẩm Bt trừ sâu róm thông, sâu tơ, sâu khoang hại rau cải, súp lơ
II/CHẾ PHẨM VIUR TRỪ SÂU: (11 ph)
1/Cơ sở khoa học:
 -Hiện nay phát hiện hơn 200 bệnh virut ở 200 loài sâu bọ.
 -Ở giai đoạn sâu non, dễ bị nhiễm vi rut nhất.
 -Khi mắc bệnh vi rut, cơ thể sâu mềm nhũn, màu sắc, độ căng biến đổi.
2/Quy trình sản xuất chế phẩm virut trừ sâu NPV theo sơ đồ sau:
Nuôi sâu giống
Chế biến thức ăn nhân tạo
Nuôi sâu hàng loạt
Nhiễm virut cho sâu
Pha chế chế ph.
-Thu thập sâu, bệnh.
-Nghiền, lọc.
-Li tâm.
-Thêm chất phụ gia
 Sấy khô
 Kiểm tra
 chất lượng
Đóng gói
3-Tác dụng:Chế phẩm NPV trừ sâu róm thông, sâu đo, sâu xanh hại bông, đay, thuốc lá
II/CHẾ PHẨM NẤM TRỪ SÂU: 
(11 ph)
1-Cơ sở khoa học:
Có nhiều nhóm nấm :
 -Nấm túi: Kí sinh trên nhiều loại sâu bọ và rệp khác nhau, làm cho cơ thể sâu bị trương lên. Nấm càng phát triển thì cơ quan của sâu bọ càng bị ép vào thành cơ thểà sâu bọ yếu rồi chết.
 -Nấm phấn trắng Làm cho cơ thể sâu bị cứng lại và trắng ra như rắc bột. Sâu bị chết sau vài ngày nhiễm bệnh. Từ nấm phấn trắng sản xuất chế phẩm nấm Beauveria bassiana trừ sâu hại.
2- Quy trình công nghệ sản xuất nấm trừ sâu theo sơ đồ:
Rải mỏng để hình thành bào tử trong điều kiện thoáng khí
Giống thuần chủng
Thu sinh khối nấm
-Sấy, đóng gói.
-Bảo quản.
-Sử dụng
3-Tác dụng: Chế phẩm Bb trừ sâu róm thông, sâu đục thân ngô, rầy nâu hại lúa, bọ cánh cứng hại khoai tây
4-Củng cố và luyện tập:(4ph)
Hoàn thành bảng sau:
Loại chế phẩm
Cơ sở khoa học
Quy trình kỹ thuật
Tác dụng
Chế phẩm vi khuẩn trừ sâu
Chế phẩm virut trừ sâu
Chế phẩm nấm trừ sâu
GV ghi sẵn nội dung lên phiếu HS lên bảng gắn vào từng ô tương ứng
5-Dặn dò:(1ph)
-Trả lơì câu hỏi cuối bài.
-Xem trước bài 21 , chuẩn bị nội dung ôn tập
6/ Rút kinh nghiệm:
››››››¬Ë¬šššššš
TuÇn : Ngµy so¹n: 5.1.2011
TiÕt: 24 ngµy d¹y:
Chương III. BẢO QUẢN , CHẾ BIẾN NÔNG – LÂM - THUỶ SẢN
BÀI 40: MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CỦA CÔNG TÁC BẢO QUẢN, CHẾ BIẾN , NÔNG LÂM, THUỶ SẢN
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
Hiểu được mục đích và ý nghĩa của bảo quản, chế biến nông lâm thuỷ sản
Biết được đặc điểm cơ bản của nông lâm, thuỷ sản và ảnh hưởng của điều kiện môi trường đến chất lượng nông , lâm thuỷ sản trong bảo quản, chế biến
2. Thái độ: 
Giúp hs có thái độ tích cực trong việc bảo quản và chế biến nông lâm thuỷ sản
3. Rèn luyện:
Hs rèn luyện kĩ năng phân tích, tìm hiểu thực tế.
II. PHƯƠNG PHÁP:
Giảng giải, vấn đáp.
III. TRỌNG TÂM: 
Ảnh hưởng của môi trường đến nông lâm thuỷ sản
IV. CHUẨN BỊ:
SGK và tài liệu tham khảo
V. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp:(1ph)
2. Kiểm tra bài cũ:(4ph)
3. Nội dung bài giảng:(35ph) Vào bài mới
Hoạt động giáo viên
Hoạt động hs
Nội dung
Quan sát sgk và hình vẽ, những việc ở gai đình thường làm hãy cho biết mục đích và ý nghĩa của việc bảo quản và chế biến? 
Người ta bảo quản như những hình thức nào?
việc chế biến nông, lâm, thuỷ sản? có ý nghĩa gì? Ví dụ?
Những sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản nào chứa hàn lượng pto, vtm, lipit, tinh bột cao? 
Sản phẩm nào nhiều nước?
sản phẩm nào dễ bị nhiễm VSV. 
sản phẩm nào được sử dụng trong công nghiệp chế biến?
đk môi trường như thế nào mà có ảnh hưởng đến hoạt động của VSV, đv, và sự biến tính 

File đính kèm:

  • docGA cong nghe 10 Yen.doc