Giáo án Công nghệ 9 - Tuần 16 - Tiết 16

I. MỤC TIÊU: Học xong tiết này cần đạt được:

1. Kiến thức:

- Các dụng cụ , vật liệu dùng trong lắp đặt.

- Các loại đồng hồ đo điện, nối dây dẫn điện.

- Lắp các mạch điện của bảng điện.

- Nhận dạng và cách lắp đặt các thiết bị này trên bảng điện và vào mạch điện.

2. Kĩ năng: - Kĩ năng sử dụng và bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị.

3. Thái độ: - Ham thích môn học, làm việc có khoa học.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Các câu hỏi theo hệ thống đề cương.

2. Học sinh: Ôn tập các dạng câu hỏi theo đề cương ôn tập.

III. PHƯƠNG PHÁP: Hoạt động cá nhân, hỏi đáp.

IV. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY – GIÁO DỤC:

1. Ổn định lớp:

 

doc2 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1685 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 9 - Tuần 16 - Tiết 16, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 16
Tiết: 16
	ÔN TẬP HỌC KÌ I
I. MỤC TIÊU:	Học xong tiết này cần đạt được:
1. Kiến thức:
- Các dụng cụ , vật liệu dùng trong lắp đặt.
- Các loại đồng hồ đo điện, nối dây dẫn điện.
- Lắp các mạch điện của bảng điện.
- Nhận dạng và cách lắp đặt các thiết bị này trên bảng điện và vào mạch điện.
2. Kĩ năng: - Kĩ năng sử dụng và bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị.
3. Thái độ: - Ham thích môn học, làm việc có khoa học.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Các câu hỏi theo hệ thống đề cương.
2. Học sinh: Ôn tập các dạng câu hỏi theo đề cương ôn tập.
III. PHƯƠNG PHÁP: Hoạt động cá nhân, hỏi đáp.
IV. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY – GIÁO DỤC:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Ôn tập ( 25 phút )
1. GV: Nêu các đặc điểm của nghề điện?
2. GV: nêu tên các vật liệu dùng trong mạng điện trong nhà?
3. Kể tên một số dụng cụ cơ bản dùng trong lắp đặt điện, công dụng của những dụng cụ đó.
4. Kể tên một số dụng cụ và thiết bị điện trong mạng điện sinh hoạt? , công dụng 
5. Nêu yêu cầu của mối nối? Các loại mối nối và công dụng của những mối nối đó? Các bước tiến hành khi nối dây? 
6 Cách sử dụng đối với đèn ống huỳnh quang 
1. Đối tượng lao động của nghề điện: Mục đích lao động. Công cụ lao động. Điều kiện lao động. Yêu cầu của nghề.
2. Vật liệu dẫn điện: Dùng để chế tạo các phần tử dẫn điện trong thiết bị điện, dùng làm đường dây truyền tải và phân phối điện
- Vật liệu cách điện là vật liệu không cho dòng điện chạy qua. VLCĐ được dùng để cách li các phần tử dẫn điện với nhau và giữa phần dẫn điện với các bộ phận không có điện khác.
3. tên một số dụng cụ cơ bản dùng trong lắp đặt điện, công dụng.
a. Tua vít: Dùng để lắp đặt, tháo lắp các thiết bị điện
b. Kìm điện: Dùng để giữ, vặn các chi tiết hoặc để uốn, cắt, tuốt vỏ dây điện.
c. Khoan: Dùng để khoan lỗ của các chi tiết cần lắp đặt.
d. Thước: Dùng để đo chiều dài, khoảng cách cần lắp đặt.
e. Panme: Khi cần đo chính xác đường kính của dây.
g. Búa: Dùng để đóng và nhổ đinh.
h. Cưa sắt: Dùng để cưa, cắt các ống nhựa và kim loại.
4. Trong mạng điện sinh hoạt thường có những thiết bị điện sau:
a. Ổ điện: Là thiết bị dùng để lấy điện cho các đồ dùng điện.
b. Phích cắm Là thiết bị lấy điện từ ổ điện cho các đồ dùng điện.
c. Cầu chì: Là thiết bị bảo vệ an toàn cho các đồ dùng điện, mạch điện khi xảy ra sự cố ngắn mạch hoặc quá tải.
e. Cầu dao: Là thiết bị đóng, cắt dòng điện bằng tay.
f. Áp tô mát: Là thiết bị phối hợp cả 2 chức năng của cầu chì và cầu dao, tự động bảo vệ mạch điện khi ngắn mạch hoặc quá tải.
5. Yêu cầu của mối nối:
- Yêu cầu về kỹ thuật: Điện trở mối nối càng nhỏ càng tốt, chỗ nối phải đảm bảo cho dòng điện truyền qua dễ dàng. Muốn vậy các mặt tiếp điện phải sạch, diện tích tiếp xúc đủ lớn và mối nối phải chặt.
- Phải có đủ độ bền cơ học để chịu được sức căng của dây.
- Đảm bảo về mặt mỹ thuật, gọn nhẹ…
* Các loại mối nối và công dụng:
* Các bước tiến hành: Khi tiến hành nối dây dẫn đều phải thực hiện đầy đủ các bước sau:
- Bóc vỏ cách điện và làm sạch lõi cho đến ánh kim loại.
- Tiến hành nối bằng tay hoặc dụng cụ.
- Hàn mối nối.
- Bọc cách điện mối nối.
6. Cách sử dụng đối với đèn ống huỳnh quang 
Cách sử dụng: Để đèn huỳnh quang được lâu, bền cần lưu ý:
+ Chọn tắt te thích hợp với công suất của bón đèn.
+ Chọn chấn lưu phù hợp với điện áp và công suất của bóng đèn.
+ Cần hạn chế số lần tắt - mở đèn.
Hoạt động 2: Sơ đồ nguyên lí ( 18 phút )
Vẽ sơ đồ nguyên lí:
Mạch điện của công tơ điện.
Mạch điện bảng điện ( 2 cầu chì, 1 công tắc, 1 ổ cắm).
Mạch điện đèn ống huỳnh quang.
kwh
 1 2 3	4 A
 PT
 A	
 O
O
A	
V. Hướng dẫn về nhà: ( 02 phút )
- Vẽ tất cả các sơ đồ nguyên lí, lắp đặt trong các bài đã học.
- Chẩn bị tiết học sau kiểm tra học kì I: Thực hành lắp đặt mạch điện bảng điện.
	Năm căn , ngày 30 tháng 11 năm 2013
	 Tổ trưởng
	Nguyễn Thị Hạnh

File đính kèm:

  • doctuan 16.doc
Giáo án liên quan