Giáo án Công nghệ 8 - Tiết 23, 24

- Quan sát hình 2.8 và nhận xét

+ Ngoài nhà: Sân sạch sẽ, không có rác, không có lá rụng. Đồ đạc, cây cảnh được sắp xếp, sạch sẽ, ngăn nắp

+ Trong nhà: Chăn màn gấp gọn gàng. Dép guốc để cùng chiều với giường. Sách vở được xếp ngay ngắn trên bàn. Lọ hoa được chăm chút, quả tươi được đặt trong đĩa

- Quan sát hình 2.9 và nhận xét

+ Ngoài nhà:

- Đồ dùng để ngổn ngang.

 - Sân vườn bẩn, rác, lá rụng,.

 - Đường đi vướng víu.

Môi trường sống bị ô nhiễm.

+ Trong nhà:

- Chăn màn, guốc dép, sách vở, quần áo vứt bừa bãi. Phòng lộn xộn. I. Nhà ở sạch sẽ ngăn nắp:

a) Nhà ở sạch sẽ ngăn nắp:

- Ngoài nhà: không có rác, lá rụng (có bồ rác)

- Trong nhà: các đồ đạc được đặt ở vị trí tiện sử dụng, xếp ngăn nắp, gọn gàng.

b) Nhà ở lộn xộn thiếu vệ sinh:

- Ngoài nhà:

Sân đầy lá rụng, rác, đồ dùng để ngổn ngang.

-Trong nhà:

Đồ dùng vứt bừa bãi.

 

 

doc7 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 682 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 8 - Tiết 23, 24, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 12 Ngày soạn: 01/11/2014 
Tiết: 23 Ngày dạy: 04/11/2014	 
BÀI 10: GIỮ GÌN NHÀ Ở SẠCH SẼ, NGĂN NẮP
I: MỤC TIÊU: Thông qua tiết học này HS phải
1. Kiến thức:
- Hiểu được khái niệm nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp
- Biết giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp
2. Kĩ năng: 
- Sắp xếp được chỗ ở, nơi học tập của bản thân sạch sẽ, gọn gàng
3. Thái độ:
- Có ý thức giữ gìn vệ sinh và dọn dẹp nhà thường xuyên
4.Tích hợp bảo vệ môi trường: Biết giữ gìn nhà ở sạch đẹp ngăn nắp, bảo vệ môi trường sống
II: PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Chuẩn bị của giáo viên: Hình 2.8 và 2.9 SGK, phiếu học tập
2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc trước bài 10
III: TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp: - Kiểm diện sĩ số và vệ sinh lớp học
6A1:6A2: 
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3.Bài mới
a. Giới thiệu bài: Khi bước vào một ngôi nhà, tuy đơn giản mà sạch sẽ, ngăn nắp và vào một ngôi nhà bừa bộn, mất vệ sinh em có cảm giác như thế nào? 
 HS: Vào một ngôi nhà sạch sẽ, ngăn nắp sẽ cảm thấy thoải mái, dễ chịu còn vào căn nhà lộn xộn, bừa bãi sẽ cảm thấy không thoải mái.
Vậy làm thế nào để nhà ở luôn sạch sẽ ngăn nắp chúng ta đi vào bài học ngày hôm nay
b. Các hoạt động dạy và học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1 :Tìm hiểu nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp
- Yêu cầu học sinh quan sát hình 2.8 và nêu nhận xét (Ngoài nhà và trong nhà)
- Yêu cầu học sinh tiếp tục quan sát hình 2.9 và nêu nhận xét
- Quan sát hình 2.8 và nhận xét
+ Ngoài nhà: Sân sạch sẽ, không có rác, không có lá rụng. Đồ đạc, cây cảnh được sắp xếp, sạch sẽ, ngăn nắp
+ Trong nhà: Chăn màn gấp gọn gàng. Dép guốc để cùng chiều với giường. Sách vở được xếp ngay ngắn trên bàn. Lọ hoa được chăm chút, quả tươi được đặt trong đĩa
- Quan sát hình 2.9 và nhận xét
+ Ngoài nhà:
- Đồ dùng để ngổn ngang...
 - Sân vườn bẩn, rác, lá rụng,..
 - Đường đi vướng víu.
Môi trường sống bị ô nhiễm.
+ Trong nhà:
- Chăn màn, guốc dép, sách vở, quần áo  vứt bừa bãi. Phòng lộn xộn. 
I. Nhà ở sạch sẽ ngăn nắp:
a) Nhà ở sạch sẽ ngăn nắp:
- Ngoài nhà: không có rác, lá rụng (có bồ rác)
- Trong nhà: các đồ đạc được đặt ở vị trí tiện sử dụng, xếp ngăn nắp, gọn gàng.
b) Nhà ở lộn xộn thiếu vệ sinh:
- Ngoài nhà:
Sân đầy lá rụng, rác, đồ dùng để ngổn ngang.
-Trong nhà:
Đồ dùng vứt bừa bãi.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về cách giữ gìn nhà ở sạch sẽ ngăn nắp.
- Hàng ngày trong ngôi nhà của chúng ta diễn ra rất nhiều hoạt động như ăn uống, ngủ, nghỉ, nấu ăn nên nhà không còn sạch và ngăn nắp nữa.
-Nếu không thường xuyên giữ gìn sắp xếp gọn gàng, giữ vệ sinh, nhà ở sẽ như thế nào?
- Ngoài ra thiên nhiên cũng ảnh hưởng đến nhà ở như thế nào?
- Vậy sự cần thiết phải giữ gìn nhà ở sạch sẽ ngăn nắp là gì?
- Ở nhà em, ai là người làm công việc dọn dẹp nhà cửa và các công việc nội trợ?
+Đây là công việc phải làm thường xuyên và khá vất vả. Vậy mỗi thành viên tuỳ theo sức của mình cần đảm nhận 1 phần việc để giúp đỡ gia đình.
-Cần có nếp sống sinh hoạt như thế nào?
- Bản thân em cần làm những công việc gì?
- Vì sao phải dọn dẹp nhà ở thường xuyên.
-Nhà ở sẽ lộn xộn, bừa bãi, mất vệ sinh.
-Lá rụng, bụi bặm hoặc phân súc vật.
- Để đảm bảo sức khoẻ, tiết kiệm thời gian dọn dẹp, tăng vẻ đẹp cho nhà ở.
- Mẹ, chị, bà, mỗi người làm một việc.
- HS: chú ý nghe giảng
-Nếp sống sạch sẽ ngăn nắp, giữ vệ sinh cá nhân, gấp chăn gối gọn gàng các đồ vật sau khi sử dụng phải để đúng nơi quy định.
Không vứt rác bừa bãi.
- Tham gia công việc giữ vệ sinh nhà ở quét dọn nhà, xung quanh nhà, lau chùi bàn ghế đồ đạc, đổ rác đúng nơi quy định.
- Nếu làm thường xuyên sẽ mất ít thời gian và có hiệu quả tốt hơn.
II. Giữ gìn nhà ở sạch sẽ ngăn nắp:
1. Sự cần thiết phải giữ gìn nhà ở sạch sẽ ngăn nắp:
- Để đảm bảo sức khoẻ, tiết kiệm thời gian dọn dẹp, tăng vẻ đẹp cho nhà ở.
- Thường xuyên quét dọn lau chùi sắp xếp đồ đạc đúng vị trí để giữ nhà ở ngăn nắp sạch sẽ.
2. Các công việc cần làm để giữ gìn nhà ở sạch sẽ ngăn nắp:
a.Cần có nếp sống sinh hoạt như thế nào?
- Cần phải vệ sinh cá nhân gấp chăn gối gọn gàng để các vật dụng đúng nơi quy định.
b. Cần làm những công việc gì?
- Hàng ngày: Quét nhà, lau nhà dọn dẹp đồ đạc cá nhân gia đình làm sạch khu bếp, khu vệ sinh.
c. Vì sao phải dọn dẹp nhà ở thường xuyên.
Cần có nếp sống sạch sẽ ngăn nắp, sắp xếp đồ đạc gọn gàng, để đúng nơi quy định và phải làm đều đặn, thường xuyên.
4. Củng cố – đánh giá:
- GV: Nêu những công việc cần làm để giữ nhà ở sạch sẽ ngăn nắp?
- HS: Đọc phần ghi nhớ SGK
5.Nhận xét – Dặn dò
- Học thuộc vở ghi, trả lời câu hỏi SGK
- Đọc và chuẩn bị trước bài 11
IV: RÚT KINH NGHIỆM
Tuần: 12 Ngày soạn: 03/11/2014 
Tiết: 24 Ngày dạy: 06/11/2014	 
BÀI 11: TRANG TRÍ NHÀ Ở BẰNG MỘT SỐ ĐỒ VẬT ( TIẾT 1)
I: MỤC TIÊU: Thông qua tiết học này HS phải
1. Kiến thức:
- Hiểu được mục đích của việc trang trí nhà ở.
- Biết được công dụng của tranh ảnh, gương, rèm nhà cửa trong trang trí nhà ở.
2. Kĩ năng: 
 - Giáo dục ý thức thẩm mỹ, ý thức làm đẹp của mình.
3.Thái độ:
- Có ý thức trang trí nơi ở, chỗ học tập của mình bằng một số đồ vật
4. Tích hợp bảo vệ môi trường: Biết giữ gìn nhà ở sạch đẹp ngăn nắp, trang trí nhà ở bằng một số đồ vật
II: PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1.Chuẩn bị của giáo viên: MẪu các đồ vật dùng để trang trí nhà ở
2. Chuẩn bị của học sinh: Tranh ảnh trang trí nhà ở
III: TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1.Ổn định lớp: - Kiểm diện sĩ số và vệ sinh lớp học
6A1:6A2: 
2.Kiểm tra bài cũ: Tại sao phải giữ gìn nhà ở sạch sẽ ngăn nắp?
3.Bài mới
a. Giới thiệu bài: Để làm đẹp cho nơi ở, tùy sở thích và điều kiện của mỗi gia đình, người ta thường dùng một số đồ vật vừa có giá trị sử dụng, vừa có tác dụng trang trí. Chúng ta cùng đi tìm hiểu một số đồ vật thông dụng dùng để trang trí nhà ở
b. Các hoạt động dạy và học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1 : Tìm hiểu công dụng của tranh ảnh trong trang trí nhà ở
- Ở nhà em thường sử dụng đồ vật gì để trang trí nhà ở?
- Vậy tranh ảnh thường được trang trí ở đâu trong ngôi nhà? Có công dụng gì?
- Tranh ảnh, lọ hoa, cây cảnh, bàn ghế, gương.
- Tranh ảnh thường để trang trí tường nhà , góp phần làm đẹp căn nhà tạo tươi vui, thoải mái dễ chịu
I. Tranh ảnh:
1. Công dụng:
 Để trang trí tường nhà, tạo sự vui mắt, duyen dáng cho phòng ở, tạo cảm giác thoải mái dễ chịu.
Hoạt động 2: Tim hiểu cách chọn tranh ảnh để trang trí
?- Yêu cầu HS thảo luận những căn cứ để chọn tranh ảnh? Lấy ví dụ
- Gọi đại diện các nhóm trình bầy, GV bổ sung, giải thích.
- Tường màu vàng nhạt, màu kem chọn màu tranh gì?( tranh màu rực rỡ/ màu sáng/ màu tối)
- Tường màu xanh, màu sẫm, chọn màu tranh?
(màu sáng, màu tối)
- Phòng hẹp có bức tranh phong cảnh hay bãi biển treo ở bức tường dài có cảm giác gì?
- Bức tranh ảnh to treo ở khoảng tường nhỏ được không?
+Tuy nhiên nhiều tranh nhỏ có thể ghép lại và treo trên khoảng tường rộng.
- HS thảo luận trả lời: Tuỳ ý thích của chủ nhân và điều kiện kinh tế của gia đình để chọn tranh như: Tranh phong cảnh , tranh tĩnh vật, ảnh gia đình, ảnh diễn viên;. Tranh sơn dầu, tranh lụa, tranh đá quý...
- Tranh màu rực rỡ.
Màu sáng
- Tạo cảm giác rộng rãi, thoáng đãng hơn.
không.
2. Cách chọn tranh:
Nội dung trang ảnh:
- Tuỳ thuộc ý thích chủ nhân và điều kiện kinh tế gia đình.
Màu sắc của tranh ảnh:
 -Phù hợp với màu tường màu đồ đạc trong nhà.
Kích thước treo tranh:
Phải cân xứng với bức tường treo tranh.
Hoạt động 3: Tim hiểu cách trang trí tranh ảnh
- Yêu cầu học sinh quan sát hình 2.11, liên hệ thực tế, thảo luận nhóm về vị trí treo tranh ảnh, cách treo tranh ảnh?
- Gọi đại diện một nhóm trình bầy ý kiến, nhóm khác bổ sung.
Quan sát h2.11 tr.43 sgk, liên hệ thực tế, thảo luận nhóm và trả lời
- Tuỳ theo ý thích của từng gia đình có thể treo trên tràng kỉ, kệ, đầu giường, khoảng trống cuả tường.
- Treo tranh vừa tầm mắt, ngay ngắn.
*Chú ý : Không để dây treo lộ ra ngoài, không nên treo quá nhiều tranh ảnh trên 1 bức tường.
3.Cách trang trí tranh ảnh:
- Vị trí treo tranh ảnh: tuỳ ý thích của từng gia đình.
- Cách treo tranh ảnh: vừa tầm mắt, ngay ngắn.
*Chú ý : Không để dây treo lộ ra ngoài, không nên treo quá nhiều tranh ảnh trên 1 bức tường.
4. Củng cố – đánh giá:
Công dụng của tranh, ảnh?
Nêu cách chọn và sử dụng tranh ảnh để trang trí nhà ở?
5. Nhận xét – Dặn dò
- Về nhà học bài, trả lời câu hỏi 1 trong SGK
Về nhà xem ngoài tranh ảnh nhà còn được trang trí bằng những đồ vật gì nữa?
Đọc trước các phần còn lại
IV: RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • doctuan12cn6tiet2324.doc
Giáo án liên quan