Giáo án Công nghệ 8 - Bài 1: Vai trò bản vẽ kĩ thuật trong đời sống và sản xuất

I.Mục tiêu:

1.Kiến thức:

 - Biết vai trò bản vẽ kĩ thuật trong đời sống và sản xuất.

2.Kĩ năng:

- Nắm vững khái niệm bản vẽ kĩ thuật và vai rò của nó.

3.Thái độ:

 - Nhận thức đúng đắn việc học bộ môn vẽ kĩ thuật.

II.Chuẩn bị:

1.GV: - Chuẩn bị hình 15.1, 15.2 và ứng dụng bản vẽ kĩ thuật.

2.HS: - Nghiên cứu trước nội dung bài ở nhà.

III.Tổ chức các hoạt động dạy và học:

 

doc3 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 7052 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 8 - Bài 1: Vai trò bản vẽ kĩ thuật trong đời sống và sản xuất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 01	Ngày soạn : 12-08-2014
Tiết : 01	Ngày dạy : 18-08-2014 
Phần một: VẼ KĨ THUẬT
Chương I : BẢN VẼ CÁC KHỐI HÌNH HỌC
Bài 1 : VAI TRÒ BẢN VẼ KĨ THUẬT TRONG ĐỜI SỐNG VÀ SẢN XUẤT
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức: 
 - Biết vai trò bản vẽ kĩ thuật trong đời sống và sản xuất.
2.Kĩ năng: 
- Nắm vững khái niệm bản vẽ kĩ thuật và vai rò của nó.
3.Thái độ: 
 - Nhận thức đúng đắn việc học bộ môn vẽ kĩ thuật.
II.Chuẩn bị:
1.GV: - Chuẩn bị hình 15.1, 15.2 và ứng dụng bản vẽ kĩ thuật.
2.HS: - Nghiên cứu trước nội dung bài ở nhà.
III.Tổ chức các hoạt động dạy và học:
1. Ổn định lớp: - Kiểm tra sĩ số vệ sinh lớp
8a1…………………………... 8a2…………….…………………. 8a3………….……………….
8a4…………………………... 8a5……………………….………. 8a6…………….…………….
2. Kiểm tra bi cũ:
3. Đặt vấn đề: 
 -Trong đời sống hằng ngày chúng ta thường thấy các bức tranh, ảnh có dạng như hình 1.1, có dạng biển báo giao thông... Vậy các loại tranh, ảnh, các dạng biển báo truyền đạt thông tin gì, chúng có ý nghĩa như thế nào thì chúng ta cùng đi tìm hiểu bài học ngày hôm nay.
3. Tiến trình:
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
TRỢ GIÚP CỦA GV
Hoạt động 1: Tìm hiểu các khái niệm bản vẽ kĩ thuật :
- Nhắc lại khái niệm này ở bài đầu tiên.
- Xem bản vẽ kĩ thuật mẫu.
- Trình bày những nội dung chính của bản vẽ kĩ thuật
- Theo dõi và ghi vở.
- HS chú lắng nghe .
- Y/c HS nhắc lại khái niệm này.
- Y/c HS xem bản vẽ kĩ thuật mẫu của GV hoặc ảnh trong sgk.
- Trên bản vẽ kĩ thuật có những nội dụng gì?
- Thông báo các loại bản vẽ kĩ thuật thường gặp.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bản vẽ kỹ thuật đối với sản xuất :
- Điện thoại, thư từ, cử chỉ, ký hiệu, ...
- Dùng để diễn đạt tư tưởng, tình cảm, truyền đạt thông tin.
+ Cấm hút thuốc lá.
+ Viết thư
+ Gọi điện thoại
+ Vổ tay
- Cấm rẽ trái, đường giao nhau,…
- Hs quan sát hình vẽ .
- Bằng bản vẽ kỹ thuật
-Vào bản vẽ kỹ thuật.
- Người thiết kế sẽ thiết kế ra BVKT, người công nhân dựa vào BV sẽ thi công và dựa vào BV để trao đổi.
- Không thể hiểu.
- Theo quy ước thống nhất chung.
- Cho HS quan sát H1.1
-Trong giao tiếp hằng ngày con người thường dùng các phương tiện gì ?
-Ý nghĩa của các phương tiện đó :
- Như vậy chỉ cần nhìn vào hình 1.1 d là ta biết được nội dung thông tin cần truyền đạt tới mọi người.
- Khi tham gia giao thông chúng ta gặp một biển báo sau: (GV cho HS xem hình (nếu có))
- Biển báo đó có nghĩa là gì?
àHình vẽ là một phương tiện quan trọng dùng trong giao tiếp.
- GV cho hs quan sát một số sản phẩm cơ khí.
- Để chế tạo hoặc thi công sản phẩm đúng như ý muốn của người thiết kế thì phải thể hiện nó bằng cái gì ?
-Người công nhân khi chế tạo sản phẩm và thi công các công trình thì căn cứ vào cái gì ?
- Cho HS quan sát hình 1.2 Cho biết mối liên quan của 3 hình a, b, c đến BVKT?
- Nếu mỗi người vẽ BVKT theo 1 qui ước riêng thì liệu người khác có thể hiểu hay không?
- Như vậy, BVKT cần phải vẽ như thế nào?
- GV kết luận: Nhờ các BVKT mà các nhà kỹ thuật có thể trao đổi, cải tiến một vật thể nào đó. Vì vậy BVKT phải được thực hiện theo các quy tắc nhất định. Thông qua các quy tắc thống nhất quốc tế nên BVKT trở thành ngôn ngữ chung mà các nhà kỹ thuật cần thông thạo.
 Hoạt động 3: Tìm hiểu bản vẽ kỹ thuật đối với đời sống :
- Phải đọc bản chỉ dẫn bằng lời và bằng hình ảnh (bản vẽ, sơ đồ).
- Đóng vai trò quan trọng.
- Hs cho vài ví dụ.
- Hướng dẫn HS quan sát H1.3
- Muốn sử dụng có hiệu quả và an toàn các đồ dùng đó thì chúng ta phải làm gì?
- BVKT đóng vai trò như thế nào đối với đời sống? Nêu ví dụ cụ thể.
VD: Ở chấn lưu của đèn huỳnh quang thường có sơ đồ cho chúng ta biết cách đấu các bộ phận của đèn để đèn làm việc được.
- GVKL: BVKT là một dạng ngôn ngữ bằng hình ảnh và ngôn ngữ đó được thể hiện theo một nguyên tắc chung nhất ứng dụng phổ biến trong sản xuất và đời sống. 
Hoạt động 4: Tìm hiểu bản vẽ dùng trong các lĩnh vực kỹ thuật :
- Hs chú ý lắng nghe .
- HS thảo luận, thi đua giữa các nhóm về các ứng dụng của bản vẽ trong mọi lĩnh vực mà HS đã nghe hoặc biết đến.
- Hướng dẫn HS xem H1.4, và bổ sung bằng những vốn kiến thức thực tế của bản thân HS.
- Bản vẽ được dùng trong những lĩnh vực kỹ thuật nào? Đặc điểm của các bản vẽ ở mỗi lĩnh vực như thế nào?
- GV đánh giá, rút ra kết luận
Hoạt động 5: Củng cố. Hướng dẫn về nhà :
- Học sinh trả lời các câu hỏi vận dụng
- HS trả lời câu hỏi trong SGK
- Đọc trước bài 2.
 - Thế nào là bản vẽ kĩ thuật
- Vai trò bản vẽ kĩ thuật?
- Trả lời các câu hỏi trong SGK.
- Học ghi nhớ SGK 
- Đọc trước bài 2.
5. NỘI DUNG GHI BẢNG:
I . Khái niệm bản vẽ kĩ thuật:
-Bản vẽ kĩ thuật trình bày các thông tin kĩ thuật của sản phẩm dưới dạng hình vẽ và kí hiệu theo
qui tắt thống nhất và thường biểu diễn theo tỉ lệ.
-Trong mỗi lĩnh vực đều có bản vẽ riêng như:
+Bản vẽ cơ khí: gồm các bản vẽ liên quan đến thiết kế, chế tạo, lắp ráp, sử dụng các máy,
 thiết bị.
+Bản vẽ xây dựng: gồm các bản vẽ liên quan đến thiết kế, thi công xây dựng, sử dụng các 
 công trình.
II. Bản vẽ kỹ thuật đối với sản xuất :
- BVKT diễn tả chính xác hình dạng, kết cấu của sản phẩm hoặc công trình.
- BVKT là ngôn ngữ chung trong kỹ thuật.
III. Bản vẽ kỹ thuật đối với đời sống :
- BVKT là tài liệu cần thiết kèm theo sản phẩm dùng trong trao đổi, sử dụng, ….
IV. Bản vẽ dùng trong các lĩnh vực kỹ thuật :
- Cơ khí
- Xây dựng
- Giao thông…
* Rt kinh nghiệm:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • doctiet 1 cn 8.doc