Giáo án Công nghệ 7 - Tiết 5
I/ MỤC TIÊU:
1- Kiến thức: Biết được một số loại phân hóa học.
2- Kĩ năng: Nhận biết được một số loại phân hoá học thông thường.
3- Thái độ: Cẩn thận, chịu khó và đảm bảo an toàn.
II/ CHUẨN BỊ:
1- Chuẩn bị của GV:
Đồ dùng mỗi nhóm: 4 mẫu phân bón, 2 ống nghiệm, 1 đèn cồn, 1 than củi, 1 kẹp sắt gắp than, 1 hộp diêm, 1 thìa nhỏ, nước sạch.
Phương án tổ chức lớp học, nhóm học: Thực hành, theo nhóm, quan sát.
2- Chuẩn bị của HS:
Đọc trước bài học.
Tìm hiểu các loại phân hoá học có ở gia đình.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1- Ổn định tình hình lớp: (1’)
Điểm danh học sinh trong lớp.
Chuẩn bị kiểm 15 phút
2- Kiểm tra 15 phút: (15’)
Ngày soạn : 12 . 08 . 2014 Tiết 5 Bài 8 THỰC HÀNH NHẬN BIẾT MỘT SỐ LOẠI PHÂN HOÁ HỌC THÔNG THƯỜNG + KIỂM TRA 15 PHÚT I/ MỤC TIÊU: 1- Kiến thức: Biết được một số loại phân hóa học. 2- Kĩ năng: Nhận biết được một số loại phân hoá học thông thường. 3- Thái độ: Cẩn thận, chịu khó và đảm bảo an toàn. II/ CHUẨN BỊ: 1- Chuẩn bị của GV: Đồ dùng mỗi nhóm: 4 mẫu phân bón, 2 ống nghiệm, 1 đèn cồn, 1 than củi, 1 kẹp sắt gắp than, 1 hộp diêm, 1 thìa nhỏ, nước sạch. Phương án tổ chức lớp học, nhóm học: Thực hành, theo nhóm, quan sát. 2- Chuẩn bị của HS: Đọc trước bài học. Tìm hiểu các loại phân hoá học có ở gia đình. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1- Ổn định tình hình lớp: (1’) Điểm danh học sinh trong lớp. Chuẩn bị kiểm 15 phút 2- Kiểm tra 15 phút: (15’) MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Cấp độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL 1- Đất trồng Biết được các tính chất của đất trồng Số câu Số điểm Tỉ lệ 0/0 4 4,0 4 4,0 điểm = 40 0/0 2- Phân bón Tác dụng của phân bón trong trồng trọt Tác dụng của phân bón trong trồng trọt Số câu Số điểm Tỉ lệ 0/0 1 4,0 1 2,0 2 6,0 điểm = 60 0/0 Tổng số câu Tổng số điểm 0/0 4 4,0 400/0 1 4,0 400/0 1 2,0 200/0 6 10 điểm ĐỀ KIỂM TRA I/ TRẮC NGHIỆM: (4 điểm) Điền từ thích hợp vào chỗ trống các câu sau: Câu 1: Đất chua có độ pH…………………………………………….. Câu 2: Đất kiềm có độ pH………………………………………………… Câu 3: Đất trung tính có độ pH…………………………………………….. Câu 4: Tỉ lệ các hạt………………………………………….gọi là thành phần cơ giới của đất. II/ TỰ LUẬN: (6 điểm) Câu 5: (4 điểm) Bón phân vào đất có tác dụng gì? Câu 6: (2 điểm) Bón nhóm phân nào để tăng độ phì nhiêu của đất? Bón nhóm phân nào để tăng năng suất cây trồng? ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM A- TRẮC NGHIỆM: (4.0 điểm) Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Câu Đáp án Biểu điểm 1 Nhỏ hơn 6.5 1.0 đ 2 Lớn hơn 7.5 1.0 đ 3 Từ 6.5 đến 7.5 1.0 đ 4 Cát, bụi, sét 1.0 đ B- TỰ LUẬN: Câu Đáp án Biểu điểm 5 Phân bón vào đất có tác dụng tăng độ phì nhiêu của đất tăng năng suất cây trồng và tăng chất lượng nông sản. 2.0 đ 2.0 đ 6 Bón nhóm phân hữu cơ làm tăng độ phì nhiêu của đất. Bón nhóm phân hữu cơ, phân hóa học làm tăng năng suất cây trồng. 1.0 đ 1.0 đ 3- Giảng bài mới: (1’) a/ Giới thiệu bài: Các em đã biết các loại phân bón. Vậy nhận biết các loại phân bón như thế nào? b/Tiến trình bài dạy: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG 5’ Hoạt động 1: Giới thiệu bài thực hành QUY TRÌNH THỰC HÀNH: 1- Phân biệt nhóm phân bón hoà tan và nhóm ít hoặc không hoà tan: Bước 1: Lấy một lượng phân bón bằng hạt ngô cho vào ống nghiệm. Bước 2: Cho 10 đến 15 ml nước sạch vào và lắc mạnh trong 1 phút. Bước 3: Để lắng 1 đến 2 phút. Quan sát mức độ hoà tan. Nếu thấy hoa tan: đó là phân đam và phân ka li. Không hoặc ít hoà tan: đó là phân lân và vôi. 2- Phân biệt trong nhóm phân bón hoà tan: phân đạm và phân ka li. Bước 1: Đốt cục than củi trên đèn cồn đến khi nóng đỏ. Bước 2: Lấy một ít phân bón khô rắc lên cục than củi đã nóng đỏ. Nếu có mùi khai là phân đạm. Nếu không có mùi khai là phân ka li. 3- Phân biệt trong nhóm phân bón ít hoặc không hòa tan: Quan sát màu sắc: Nếu phân bón có màu nâu, nâu sẫm hoặc trắng xám như xi măng, đó là phân lân. Nếu phân bón có màu trắng, dạng bột, đó là vôi. - Qua bài thực hành này chúng ta phân biệt được một số loại phân hoá học thông thường. - Khi thực hành các em làm đúng theo hướng dẫn, làm cẩn thận, nhẹ nhàng để đảm bảo an toàn và vệ sinh. - Các em đọc phần II. - Làm thế nào để phân biệt nhóm phân hòa tan và ít hoặc không hòa tan? - Làm thế nào để phân biệt phân đạm và ka li trong nhóm phân hòa tan? - Làm thế nào để phân biệt các loại phân trong nhóm ít hoặc không hòa tan? - Chú ý nghe. - Chú ý nghe. - Đọc bài. - Phân biệt nhóm phân bón hoà tan và nhóm ít hoặc không hoà tan: Bước 1: Lấy một lượng phân bón bằng hạt ngô cho vào ống nghiệm. Bước 2: Cho 10 đến 15 ml nước sạch vào và lắc mạnh trong 1 phút. Bước 3: Để lắng 1 đến 2 phút. Quan sát mức độ hoà tan. Nếu thấy hòa tan: đó là phân đạm và phân ka li. Không hoặc ít hoà tan: đó là phân lân và vôi. - Phân biệt trong nhóm phân bón hoà tan: phân đạm và phân ka li. Bước 1: Đốt cục than củi trên đèn cồn đến khi nóng đỏ. Bước 2: Lấy một ít phân bón khô rắc lên cục than củi đã nóng đỏ. Nếu có mùi khai là phân đạm. Nếu không có mùi khai là phân ka li. - Phân biệt trong nhóm phân bón ít hoặc không hòa tan: Quan sát màu sắc: Nếu phân bón có màu nâu, nâu sẫm hoặc trắng xám như xi măng, đó là phân lân. Nếu phân bón có màu trắng, dạng bột, đó là vôi. 16’ Hoạt động 2: Tổ chức làm thực hành - Giới thiệu dụng cụ thực hành. - Giáo viên làm mẫu cho học sinh quan sát. - Nhóm các em nhận dụng cụ và làm thực hành theo quy trình đã hướng dẫn và ghi kết quả vào bảng ở phần III. - Quan sát và hướng dẫn học sinh làm. - Chú ý nghe. - Quan sát. - Nhận dụng cụ và thực hành. - Làm theo hướng dẫn. 5’ Hoạt động 3: Đánh giá kết quả - Các nhóm dừng thực hành. - Các em đánh giá kết quả thực hành theo tiêu chí: Ý thức chấp hành nội quy. Làm theo quy trình. Kết quả thực hành. - Nhóm các em nộp bản đánh giá. - Nhận xét tinh thần, thái độ và kết quả thực hành của các nhóm. - Các nhóm làm vệ sinh lớp học. - Dừng thực hành. - Tự đánh giá kết quả thực hành. - Nộp bản đánh giá. - Chú ý nghe. - Vệ sinh lớp học. 4- Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: (2’) - Về học thuộc quy trình thực hành. - Đọc bài 9: Cách sử dụng và bảo quản các loại phân bón thông thường. IV/ RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG:
File đính kèm:
- Tiết 5.doc