Giáo án Công nghệ 7 - Tiết 48: Nuôi dưỡng và chăm sóc các loại vật nuôi
* GV hệ thống lại đặc điểm sự phát triển cơ thể vật nuôi non.
? Cần phải làm gì để chuồng nuôi vật nuôi non luôn đạt yêu cầu nhiệt độ đối với chúng?
? Hệ tiêu hoá vật nuôi non chưa hoàn chỉnh nên thức ăn cho vật nuôi non chủ yếu là gì? Cần làm gì để đảm bảo cho vật nuôi phát triển tốt?
? Chức năng miễn dịch vật nuôi non chưa tốt ta cần phải làm gì để vật nuôi non có kháng thể tốt? Tại sao?
? Sau một thời gian sau khi sinh ta cần tập cho vật nuôi non ăn bổ sung thêm các chất dinh dưỡng khác từ bên ngoài nhằm mục đích gì? Vì sao?
- GV cho HS làm bài tập trong phần 2 và trả lời.
Ngày soạn: 10 - 04 - 14. Ngày giảng: 7A1. 12 - 04 - 14. 7A2. 12 - 04 - 14. Tiết 48 - Bài 45. NUÔI DƯỠNG VÀ CHĂM SÓC CÁC LOẠI VẬT NUÔI. I. Mục tiêu. - KT: Nêu được một số đặc điểm cơ bản làm cơ sở cho việc nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi còn non. Nêu được các biện pháp nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi non phù hợp với đặc điểm phát triển của cơ thể. Giải thích được đặc điểm và nhu cầu dinh dưỡng, các yêu cầu khác của vật nuôi cái sinh sản và đề ra biện pháp nuôi dưỡng chăm sóc phù hợp. - TĐ: Hình thành thái độ, tình cảm và kĩ thuật đối với việc nuôi dưỡng, chăm sóc các loại vật nuôi. II. Đồ dùng dạy học. - GV: Sơ đồ 13 SGK phóng to, một số tranh ảnh về nuôi dưỡng, chăm sóc. - HS : Đọc và tìm hiểu bài trước ở nhà. III. Phương pháp. - Trực quan, vấn đáp IV. Tổ chức giờ dạy. 1. ÔĐTC. (1’) 2. Khởi động. (3’) - Kiểm tra bài cũ: ? Em hãy cho biết chuồng nuôi là gì? chuồng nuôi có vai trò như thế nào trong chăn nuôi? ? Vệ sinh phòng bệnh cho vật nuôi phải đạt những yêu cầu nào? - Bài mới: Trên cơ sở đặc điểm sinh trưởng phát triển của cơ thể vật nuôi, kết hợp với mục đích chăn nuôi, các nhà chăn nuôi đề ra các biện pháp nuôi dưỡng, chăm sóc các loại vật nuôi nhằm đạt hiệu quả cao. Hôm nay chúng ta nghiên cứu “ Nuôi dưỡng và chăm sóc các loại vật nuôi” 3. Các hoạt động dạy và học. HĐ1: Tìm hiểu đặc điểm và kĩ thuật nuôi dưỡng vật nuôi non. (20’) - MT: Nêu được một số đặc điểm cơ bản làm cơ sở cho việc nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi còn non. Nêu được các biện pháp nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi non phù hợp với đặc điểm phát triển của cơ thể. - ĐDDH: Tranh ảnh về nuôi dưỡng, chăm sóc. - Cách tiến hành: HĐ của GV. HĐ của HS. Nội dung. - GV cho HS quan sát H72 SGK và tìm hiểu đặc điểm của vật nuôi non. ? Vật nuôi non có đặc điểm gì? (Gợi ý: Tìm hiểu đặc điểm vật nuôi con trong gia đình em) - GV nhận xét, kết luận. * GV hệ thống lại đặc điểm sự phát triển cơ thể vật nuôi non. ? Cần phải làm gì để chuồng nuôi vật nuôi non luôn đạt yêu cầu nhiệt độ đối với chúng? ? Hệ tiêu hoá vật nuôi non chưa hoàn chỉnh nên thức ăn cho vật nuôi non chủ yếu là gì? Cần làm gì để đảm bảo cho vật nuôi phát triển tốt? ? Chức năng miễn dịch vật nuôi non chưa tốt ta cần phải làm gì để vật nuôi non có kháng thể tốt? Tại sao? ? Sau một thời gian sau khi sinh ta cần tập cho vật nuôi non ăn bổ sung thêm các chất dinh dưỡng khác từ bên ngoài nhằm mục đích gì? Vì sao? - GV cho HS làm bài tập trong phần 2 và trả lời. GV giới thiệu và yêu cầu hs đọc thêm mục II SGK. - HS quan sát, tìm hiểu. - HS dựa vào SGK trả lời theo ý hiểu cá nhân. - HS lắng nghe, tiếp thu, ghi chép. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS trả lời: Chuồng nuôi không lạnh, không nóng phù hợp với từng loại vật nuôi. - HS trả lời: Thức ăn của vật nuôi non là sữa mẹ. Cần phải chăm sóc mẹ của vật nuôi thật tốt. - HS trả lời: Cho bú sữa đầu vì sữa đầu có chứa kháng thể cho vật nuôi non, phòng bệnh cho vật nuôi non. - HS trả lời: Bổ sung thiếu hụt sữa mẹ vì vật nuôi non lớn sữa mẹ không đủ cung cấp và tập cho vật nuôi non ăn. - HS tìm hiểu và trả lời. - HS đọc thêm mục II. SGK I. Chăn nuôi vật nuôi non. 1. Một số đặc điểm sự phát triển cơ thể vật nuôi non. - Sự điều tiết thân nhiệt chưa hoàn chỉnh. - Chức năng của hệ tiêu hoá chưa hoàn chỉnh. - Chức năng miễn dịch chưa tốt. 2. Nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi non. - Nuôi dưỡng vật nuôi mẹ tốt. - Giữ ấm cho cơ thể, cho bú sữa đầu. - Tập cho vật nuôi ăn sớm. - Cho vật nuôi non vận động, giữ vệ sinh, phòng bệnh cho vật nuôi non. II. Chăn nuôi vật nuôi đực giống. HĐ2: Tìm hiểu mục đích và kĩ thuật chăn nuôi vật nuôi cái sinh sản. (18’) - MT: Giải thích được đặc điểm và nhu cầu dinh dưỡng, các yêu cầu khác của vật nuôi cái sinh sản và đề ra biện pháp nuôi dưỡng chăm sóc phù hợp. - ĐDDH: Sơ đồ 13 SGK phóng to, một số tranh ảnh về nuôi dưỡng, chăm sóc. - Cách tiến hành: HĐ của GV. HĐ của HS. Nội dung. - GV yêu cầu HS đọc nội dung phần III. ? Nuôi vật nuôi cái sinh sản nhằm mục đích gì? (GV nhận xét, kết luận) ? Vậy em hãy cho biết cần chăm sóc vật nuôi cái như thế nào? (GV hướng dẫn là phải quan sát sơ đồ 13 SGK sau đó nhận xét, kết luận). ? Theo em yêu cầu nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi cái sinh sản là gì? - GV nhận xét, kết luận. - HS đọc và tìm hiểu nội dung phần III. - HS dựa vào SGK trả lời. - HS dựa vào sơ đồ 13 và kiến thức thực tế trả lời. - HS trả lời theo ý hiểu cá nhân. III. Chăn nuôi vật nuôi cái sinh sản. + Mục đích: Để đẻ nhiều con, nhiều trứng, con khoẻ mạnh có chất lượng cao. + Nội dung: - Giai đoạn mang thai: Phải cung cấp đủ các chất dinh dưỡng nhất là Prôtêin, muối khoáng, Vitamin.. để nuôi thai, nuôi cơ thể và chuẩn bị sữa. - Gia đoạn sau khi đẻ: Phải cung cấp đủ các chất dinh dưỡng và muối khoáng để tạo sữa nuôi con, nuôi cơ thể mẹ và phục hồi cơ thể sau khi đẻ. + Yêu cầu: - Chú ý đến chế độ vận động, tắm chải... hợp lí. - Cái giống phải có sức khoẻ tốt, không quá béo hoặc quá gầy, có số lượng và chất lượng sữa tốt. 4. Củng cố - dặn dò. (3’) - GV gọi HS đọc ghi nhớ hoặc yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau: - Qua bài học em hãy cho biết chăn nuôi vật nuôi non phải chú ý những vấn đề gì? - Nuôi dưỡng vật nuôi cái sinh sản phải chú ý đến những vấn đề gì? - Học bài cũ và đọc trước Bài 46 SGK. _____________________________________________
File đính kèm:
- tiet 48+..doc