Giáo án Công nghệ 7 - Tiết 4: Thực hành: Xác định thành phần cơ giới của đất bằng phương pháp đơn giản
GVTMMT: - Đất không phải là nguồn tài nguyên vô tận. Các nguyên nhân làm cho đất xấu và nguy cơ diện tích đất xấu đi ngày càng tăng: Sự tăng dân số; tập quán canh tác lạc hậu, không đúng kĩ thuật; đốt phá rừng tràn lan; lạm dụng phân hóa học và thuốc BVTV, Từ đó có các biện pháp sử dụng và cải tạo phù hợp.
Chú ý: Diện tích đất xói mòn trơ sỏi đá, đất xám bạc màu ngày càng tăng. Đất mặn, đất phèn cũng là loại đất cần cải tạo.
HĐ2: Hướng dẫn thường xuyên.(25’)
- MT: Thực hiện được quy trình thực hành và xác định được đúng từng loại đất bằng phương pháp vê tay.
- Đồ dùng dạy học: Lọ đựng nước, ống hút lấy nước, thước đo.
Ngày soạn: 28 - 08 - 14. Ngày giảng: 7A1. 30 - 08 - 14. 7A2. 30 - 08 - 14. Tiết 4 - Bài 4. THỰC HÀNH - XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN CƠ GIỚI CỦA ĐẤT BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐƠN GIẢN. I. Mục tiêu. - KN: Có kĩ năng tự chuẩn bị mẫu đất, dụng cụ cần thiết để xác định thành phần cơ giới của đất qua tài liệu hướng dẫn. Thực hiện được quy trình thực hành và xác định được đúng từng loại đất bằng phương pháp vê tay. - TĐ: Rèn luyện được tính cẩn thận, chính xác, khoa học trong học tập và có ý thức tổ chức kỉ luật, giữ gìn vệ sinh môi trường. II. Đồ dùng dạy học. - GV: Lọ đựng nước, ống hút lấy nước, thước đo. - HS: Lấy 3 mẫu đất như yêu cầu, báo cáo thực hành. III. Phương pháp. - Trực quan, thực hành, vấn đáp... IV. Tổ chức giờ dạy. 1. ÔĐTC.(1’) 2. Khởi động.(2’) - Kiểm tra bài cũ. - Bài mới: Khi quan sát, nghiên cứu đất ở ngoài đồng ruộng, muốn xác định nhanh chóng đất đó thuộc loại gì, người ta thường dùng PP xác định thành phần cơ giới của đất bằng PP đơn giản, đó là PP vê tay, hay còn gọi là xác định nhanh thành phần cơ giới ngoài đồng ruộng. Ta tìm hiểu bài học hôm nay... 3. Các hoạt động dạy và học. HĐ1: Hướng dẫn mở đầu.(7’) - MT: Có kĩ năng tự chuẩn bị mẫu đất, dụng cụ cần thiết để xác định thành phần cơ giới của đất qua tài liệu hướng dẫn. - Đồ dùng dạy học: Lọ đựng nước, ống hút lấy nước, thước đo. HĐ của GV. HĐ của HS. Nội dung. ? Để thực hiện được bài TH này, ta cần phải chuẩn bị những VL&DC gì? - GV: Yêu cầu hs quan sát và giới thiệu VL&DC. ?Em hãy nêu các bước quy trình xác định thành phần cơ giới của đất bằng phương pháp đơn giản (vê tay) - GV: Kết luận lại các bước quy trình. - HS: Có thể trả lời hoặc trả lời chưa đầy đủ. - HS: Nêu các bước quy trình. I. Vật liệu và dụng cụ. ( SGK - 10) II. Quy trình thực hành. B1. Lấy một ít đất bằng viên bi cho vào lòng bàn tay. B2. Nhỏ vài giọt nước cho đủ ẩm. B3. Dùng hai bàn tay vê đất thành thỏi có đường kính khoảng 3mm. B4. Uốn thỏi đất thành vòng tròn có đường kính khoảng 3cm. GVTMMT: - Đất không phải là nguồn tài nguyên vô tận. Các nguyên nhân làm cho đất xấu và nguy cơ diện tích đất xấu đi ngày càng tăng: Sự tăng dân số; tập quán canh tác lạc hậu, không đúng kĩ thuật; đốt phá rừng tràn lan; lạm dụng phân hóa học và thuốc BVTV,Từ đó có các biện pháp sử dụng và cải tạo phù hợp. Chú ý: Diện tích đất xói mòn trơ sỏi đá, đất xám bạc màu ngày càng tăng. Đất mặn, đất phèn cũng là loại đất cần cải tạo. HĐ2: Hướng dẫn thường xuyên.(25’) - MT: Thực hiện được quy trình thực hành và xác định được đúng từng loại đất bằng phương pháp vê tay. - Đồ dùng dạy học: Lọ đựng nước, ống hút lấy nước, thước đo. HĐ của GV. HĐ của HS. Nội dung. - GV: Thao tác mẫu các bước quy trình. - GV: Phân chia nhóm, kiểm tra và phát dụng cụ, vật liệu cho các nhóm, yêu cầu hs các nhóm thực hành các bước quy trình. - GV: Theo dõi, quan sát và hướng dẫn học sinh các nhóm thực hành. - HS: Quan sát giáo viên thao tác mẫu. - HS: Các nhóm thực hành theo yêu cầu của gv.(vào báo cáo thực hành) III. Thực hành. - Xác định thành phần cơ giới của đất bằng phương pháp đơn giản. (vê tay) HĐ3: Hướng dẫn kết thúc.(8’) - MT: Biết cách và xác định được thành phần cơ giới của đất bằng phương pháp đơn giản (vê tay) - Đồ dùng dạy học. HĐ của GV. HĐ của HS. Nội dung. - GV: Yêu cầu hs các nhóm thu gon, vệ sinh nơi thực hành, đánh giá KQTH của nhóm theo các tiêu chí(về chuẩn bi, thực hiện các bước quy trình, yêu cầu sp và thái độ) - GV: Thu báo cáo thực hành của các nhóm và nhận xét đánh giá KQTH của các nhóm. - HS: Các nhóm thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. - HS: Nghe – tiếp thu. 4. Củng cố - dặn dò.(2’) - Hệ thống lại kiến thức trọng tâm của bài. Đọc thêm bài thực hành số 5 SGK. - Đọc và tìm hiểu trước nội dung bài 7(SGK - 15) _____________________________________________
File đính kèm:
- Tiet4..doc