Giáo án Công nghệ 7 - Tiết 30: Bảo vệ và khoanh nuôi rừng

 

- Theo em bảo vệ rừng là thế nào?

- Rừng có ý nghĩa gì đối với đời sống con người?

- Theo em ý nghĩa của việc bảo vệ và nuôi dưỡng rừng là gì?

- GV nhận xét, kết luận.

? Em hãy cho biết tìm hình rừng nước ta hiện nay.

? Cần phải làm gì đối với rừng nước ta hiện nay.

- HS trả lời: Chống lại mọi sự gây hại, giữ gìn tài nguyên và đất rừng.

- HS trả lời các nhân, em khác nhận xét, bổ sung.

- HS trả lời cá nhân, em khác nhận xét, bổ sung.

- HS lắng nghe, tiếp thu, ghi chép.

- HS trả lời: Ngày càng bị thu hẹp và bị phá huỷ nghiêm trọng.

- HS trả lời: Cần phải bảo vệ và khoanh nuôi rừng.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 684 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 7 - Tiết 30: Bảo vệ và khoanh nuôi rừng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 08 - 01 - 14.
Ngày giảng:	 7A1.	10 - 01 - 14.
 7A2. 10 - 01 - 14.
Tiết 30 - Bài 29. 
BẢO VỆ VÀ KHOANH NUÔI RỪNG.
I. Mục tiêu. 
- KT: Nêu được ý nghĩa của việc bảo vệ và khoanh nuôi rừng. Trình bày được mục đích và các biện pháp bảo vệ rừng nói chung, và bảo vệ rừng ở nước ta nói riêng trong giai đoạn hiện nay. Liên hệ những ưu, nhược điểm của việc bảo vệ rừng ở địa phương hiện nay. Chỉ ra được mục đích, đối tượng và các biện pháp phù hợp với đối tượng khoanh nuôi, nuôi rừng có hiệu quả.
- TĐ: Qua nội dung về bảo vệ, nuôi dưỡng rừng mà HS biết cách bảo vệ, nuôi dưỡng rừng đồng thời có ý thức bảo vệ và phát triển rừng ở địa phương.
II. Đồ dùng dạy học.
- GV: Tìm hiểu và sưu tầm một số hình vẽ về một số động vật rừng và rừng (còn nguyên và bị tàn phá).
- HS: Đọc và tìm hiểu trước bài học ở nhà.
III. Phương pháp.
- Trực quan, vấn đáp
IV. Tổ chức giờ dạy.
1. ÔĐTC. (1’)
2. Khởi động. (3’)
- Kiểm tra bài cũ:
? Em hãy cho biết các loại khai thác rừng có những điểm nào giống nhau, khác nhau? Khai thác rừng ở Việt Nam hiện nay cần phải tuân theo các điều kiện nào? 
- Bài mới: Nếu rừng bị khai thác nghèo kiệt, xơ xác ta phải làm gì và làm thế nào để mang lại nhiều lợi ích... Ta cùng nghiên cứu bài học “ Bảo vệ và khoanh nuôi rừng”
3. Các hoạt động dạy và học.
HĐ1: Tìm hiểu ý nghĩa của việc bảo vệ và khoanh nuôi rừng. (14’)
- MT: Nêu được ý nghĩa của việc bảo vệ và khoanh nuôi rừng.
- ĐDDH: 
- Cách tiến hành:
HĐ của GV.
HĐ của HS.
Nội dung.
- Theo em bảo vệ rừng là thế nào?
- Rừng có ý nghĩa gì đối với đời sống con người?
- Theo em ý nghĩa của việc bảo vệ và nuôi dưỡng rừng là gì?
- GV nhận xét, kết luận.
? Em hãy cho biết tìm hình rừng nước ta hiện nay.
? Cần phải làm gì đối với rừng nước ta hiện nay.
- HS trả lời: Chống lại mọi sự gây hại, giữ gìn tài nguyên và đất rừng.
- HS trả lời các nhân, em khác nhận xét, bổ sung.
- HS trả lời cá nhân, em khác nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe, tiếp thu, ghi chép.
- HS trả lời: Ngày càng bị thu hẹp và bị phá huỷ nghiêm trọng.
- HS trả lời: Cần phải bảo vệ và khoanh nuôi rừng.
I. ý nghĩa.
- Bảo vệ và khoanh nuôi rừng nhằm đem lại lợi ích cho môi trường sinh thái, cho đời sống và sản xuất xã hội. 
HĐ2: Tìm hiểu mục đích và các biện pháp bảo vệ rừng. (12’)
- MT: Trình bày được mục đích và các biện pháp bảo vệ rừng nói chung, và bảo vệ rừng ở nước ta nói riêng trong giai đoạn hiện nay. Liên hệ những ưu, nhược điểm của việc bảo vệ rừng ở địa phương hiện nay.
- ĐDDH: Tìm hiểu và sưu tầm một số hình vẽ về một số động vật rừng và rừng (còn nguyên và bị tàn phá).
- Cách tiến hành:
HĐ của GV.
HĐ của HS.
Nội dung.
- GV yêu cầu HS nêu lại ý nghĩa của rừng trong đời sống xã hội.
? Vậy bảo vệ rừng nhằm mục đích gì.
- GV nhận xét, kết luận và giải thích.
- GV cho HS nghiên cứu SGK và nêu các biện pháp bảo vệ rừng.
- GV nhận xét, kết luận cho HS ghi chép.
? Với kiến thức đã học và thực tế sản xuất em hãy nêu tác hại của việc phá rừng, cháy rừng.
- HS gợi nhớ và nêu lại ý nghĩa của rừng.
- HS dựa vào SGK trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu, ghi chép.
- HS tìm hiểu thông tin và trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu, ghi chép.
- HS dựa và H49 cần trả lời được: Gây ô nhiễm môi trường, phá huỷ tài nguyên thiên nhiên, động vật rừng
II. Bảo vệ rừng.
1. Mục đích.
- Giữ gìn tài nguyên động vật, thực vật và đất rừng hiện có.
- Tạo điều kiện để rừng phát triển.
2. Biện pháp.
- Tuyên truyền và xử lí những vi phạm luật bảo vệ rừng.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân vùng núi phát triển kinh tế và tham gia tích cực bảo vệ rừng.
- Xây dựng lực lượng đủ mạnh để bảo vệ, chống lại mọi hành động gây hại rừng.
HĐ3: Tìm hiểu về việc khoanh nuôi rừng. (12’)
- MT: Chỉ ra được mục đích, đối tượng và các biện pháp phù hợp với đối tượng khoanh nuôi, nuôi rừng có hiệu quả.
- ĐDDH:
- Cách tiến hành:
HĐ của GV.
HĐ của HS.
Nội dung.
- GV yêu cầu HS đọc phần III SGK và hoàn thành bảng sau vào vở.
Mục đích khoanh nuôi rừng
Đối tượng khoanh nuôi
Biện pháp
- GV h­íng dÉn ®Ó HS tr¶ lêi theo néi dung trong SGK.
* GV gäi HS tr¶ lêi sau ®ã nhËn xÐt.
- HS hoạt động cá nhân trả lời.
HS lắng nghe - tiếp thu.
III. Khoanh nuôi và phục hồi rừng.
 (SGK)
4. Củng cố - dặn dò. (3’)
- GV gọi 1 HS đọc ghi nhớ.
- Qua bài học em hãy cho biết mục đích của việc bảo vệ và khoanh nuôi rừng ở nước ta?
- Dùng các biện pháp nào để bảo vệ tài nguyên và đất rừng.
- Những đối tượng rừng nào được áp dụng trong khoanh nuôi và bảo vệ.
- Học bài cũ, đọc và tìm hiểu trước Bài 30.
_____________________________________________

File đính kèm:

  • docTiet 30+.doc