Giáo án Công nghệ 7 - Tiết 3
I/ MỤC TIÊU:
1- Kiến thức:
- Hiểu được ý nghĩa của việc sử dụng đất hợp lí.
- Biết được các biện pháp cải tạo và bảo vệ đất.
2- Kĩ năng:Cải tạo được đất bạc màu.
3- Thái độ: Lòng say mê, hứng thú học tập.Biết cách cải tạo đất.
II/ CHUẨN BỊ:
1- Chuẩn bị của GV:
Đồ dùng dạy học: Hình vẽ H.5 SGK
Tìm hiểu cách sử dụng, cải tạo và bảo vệ đất.
Phương án tổ chức lớp học, nhóm học: Quan sát, cá nhân.
2- Chuẩn bị của HS: Đọc trước bài học.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1- Ổn định tình hình lớp: (1’)
Điểm danh học sinh trong lớp.
Chuẩn bị kiểm tra bài cũ
2- Kiểm tra bài cũ: (5’)
Ngày 11 . 08 . 2014 Tiết 3 Bài 6 BIỆN PHÁP SỬ DỤNG, CẢI TẠO VÀ BẢO VỆ ĐẤT I/ MỤC TIÊU: 1- Kiến thức: - Hiểu được ý nghĩa của việc sử dụng đất hợp lí. - Biết được các biện pháp cải tạo và bảo vệ đất. 2- Kĩ năng:Cải tạo được đất bạc màu. 3- Thái độ: Lòng say mê, hứng thú học tập.Biết cách cải tạo đất. II/ CHUẨN BỊ: 1- Chuẩn bị của GV: Đồ dùng dạy học: Hình vẽ H.5 SGK Tìm hiểu cách sử dụng, cải tạo và bảo vệ đất. Phương án tổ chức lớp học, nhóm học: Quan sát, cá nhân. 2- Chuẩn bị của HS: Đọc trước bài học. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1- Ổn định tình hình lớp: (1’) Điểm danh học sinh trong lớp. Chuẩn bị kiểm tra bài cũ 2- Kiểm tra bài cũ: (5’) Câu hỏi Đáp án Biểu điểm - Thành phần cơ giới của đất là gì? Tỉ lệ các hạt cát, limon, sét tạo nên thành phần cơ giới của đất. 8 đ 2 đ - Thế nào là đất chua, đất kiềm và đất trung tính? - Đất chua: pH < 6,5. - Đất trung tính: pH = 6,5 – 7,5 - Đất kiềm: pH > 7,5. 3 đ 4 đ 3 đ - Nhờ vào đâu mà đất có khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng? - Nhờ các hạt cát, limon, sét và chất mùn mà đất giữ được nước và chất dinh dưỡng. 8 đ 2 đ - Độ phì nhiêu của đất là gì? - Độ phì nhiêu của đất là khả năng của đất cung cấp đủ nước, ôxi và chất dinh dưỡng cho cây trồng đảm bảo năng suất cao, đồng thời không chứa các chất có hại cho cây. 8 đ 2 đ Nhận xét: 3- Giảng bài mới: (1’) a/ Giới thiệu bài: Các em đã biết về đất. Vậy cách sử dụng đất, cải tạo và bảo vệ đất như thế nào? b/ Tiến trình bài dạy: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG 12’ Hoạt động 1: Tìm hiểu lí do sử dụng đất hợp lí là gì? I/ Vì sao phải sử dụng đất hợp lí? Diện tích đất trồng trọt có hạn, vì vậy phải biết cách sử dụng đất hợp lí. * Để biết sử dụng đất như thế nào là hợp lí? - Các em đọc phần I. - Vì sao phải sử dụng đất hợp lí? - Để sử dụng đất hợp lí cần có những biện pháp gì? - Thâm canh tăng vụ nhằm mục đích gì? - Không bỏ đất hoang nhằm mục đích gì? - Chọn cây trồng phù hợp với đất nhằm mục đích gì? - Biện pháp vừa cải tạo đất vừa sử dụng đất thường áp dụng đối với những vùng đất mới khai hoang hoặc mới lấn ra biển. Những vùng đất này không thể chờ tới cải tạo xong mới sử dụng mà phải sử dụng ngay để sớm có thu hoạch. Mặc khác qua sử dụng đất sẽ được cải tạo nhờ làm đất, bón phân, tưới nước. - Các em lấy thí dụ vừa sử dụng đất vừa cải tạo đất. - Đọc bài. - Diện tích đất trồng trọt có hạn, vì vậy phải biết cách sử dụng đất hợp lí. - Thâm canh, tăng vụ. Không bỏ đất hoang. Chọn cây trồng phù hợp với đất. Vừa sử dụng đất vừa cải tạo đất. - Tăng sản phẩm. - Tăng sản phẩm. - Tăng năng suất. - Chú ý nghe. - Nêu thí dụ. 19’ Hoạt động 2: Giới thiệu một số biện pháp cải tạo và bảo vệ đất II/ Biện pháp cải tạo và bảo vệ đất: - Cày sâu, bừa kĩ, bón phân hữu cơ. - Làm ruộng bậc thang. - Trồng xen cây nông nghiệp giữa các băng cây xanh. - Cày nông, bừa sục, giữ nước liên tục, thay nước thường xuyên. - Bón vôi. * Để hiểu đầy đủ về cải tạo đất. - Giới thiệu một số loại đất cần được cải tạo ở nước ta: Đất xám bạc màu: tầng mặt mỏng, đất chua. Đất mặn: nồng độ muối cao. Đất phèn: nhiều muối đất rất chua. - Các em xem hình 3, 4, 5 và bảng ở phần II. Nêu các biện pháp cải tạo đất? - Nhóm các em hoàn thành bảng theo câu hỏi: Mục đích của các biện pháp đó là gì? Biện pháp đó được dùng cho loại đất nào? - Gọi vài nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét. - Giáo viên nhận xét kết quả làm của học sinh. - Chú ý nghe. - Cày sâu, bừa kĩ, bón phân hữu cơ. Làm ruộng bậc thang. Trồng xen cây nông nghiệp giữa các băng cây xanh. Cày nông, bừa sục, giữ nước liên tục, thay nước thường xuyên. Bón vôi. - Tăng bề dày, cung cấp chất dinh dưỡng áp dụng đất mỏng, nghèo dinh dưỡng. Hạn chế xói mòn áp dụng đất dốc, đất đồi. Tăng che phủ mặt đất áp dụng đất đồi. Để giảm mặn, phèn áp dụng đất mặn, đất phèn. Giảm chua áp dụng đất chua. - Theo chuẩn bị. - Chú ý nghe. 5’ Hoạt động 3: Củng cố - Gọi học sinh đọc ghi nhớ. - Vì sao phải cải tạo đất? - Người ta thường dùng những biện pháp nào để cải tạo đất? - Nêu những biện pháp cải tạo đất đã áp dụng ở địa phương em? - Đọc ghi nhớ. - Bài học. - Bài học. - Cày sâu, bừa kĩ, bón phân hữu cơ. 4- Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: (2’) - Về học thuộc bài. - Đọc trước bài 7: Tác dụng của phân bón trong trồng trọt. IV/ RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG:
File đính kèm:
- Tiết 3.doc