Giáo án Công nghệ 7 - Tiết 2: Một số tính chất của đất trồng
Hđ1: Tìm hiểu thành phần cơ giới của đất 9’
? Đất trồng gồm mấy thành phần?
HS (bài cũ)
? Phần rắn được hình thành từ?
HS (bài cũ)
? Trong thành phần vô cơ gồm những hạt có kích thước khác nhau, đó là hạt gì?
→ HS dựa vào thông tin sgk
? Kích thước từng hạt là bao nhiêu?
→ HS dựa vào thông tin sgk
→ Tỉ lệ % các hạt cát, limon, sét tạo nên thành phần cơ giới của đất.
? Ý nghĩa của việc xác định thành phần cơ giới của đất là gì?
→ HS dựa vào thông tin sgk
GV: 2 HS ngồi gần trao đổi với nhau:
1. Thành phần cơ giới khác thành phần của đất như thế nào?
2. Đất cát, thịt, sét có thành phần cơ bản là gì?
→ HS thảo luận → Nhóm trình bày → Nhóm nhận xét, kết luận
Hđ2: Tìm hiểu độ chua, độ kiềm của đất 5’
GV yêu cầu HS nghiên cứu sgk 1'
? Làm thế nào để xác định độ chua độ kiềm của đất.
→ Dựa vào trị số pH
? Trị số pH dao động trong phạm vi nào?
→ HS: 0 → 14
Tuần 01 Ngày soạn: 18/08/2010 Tiết 2: Bài 3: MỘT SỐ TÍNH CHẤT CỦA ĐẤT TRỒNG I. Mục tiêu: Sau bài này, HS phải: - Hiểu được thành phần cơ giới của đất trồng là gì? - Trả lời được các câu hỏi: Thế nào là đất chua, kiềm, trung tính. Vì Sao đất giữ được nước và chất dinh dưỡng.Thế nào là độ phì nhiêu của đất. - Có ý thức bảo vệ, duy trì và nâng cao độ phì nhiêu cho đất II. Phương tiện: Sgk, giáo án, tài liệu tham khảo III Tiến trình dạy học: 1. Ổn định tổ chức lớp: 1’ 2. Kiểm tra bài cũ. 5’ 1. Trồng trọt có vai trò gì trong nền kinh tế quốc dân? 2. Đất trồng là gì? Nêu vai trò của đất trồng? 3. Giảng bài mới: a. Giới thiệu bài mới: 1’ Cây trồng sinh trưởng phát triển trên đất. Người trồng cây cần hiểu về đất để có những biện pháp kĩ thuật phù hợp với đặc điểm của đất và cây trồng. Bài học hôm nay giới thiệu về 1số tính chất của đất trồng b. Hoạt động: Hoạt động thầy trò Nội dung Hđ1: Tìm hiểu thành phần cơ giới của đất 9’ ? Đất trồng gồm mấy thành phần? HS (bài cũ) ? Phần rắn được hình thành từ? HS (bài cũ) ? Trong thành phần vô cơ gồm những hạt có kích thước khác nhau, đó là hạt gì? → HS dựa vào thông tin sgk ? Kích thước từng hạt là bao nhiêu? → HS dựa vào thông tin sgk → Tỉ lệ % các hạt cát, limon, sét tạo nên thành phần cơ giới của đất. ? Ý nghĩa của việc xác định thành phần cơ giới của đất là gì? → HS dựa vào thông tin sgk GV: 2 HS ngồi gần trao đổi với nhau: 1. Thành phần cơ giới khác thành phần của đất như thế nào? 2. Đất cát, thịt, sét có thành phần cơ bản là gì? → HS thảo luận → Nhóm trình bày → Nhóm nhận xét, kết luận Hđ2: Tìm hiểu độ chua, độ kiềm của đất 5’ GV yêu cầu HS nghiên cứu sgk 1' ? Làm thế nào để xác định độ chua độ kiềm của đất. → Dựa vào trị số pH ? Trị số pH dao động trong phạm vi nào? → HS: 0 → 14 ? Với trị số nào của pH thì được gọi là đất chua, kiềm, trung tính? → HS dựa vào sgk ? Việc xác định độ chua, kiềm của đất để làm gì? → HS: để có kế hoạch sử dụng và cải tạo. Hđ3: Tìm hiểu khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của đất 12’ GV yêu cầu HS nghiên cứu sgk 1' ? Vì sao đất giữ được nước và chất dinh dưỡng? → HS dựa vào sgk ? Kích thước của các hạt trong đất là bao nhiêu? → HS (trả lời ở mục 1) ? Đất cát, thịt, sét có thành phần cơ bản là gì? → HS ? Sắp xếp loại đất có kích thước các hạt tứ thấp đến cao? → HS dựa vào kích thước các hạt ? Đất nào giữ nước tốt nhất? Vì sao? → HS dự đoán → Kết lại đất giữ nước tốt nhất GV yêu cầu HS về nhà làm bài tập/ 6 sgk và ghi vào vở nội dung mục III Hđ4: Tìm hiểu khả độ phì nhiêu của đất 9’ GV: Có 2 mảnh đất: đất thiếu nước thiếu chất dinh dưỡng và đất đủ nước đủ chất dinh dưỡng.? Cây trồng sinh trưởng phát triển trên đất nào cho năng suất cao? → HS nêu ý kiến cá nhân ? Yếu tố nào quyết định độ phì nhiêu của đất? → HS: nước và chất dinh dưỡng. ? Đất đủ nước đủ chất dinh dưỡng chưa hẳn là đất phì nhiêu. Vì sao? Lấy VD minh hoạ. → HS ? Muốn đạt năng suất cao, ngoài yếu tố độ phì nhiêu cần yếu tố nào nữa? → HS dựa vào sgk GV: Để đấ có độ phì nhiêu phải sử dụng hợp lý, không chạt phá rừng bừa bãi gây rửa trôi xói mòn. I. Thành phần cơ giới của đất: - Tỉ lệ % các hạt cát, limon và sét tạo nên thành phần cơ giới của đất. - Gồm 3 loại đất chính: đất cát, đất thịt, đất sét. II. Độ chua, độ kiềm của đất - Độ chua độ kiềm của đất được đo bằng độ pH - Căn cứ vào độ pH người ta chia đất thành: đất chua (pH7.5). III. Khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của đất - Khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của đất phụ thuộc vào kích thước các hạt cát, limon, sét và chất mùn. - Hạt có kích thước càng bé khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng càng tốt. IV. Độ phì nhiêu của đất Độ phì nhiêu của đất là khả năng cung cấp đủ nước, oxi, chất dinh dưỡng đồng thời không chứa chất gây hại. 4. Củng cố: 2’ Đọc ghi nhớ và trả lời câu hỏi sgk 5. Dặn dò: 1’ Về học bài và xem trước bài 6 RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY:
File đính kèm:
- tiet 2.doc