Giáo án Công nghệ 7 - Tiết 2: Một số tính chất chính của đất trồng

- Kiểm tra bài cũ:

+ Trồng trọt có vai trò gì đối với đời sống nhân dân và nền KT ở địa ph¬ương em? Nhiệm vụ của trồng trọt n¬ước ta hiện nay là gì?

+ Đất trồng là gì? Nêu vai trò và thành phần của đất trồng?

- Bài mới: Hiện nay cũng như trong tương lai, cây trồng vẫn chủ yếu sinh trưởng và phát triển trên đất, người trồng trọt cần hiểu về đất trồng để có những biện pháp kĩ thuật phù hợp với đặc điểm của đất và cây trồng. Bài học hôm nay nghiên cứu một số tính chất chính của đất.

3. Các hoạt động dạy và học.

HĐ1: Tìm hiểu thành phần cơ giới của đất. (10’)

- MT: Trình bày được thành phần cơ giới của đất. Nhận dạng được đất cát, đất thịt, đất sét bằng quan sát. Từ đặc điểm của đất cát, đất sét, có ý thức cải tạo đất để giảm tỉ lệ hạt cát, hạt sét, làm cho đất có nhiều đặc điểm tốt, có khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng tốt.

- ĐDDH: Một số mẫu đất.

- Cách tiến hành:

 

doc4 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 544 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 7 - Tiết 2: Một số tính chất chính của đất trồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 21 - 08 - 14.
Ngày giảng:	 7A1. 23 - 08 - 14.
 7A2. 23 - 08 - 14.
Tiết 2 - Bài 3. 
MỘT SỐ TÍNH CHẤT CHÍNH CỦA ĐẤT TRỒNG.
I. Mục tiêu. 
- KT: Trình bày được thành phần cơ giới của đất. Nêu được các trị số pH của đất chua, đất kiềm và đất trung tính. Trình bày được khả năng giữ nước, chất dinh dưỡng của đất. So sánh khả năng giữ nước, chất dinh dưỡng của đất cát, đất thịt, đất sét. Trình bày khái niệm độ phì nhiêu của đất, nêu được vai trò độ phì nhiêu của đất đối với năng suất cây trồng.
- KN: Nhận dạng được đất cát, đất thịt, đất sét bằng quan sát.
- TĐ: Từ đặc điểm của đất cát, đất sét, có ý thức cải tạo đất để giảm tỉ lệ hạt cát, hạt sét, làm cho đất có nhiều đặc điểm tốt, có khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng tốt. Từ đặc điểm về độ chua, kiềm của đất, có ý thức cải tạo đất có độ pH cao quá hay thấp quá, tạo cho đất có độ chua phù hợp, đảm bảo cho sản xuất. Từ đặc điểm về độ phì nhiêu của đất, có ý thức bảo vệ, làm cho đất trồng luôn có độ phì nhiêu, đảm bảo cho sản xuất.
II. Đồ dùng dạy học.
- GV: Một số mẫu đất, cốc đựng, giấy quỳ tím, thang pH.
- HS: Đọc và tìm hiểu trước bài ở nhà.
III. Phương pháp.
- Trực quan, vấn đáp
IV. Tổ chức giờ dạy.
1. ÔĐTC. (1’)
2. Khởi động. (3’)
- Kiểm tra bài cũ:
+ Trồng trọt có vai trò gì đối với đời sống nhân dân và nền KT ở địa phương em? Nhiệm vụ của trồng trọt nước ta hiện nay là gì?
+ Đất trồng là gì? Nêu vai trò và thành phần của đất trồng? 
- Bài mới: Hiện nay cũng như trong tương lai, cây trồng vẫn chủ yếu sinh trưởng và phát triển trên đất, người trồng trọt cần hiểu về đất trồng để có những biện pháp kĩ thuật phù hợp với đặc điểm của đất và cây trồng. Bài học hôm nay nghiên cứu một số tính chất chính của đất. 
3. Các hoạt động dạy và học.
HĐ1: Tìm hiểu thành phần cơ giới của đất. (10’)
- MT: Trình bày được thành phần cơ giới của đất. Nhận dạng được đất cát, đất thịt, đất sét bằng quan sát. Từ đặc điểm của đất cát, đất sét, có ý thức cải tạo đất để giảm tỉ lệ hạt cát, hạt sét, làm cho đất có nhiều đặc điểm tốt, có khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng tốt. 
- ĐDDH: Một số mẫu đất.
- Cách tiến hành:
HĐ của GV.
HĐ của HS.
Nội dung.
? Em hãy cho biết đất trồng được tạo nên bởi những thành phần nào?
- GVTB: Trong phần rắn của đất gồm rất nhiều những hạt có kích thước khác nhau, đó là: Hạt cát, li mon, hạt sét. GV cho hs quan sát một số mẫu đất
- Yêu cầu HS tìm hiểu trong SGK về kích thước của hạt cát, sét, li mon.
? Dựa vào em hãy cho biết chúng khác nhau như thế nào?
GV nhận xét, kết luận: Dựa vào thành phần của các hạt có trong đất mà ngời ta chia đất trồng thành: Đất sét, đất thịt, đất cát
+ Đất sét: 25% sét, 30% limon, 45 % cát.
+ Đất thịt: 45% cát, 40% limon, 15% sét.
+ Đất cát: 85% cát, 10% limon, 5% sét.
? Thµnh phÇn c¬ giíi cña ®Êt kh¸c víi thµnh phÇn cña ®Êt nh­ thÕ nµo?
? §Êt c¸t, thÞt, sÐt cã ®Æc ®iÓm g×?
- GV nhËn xÐt, kÕt luËn cho HS ghi chÐp.
- HS: Phần nước, khí và phần rắn.
HS: Lắng nghe, quan sát, tiếp thu.
- HS đọc SGK và tìm hiểu.
- HS: Kích thước các hạt là khác nhau.
- HS: Lắng nghe, tiếp thu
- HS: Thành phần cơ giới là tỉ lệ các hạt cát, li mon, sét có trong đất.
- Trong thành phần mỗi loại chứa nhiều thành phần đó (cát, limon, sét)
I. Thµnh phÇn c¬ giíi cña ®Êt lµ g×?
- TØ lÖ % c¸c h¹t c¸t, li mong, sÐt trong ®Êt t¹o nªn thµnh phÇn c¬ giíi cña ®Êt.
- Tuú theo tØ lÖ tõng lo¹i h¹t trong ®Êt mµ chia ®Êt thµnh ®Êt c¸t, thÞt, sÐt.
HĐ2: Tìm hiểu thế nào là độ chua, kiềm của đất. (10’)
- MT: Nêu được các trị số pH của đất chua, đất kiềm và đất trung tính. Từ đặc điểm về độ chua, kiềm của đất, có ý thức cải tạo đất có độ pH cao quá hay thấp quá, tạo cho đất có độ chua phù hợp, đảm bảo cho sản xuất.
- ĐDDH: Giấy quỳ tím, thang pH.
- Cách tiến hành:
HĐ của GV.
HĐ của HS.
Nội dung.
GV thông báo: Người ta dùng trị số pH để đánh giá độ chua, kiềm của đất. Để đo độ chua, kiềm của đất người ta lấy dung dịch đất để đo độ pH, từ đó xác định độ chua của đất.
- GV giới thiệu giấy quỳ sau đó trình bày cách đo độ pH của đất và xác định độ pH của đất. (Yêu cầu HS theo dõi SGK để xác định đất chua, kiềm, trung tính.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS quan sát, tiếp thu, nhận xét.
II. Thế nào là độ chua, kiềm của đất.
- Độ chua, kiềm của đất được đo bằng độ pH.
+ Đất có pH < 6,5 là chua.
+ Đất có 6,5 ≤ pH ≤ 7,5 là đất trung tính.
+ Đất có pH > 7,5 là đất kiềm.
- Nếu đất bị chua, không sử dụng được sẽ ảnh hưởng như thế nào đến MT và BĐKK, để cho đất không bị chua ta phải làm gì?
- Làm gia tăng các hiện tượng bão, lũ quyét, sạt lở đất, xói mòn đất, rửa trôi kiềm trong đất cùng với các nguyên nhân khác làm cho đất bị chua. Cần tiến hành các biện pháp cải tạo đất chua thường xuyên như: Bón vôi, thau chua, canh tác hợp lí.
HĐ3: Tìm hiểu khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của đất. (10’)
- MT: Trình bày được khả năng giữ nước, chất dinh dưỡng của đất. So sánh khả năng giữ nước, chất dinh dưỡng của đất cát, đất thịt, đất sét. Từ đặc điểm của đất cát, đất sét, có ý thức cải tạo đất để giảm tỉ lệ hạt cát, hạt sét, làm cho đất có nhiều đặc điểm tốt, có khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng tốt. 
- ĐDDH: Một số mẫu đất, giấy quỳ tím, thang pH.
- Cách tiến hành:
HĐ của GV.
HĐ của HS.
Nội dung.
- GV làm thí nghiệm để tìm hiểu khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của từng loại đất. ( 3 cốc đựng 3 loại đất, đổ vào 3 cốc nước với lượng nước bằng nhau) cho HS quan sát.
? Em thấy cốc nào nước chảy xuống trước nhất, cốc nào nước chảy xuống cuối cùng?
? Vậy em có nhận xét gì về khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của từng loại đất.
- GV nhận xét, kết luận.
- HS quan sát, lắng nghe, tiếp thu.
- HS: Đất cát cho nước chảy xuống trước, cốc đựng đất sét nước chảy xuống cuối cùng.
- HS trả lời cá nhân vào bảng trong SGK.
- HS lắng nghe, tiếp thu, ghi chép ý chính.
III. Khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của đất.
+ Đất sét giữ nước, chất dinh dưỡng tốt nhất.
+ Đất thịt giữ nước và chất dinh dưỡng trung bình.
+ Đất cát giữ nước và chất dinh dưỡng kém.
HĐ4: Tìm hiểu độ phì nhiêu của đất. (8’)
- MT: Trình bày khái niệm độ phì nhiêu của đất, nêu được vai trò độ phì nhiêu của đất đối với năng suất cây trồng. Từ đặc điểm về độ phì nhiêu của đất, có ý thức bảo vệ, làm cho đất trồng luôn có độ phì nhiêu, đảm bảo cho sản xuất.
- ĐDDH:
- Cách tiến hành:
HĐ của GV.
HĐ của HS.
Nội dung.
- GV gọi 1 HS đọc nội dung SGK.
? Đất phì nhiêu phải có đủ đặc điểm quan trọng nào?
? Làm thế nào để đảm bảo đất luôn được phì nhiêu.
- 1 HS đọc các em khác theo dõi SGK.
- HS: đất phì nhiêu là đất có đủ khả năng cung cấp nước, oxi và chất dinh dưỡng cho cây.
- HS: Phải thực hiện các biện pháp làm tơi xốp đất, bón phân cho đất
IV. Độ phì nhiêu của đất.
- Độ phì nhiêu của đất là khả năng của đất cung cấp đầy đủ nước, oxi, chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng.
- Đất trồng mà không có độ phì nhiêu thì sẽ ảnh hưởng như thế nào đến MT và BĐKK?
- Hiện nay ở nước ta việc chăm bón không hợp lí, chặt phá rừng bừa bãi gây ra sự rửa trôi, sói mòn làm cho đất bị giảm độ phì nhiêu một cách nghiêm trọng. BĐKH là đã thúc đẩy hiện tượng xói mòn, rửa trôi đất, thậm chí mất đất ở các vùng ven biển, cửa sông do lũ lụt, ngập úng. Do vậy phải nâng cao độ phì nhiêu cho đất bằng các biện pháp: Làm đất đúng kỹ thuật; chống xói mòn; bón nhiều phân hữu cơ và bón đúng cách.
4. Củng cố - dặn dò. (3’)
- GV gọi 1 HS đọc ghi nhớ, các em khác theo dõi SGK.
- Thế nào là đất chua, đất kiềm và đất trung tính?
- Vì sao đất giữ được nước và chất dinh dưỡng. Độ phì nhiêu của đất là gì?
- Tìm hiểu các biện pháp sử dụng, cải tạo và bảo vệ đất ở địa phương em.
- Đọc và tìm hiểu trước nội dung bài 6 - SGK - 13.
_____________________________________________

File đính kèm:

  • docTiet2..doc