Giáo án Công nghệ 7 - Tiết 19: Thu hoạch, bảo quản và chế biến nông sản

2. Khởi động. (3’)

- Kiểm tra bài cũ: (Slides 1)

? Mục đích của việc làm cỏ, vun xới cho cây trồng.

? Nêu các phương pháp tưới nước, cho ví dụ ở từng phương pháp.

- Bài mới: Năng suất cao và phẩm chất tốt của cây trồng là mục tiêu đạt tới của ngành trồng trọt, ngoài yếu tố giống và kĩ thuật canh tác, thì thu hoạch, bảo quản là khâu cuối cùng quyết định đến năng suất và chất lượng sản phẩm. Vậy thu hoạch, bảo quản, chế biến như thế nào có hiệu quả nhất, chúng ta đi nghiên cứu bài học hôm nay.

3. Các hoạt động dạy và học.

HĐ1: Tìm hiểu mục tiêu và cách thu hoạch nông sản. (15’)

- MT: Trình bày được yêu cầu và PP thu hoạch phù hợp với loại SP để đảm bảo số lượng, chất lượng, đáp ứng mục đích sử dụng. Bổ sung được các VD thu hoạch sản phẩm trong trồng trọt ở địa phương và nêu được ưu, nhược điểm của mỗi PP đó.

- ĐDDH: Máy chiếu.

 

doc4 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 505 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 7 - Tiết 19: Thu hoạch, bảo quản và chế biến nông sản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 30 - 10 - 13.
Ngày giảng:	 7A1. 01 - 11 - 13.
 7A2. 01 - 11 - 13.
Tiết 19 - Bài 20. 
THU HOẠCH, BẢO QUẢN VÀ CHẾ BIẾN NÔNG SẢN.
I. Mục tiêu. 
- KT: Trình bày được yêu cầu và phương pháp thu hoạch, lấy ví dụ. Nêu được mục đích của bảo quản, điều kiện để bảo quản. Nêu các phương pháp bảo quản, lấy ví dụ. Trình bày được mục đích của việc chế biến, các phương pháp chế biến. Liên hệ ở địa phương những sản phẩm được chế biến. 
- TĐ: Vận dụng vào việc chế biến, bảo quản một số sản phẩm trồng trọt của gia đình để bảo quản, sử dụng được lâu dài, thực hiện tốt thao tác thu hoạch một số sản phẩm.
II. Đồ dùng dạy học.
- GV: Máy chiếu...
- HS: Tìm hiểu trước các cách thu hoạch, chế biến và bảo quản nông sản ở địa phương.
III. Phương pháp.
- Trực quan, vấn đáp
IV. Tổ chức giờ dạy.
1. ÔĐTC. (1’)
2. Khởi động. (3’)
- Kiểm tra bài cũ: (Slides 1)
? Mục đích của việc làm cỏ, vun xới cho cây trồng.
? Nêu các phương pháp tưới nước, cho ví dụ ở từng phương pháp. 
- Bài mới: Năng suất cao và phẩm chất tốt của cây trồng là mục tiêu đạt tới của ngành trồng trọt, ngoài yếu tố giống và kĩ thuật canh tác, thì thu hoạch, bảo quản là khâu cuối cùng quyết định đến năng suất và chất lượng sản phẩm. Vậy thu hoạch, bảo quản, chế biến như thế nào có hiệu quả nhất, chúng ta đi nghiên cứu bài học hôm nay.
3. Các hoạt động dạy và học.
HĐ1: Tìm hiểu mục tiêu và cách thu hoạch nông sản. (15’)
- MT: Trình bày được yêu cầu và PP thu hoạch phù hợp với loại SP để đảm bảo số lượng, chất lượng, đáp ứng mục đích sử dụng. Bổ sung được các VD thu hoạch sản phẩm trong trồng trọt ở địa phương và nêu được ưu, nhược điểm của mỗi PP đó.
- ĐDDH: Máy chiếu...
- Cách tiến hành:
HĐ của GV.
HĐ của HS.
Nội dung.
GV yêu cầu học sinh quan sát Slides 2
- Theo các em thu hoạch ở giai đoạn nào thì sẽ có năng xuất và chất lượng tốt nhất?
? Vì sao không nên thu hoạch ở các giai đoạn khác (a,c).
? Vậy để thủ hoạch nông sản cần đảm bảo yêu cầu thế nào?
*THNL&HQ: Thu hoạch đúng lúc sẽ cho sản lượng cao nhất và chất lượng tốt nhất. Thu hoạch không kịp thời sẽ làm giảm số lượng và chất lượng nông sản
- GV yêu cầu hs quan sát Slides 3. 
? Trong các loại cây trồng sau, sản phẩm thu được là gì ? Cách thu hoạch loại sản phẩm đó.
- GV yêu cầu hs quan sát Slides 4. 
? Nêu tên các phương pháp thu hoạch và lấy ví dụ.
? Thu hoạch bằng dụng cụ gì? 
- GV cho HS quan sát Slides 5 giới thiệu và kết luận.
- HS trả lời ở giai đoạn hạt chín, vàng đều (b). 
- HS: Non quá hay già quá thì chất lượng và sản lượng giảm.
- HS: Đúng độ chín, nhanh gọn
- HS lắng nghe, tiếp thu, ghi chép ý chính.
- HS quan sát trả lời.
- HS trả lời: Hái, đào, nhổ bằng tay. 
- Có thể dùng: kéo, dao, liềm, cuốc, xẻng
- HS lắng nghe, tiếp thu, ghi chép ý chính.
I. Thu hoạch.
1. Yêu cầu.
- Phải tiến hành đúng lúc chín, nhanh gọn và cẩn thận.
2. Phương pháp thu hoạch.
- Thường dùng phương pháp: hái, đào, cắt, nhổ bằng tay.
HĐ2: Tìm hiểu mục tiêu và phương pháp bảo quản nông sản. (12)
- MT: Nêu được mục đích chung của bảo quản SP sau thu hoạch, điều kiện cơ bản về SP và phương tiện để bảo quản tốt mỗi loại SP có đặc điểm về thành phần cấu tạo, hoạt động sinh lí khác nhau. Nêu các PP bảo quản và giải thích cơ sở khoa học của mỗi PP đó, lấy ví dụ.
- ĐDDH: Máy chiếu...
- Cách tiến hành:
HĐ của GV.
HĐ của HS.
Nội dung.
- GV nêu và giải thích mục đích của việc bảo quản nông sản.
THNL&HQ: Thực hiện đúng quy trình trong bảo quản làm giảm thiểu các thất thoát, hư hỏng sản phẩm nông nghiệp.
- GV cho HS đọc nội dung SGK.
- Để bảo quản tốt các loại hạt, rau quả cần được bảo quản trong điều kiện như thế nào?
- GV nhận xét, kết luận Slides 6. 
- Theo em có những pp bảo quản nào? Lấy ví dụ?
- GV cho HS quan sát Slides 7 và kết luận. 
? Theo em thì những loại nông sản nào thì bảo quản lạnh.
- HS lắng nghe, tiếp thu và ghi chép.
- 1 HS đọc, các em khác theo dõi SGK.
- HS dựa vào SGK trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu, ghi chép ý chính.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu, ghi chép ý chính.
- HS trả lời: các loại hoa, quả.
II. Bảo quản.
1. Mục đích.
- Hạn chế sự hao hụt về số lượng, chất lượng của sản phẩm.
2. Các điều kiện để bảo quản tốt.
(SGK - 48)
3. Phương pháp bảo quản.
- Bảo quản thông thoáng.
- Bảo quản kín.
- Bảo quản lạnh
HĐ3: Tìm hiểu mục tiêu và cách chế biến nông sản. (11' )
- MT: Trình bày được mục đích cơ bản của việc chế biến SP trong trồng trọt, các PP chế biến tương ứng với từng loại sản phẩm. Liên hệ ở địa phương những SP được chế biến và chỉ ra ưu, nhược điểm của cách chế biến đó.
- ĐDDH: Máy chiếu...
- Cách tiến hành:
HĐ của GV.
HĐ của HS.
Nội dung.
- GV yêu cầu HSQS Slides 8. Nêu mục đích chế biến nông sản? 
? Em nào lấy VD chứng minh: Nhờ chế biến mà tăng giá trị và kéo dài thời gian bảo quản?
THNL&HQ: Thực hiện đúng quy trình trong chế biến làm giảm thiểu các thất thoát, hư hỏng sản phẩm nông nghiệp
? Theo em cần chế biến như thế nào với các nông sản sau để giữ được lâu mà không giảm chất lượng:
+ Quả: Vải, nhãn, dứa
+ Củ: Sắn, sắn dây, dong riềng
+ Hạt: Ngô, đậu
+ Rau: Xu hào, cải
* GV cho HSQS Slides 9 và kết luận các phương pháp chế biến nông sản.
? Em hãy kể một vài cách chế biến sản phẩm ở địa phương mà em biết.
- GV yêu cầu HSQS Slides 10 và trả lời câu hỏi.
- HS quan sát và trả lời
- HS lấy ví dụ: mận, mơ.. chế biến thành nước xirô, dứa đóng hộp
- HS có thể trả lời: 
+ Quả: Sấy khô, ướp lạnh..
+ Củ: Chế thành bột hoặc phơi khô...
+ Hạt: Phơi khô
+ Rau: Muối chua, đóng hộp
- HS lắng nghe, tiếp thu, ghi chép ý chính.
- HS quan sát, ghi các PP chế biến.
- HS trả lời.
III. Chế biến.
1. Mục đích.
- Chế biến nông sản nhằm làm tăng giá trị sản phẩm và kéo dài thời gian bảo quản.
2. Phương pháp chế biến.
- Sấy khô.
- Chế biến thành bột mịn hay tinh bột.
- Muối chua.
- Đóng hộp.
4. Củng cố - dặn dò. (3’)
- GV gọi 1 HS đọc ghi nhớ, các em khác lắng nghe, tiếp thu.
- Yêu cầu học sinh quan sát Slides 11, 12, 13, 14, 15 và trả lời câu hỏi 
- Tìm hiểu các phương pháp trồng xen canh, luân canh cây nông sản ở địa phương.
_____________________________________________

File đính kèm:

  • docTiet 19..doc