Giáo án Công nghệ 7 - Tiết 17: Thu họạch, bảo quản và chế biến nông sản

Hđ1: Tìm hiểu phương pháp thu hoạch 19’

GV nêu vấn đề: Nên thu hoạch ở giai đoạn nào để có năng suất và chất lượng tốt nhất?

1. Lúa thu hoạch ở giai đoạn:

 a. Hạt vừa và chắc.

 b. Hạt chín vàng nặng hạt.

 c. Hạt chín vàng, cây đổ.

2. Thanh long thu hoạch ở giai đoạn:

 a. Trái vừa chín màu đỏ nhạt.

 b. Trái chín đều, da căng bóng.

 c. Trái đỏ đậm, da rạn nứt.

→ HS thảo luận 2' và đưa ra kết quả (1b, 2b)

? Vì sao không thu hoạch ở giai đoạn 1a, 2a, 1c, 2c?

→ HS: vì chất lượng nông sản không tốt,

? Thu hoạch nông sản cần đảm bảo yêu cầu nào?

→ HS dựa vào sgk

Gv nhấn mạnh cho hs thấy được hậu quả của việc thu hoạch nông sản không đảm bảo thời gian cách li ảnh hưởng đến sức khoẻ người sử dụng.

GV treo tranh hình 31 và yêu cầu HS quan sát, thảo luận theo nhóm với thời gian 2':

 

doc4 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 697 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 7 - Tiết 17: Thu họạch, bảo quản và chế biến nông sản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9	Ngày soạn: 12/10/10 
Tiết 17: Bài : 20	THU HỌẠCH, BẢO QUẢN VÀ CHẾ BIẾN NÔNG SẢN
	I. Mục tiêu: Sau bài này, HS phải:
 - Hiểu được mục đích và yêu cầu của phương pháp thu hoạch, bảo quản và chế biến nông sản
 - Có ý thức tiết kiệm tránh làm hao hụt, thất thoát trong thu hoạch, bảo quản và đảm bảo an toàn thực phẩm trong thu hoạch và vệ sinh trong bảo quản,chế biến.
	II. Phương tiện: Sgk, giáo án, tài liệu tham khảo, bảng phụ, tranh H31 phóng to.
	III. Tiến trình dạy học:
 1. Ổn định tổ chức lớp.
 2. Kiểm tra bài cũ: 5’ 1. Kể các biện pháp chăm sóc cây trồng ở địa phương em?	 2. Nêu tác dụng của những biện pháp đó?
 3. Giảng bài mới:
 a. Giới thiệu bài mới: 1’ Thu hoạch, bảo quản và chế biến nông sản là khâu cuối cùng của qui trình sản xuất cây trồng. Thu hoạch, bảo quản và chế biến nông sản như thế nào để không làm giảm chất lượng và sản lượng nông sản, giá trị hàng hoá. Bài học hôm nay chúng ta cùng nghiên cứu.
 b. Hoạt động:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hđ1: Tìm hiểu phương pháp thu hoạch 19’
GV nêu vấn đề: Nên thu hoạch ở giai đoạn nào để có năng suất và chất lượng tốt nhất?
1. Lúa thu hoạch ở giai đoạn:
 a. Hạt vừa và chắc.
 b. Hạt chín vàng nặng hạt.
 c. Hạt chín vàng, cây đổ.
2. Thanh long thu hoạch ở giai đoạn:
 a. Trái vừa chín màu đỏ nhạt.
 b. Trái chín đều, da căng bóng.
 c. Trái đỏ đậm, da rạn nứt.
→ HS thảo luận 2' và đưa ra kết quả (1b, 2b)
? Vì sao không thu hoạch ở giai đoạn 1a, 2a, 1c, 2c?
→ HS: vì chất lượng nông sản không tốt, 
? Thu hoạch nông sản cần đảm bảo yêu cầu nào?
→ HS dựa vào sgk
Gv nhấn mạnh cho hs thấy được hậu quả của việc thu hoạch nông sản không đảm bảo thời gian cách li ảnh hưởng đến sức khoẻ người sử dụng.
GV treo tranh hình 31 và yêu cầu HS quan sát, thảo luận theo nhóm với thời gian 2':
1. Có thể thu hoạch bằng cách nào?
2. Bằng dụng cụ gì?
3. Cho ví dụ minh hoạ?
→ HS thảo luận, trình bày
→ Nhóm nhận xét, bổ sung
? Thu hoạch bằng máy móc và thu hoạch bằng công cụ đơn giản có gì khác nhau.
→ HS suy nghĩ trả lời.
GV bổ sung
Hđ2: Tìm hiểu phương pháp bảo quản 17’
? Tại sao phải bảo quản nông sản sau thu hoạch?
→ HS dựa vào thông tin sgk
GV cho vd các loại nông sản sau và yêu cầu hs nêu cách bảo quản: rơm, lúa, khoai mì, rau xanh.
→ HS suy nghĩ và nêu cách bảo quản.
? Để bảo quản tốt hạt giống cần điều kiện nào?
→ HS dựa vào thông tin sgk
? Ở địa phương em, sau khi thu hoạch người nông dân thường bảo quản bằng cách nào? 
→ HS liên hệ địa phương
? Có những phương pháp bảo quản nào? 
→ HS dựa vào sgk
Các loại nông sản trên được bảo quản theo phương pháp nào.
→ HS trả lời được: rơm, khoai mì bảo quản thông thoáng; lúa bảo quản kín; rau xanh bảo quản lạnh.
? Cho vd các loại nông sản khác được bảo quản theo các phương pháp trên.
→ HS cho vd.
GV lấy vd về các cơ sở sản xuất dùng hoá chất bảo quản nông sản gây ngộ độc thực phẩm.
I. Thu hoạch
1. Yêu cầu:
Khi thu hoạch nông sản cần đảm bảo: đúng độ chín, nhanh gọn và cẩn thận
2. Phương pháp thu hoạch
Tuỳ mỗi loại cây trồng mà có phương pháp thu hoạch thích hợp:
- Hái: 
VD: đậu, xoài.
- Đào:
 VD: khoai lang, khoai tây,.
-Nhổ 
VD: cà rốt, đậu phộng,. 
- Cắt:
VD: lúa, hoa,
II. Bảo quản
 1. Mục đích
Nhằm hạn chế sự hao hụt về số lượng và giảm sút chất lượng nông sản.
2. Phương pháp bảo quản
- Điều kiện bảo quản
+ Đối với các loại hạt: phơi, sấy khô
+ Rau qủa tươi chọn loại sạch sẽ, không giập nát.
+ Kho xây dựng nơi cao ráo, thoáng mát, có hệ thống thông gió, khử trùng.
- Phương pháp bảo quản:
+ Bảo quản thông thoáng.
+ Bảo quản kín.
+ Bảo quản lạnh.
 4.Củng cố: 2’ Trả lời câu hỏi 1,2 sgk
 5. Dặn dò: 1’ Về nhà học bài và xem phần còn lại.
RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY:
Tuần 09	Ngày soạn: 15/10/10	 Tiết 18: Bài : 20	THU HỌẠCH, BẢO QUẢN VÀ CHẾ BIẾN NÔNG SẢN (tt)
	I. Mục tiêu: Sau bài này, HS phải:
 - Hiểu được mục đích và yêu cầu của pp thu hoạch, bảo quản và chế biến nông sản
 - Có ý thứctiết kiệm tránh làm hao hụt, thất thoát trong thu hoạch bảo quản và đảm bảo vệ sinh trong chế biến
	II. Phương tiện: Sgk, giáo án, tài liệu tham khảo
	III. Tiến trình dạy học:
 1. Ổn định tổ chức lớp. 1’
 2. Kiểm tra bài cũ: 7’ 1. Yêu cầu của việc thu hoạch nông sản? giải thích các yêu cầu đó? 
 2.Mục đích của việc bảo quản nông sản? cho ví dụ cách bảo quản một số loại nông sản ở địa phương em?
 3. Giảng bài mới:
 a. Giới thiệu bài mới: 1’ Thu hoạch, bảo quản và chế biến nông sản là khâu cuối cùng của qui trình sản xuất cây trồng. Thu hoạch, bảo quản và chế biến nông sản như thế nào để không làm giảm chất lượng và sản lượng nông sản, giá trị hàng hoá. Bài học hôm nay chúng ta cùng nghiên cứu.
 b. Hoạt động:
Hoạt động thầy trò
Nội dung
Hđ3: Tìm hiểu phương pháp chế biến 35’
? Tại sao phải chế biến nông sản?
→ HS dựa vào sgk
? Có thể kéo dài thời gian bảo quản bằng cách nào? VD.
→ HS dựa vào sgk
? Có những phương pháp chế biến nào.
HS: sấy khô, chế biến thành tinh bột, muối chua, đóng hộp.
GV chia nhóm thảo luận, mỗi nhóm thảo luận 1 phương pháp trong thời gian 10’:
? cách làm của phương pháp đó.
? cho ví dụ các loại nông sản sử dụng các phương pháp chế biến này.
HS thảo luận theo nhóm.
Các nhóm trình bày phần thảo luận của nhóm lên bảng.
Các nhóm nhận xét và bổ sung
GV bổ sung và kết luận.
III. Chế biến
1. Mục đích
sgk
2. Phương pháp chế biến
- Sấy khô
- Chế biến thành tinh bột hay bột mịn
- Muối chua
- Đóng hộp
4. Dặn dò: Học bài, trả lời câu hỏi và chuẩn bị bài 21
RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY:

File đính kèm:

  • docTiet17.doc