Giáo án Công nghệ 7 - Tiết 16: Các biện pháp chăm sóc cây trồng

? Sau khi gieo trồng, ta phải chăm sóc bằng cách nào ?

→ HS (tỉa, dặm cây, làm cỏ, vun xới, tưới nước, tiêu nước, bón thúc phân)

HS ghi kết quả lên bảng, GV đi từng biện pháp.

1. Tỉa, dặm cây: 8’

Thế nào là tỉa, dặm?

HS dựa vào sgk

? cho ví dụ loại cây trồng cần tỉa dặm.

→ HS cho vd: lúa, rau

GV bổ sung và tổng kết

2.Làm cỏ, vun xới: 10’

Yêu cầu hs thảo luận 2 hs/nhóm trong 2 phút và lựa chọn những nội dung đúng về mục đích của làm cỏ, vun xới.

HS thảo luận nhóm và trình bày ý kiến.

GV nhận xét và giải thích từng nội dung

Yêu cầu HS quan sát H29a,b cho biết: làm cỏ bằng dụng cụ gì?

→ HS trả lời: cuốc, liềm, máy

? Khi vun xới cần chú ý điều gì.

→ HS suy nghĩ trả lời.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 699 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 7 - Tiết 16: Các biện pháp chăm sóc cây trồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 08 	Ngày soạn: 10/10/10 
Tiết 16: Bài : 19	CÁC BIỆN PHÁP CHĂM SÓC CÂY TRỒNG
	I. Mục tiêu: Sau bài này, HS phải:
 - Bíêt được ý nghĩa, qui trình và nội dung của các khâu kĩ thuật chăm sóc cây trồng như: làm cỏ, vun xới, tưới nước, bón phân...
 - Biết cách chăm sóc cây ở khuôn viên trường và ở gia đình.
 - Có ý thức bảo vệ và chăm sóc cây trồng..
	II. Phương tiện: - Sgk, giáo án, tài liệu tham khảo
 	 - Phiếu học tập
	III. Tiến trình dạy học:
 1. Ổn định tổ chức lớp. 1’ 
 2. Giảng bài mới:
 a. Giới thiệu bài mới: 2’ Sau khi gieo hạt, cây mọc và bắt đầu phát triển. Muốn cây phát triển tốt chúng ta cần phải làm gì?
 → HS (chăm sóc)
Chăm sóc như thế nào? Tại sao phải chăm sóc? Bài học hôm nay chúng ta cùng nghiên cứu.
 b. Hoạt động:
Hoạt động thầy trò
Nội dung
? Sau khi gieo trồng, ta phải chăm sóc bằng cách nào ? 
→ HS (tỉa, dặm cây, làm cỏ, vun xới, tưới nước, tiêu nước, bón thúc phân)
HS ghi kết quả lên bảng, GV đi từng biện pháp.
1. Tỉa, dặm cây: 8’
Thế nào là tỉa, dặm?
HS dựa vào sgk
? cho ví dụ loại cây trồng cần tỉa dặm.
→ HS cho vd: lúa, rau
GV bổ sung và tổng kết
2.Làm cỏ, vun xới: 10’
Yêu cầu hs thảo luận 2 hs/nhóm trong 2 phút và lựa chọn những nội dung đúng về mục đích của làm cỏ, vun xới.
HS thảo luận nhóm và trình bày ý kiến.
GV nhận xét và giải thích từng nội dung
Yêu cầu HS quan sát H29a,b cho biết: làm cỏ bằng dụng cụ gì?
→ HS trả lời: cuốc, liềm, máy 
? Khi vun xới cần chú ý điều gì.
→ HS suy nghĩ trả lời.
GV kết luận.
3.Tưới, tiêu nước: 10’
Yêu cầu hs nhắc lại vai trò của nước đối với cây trồng (đã học trong phần sinh học 6)
? Quan sát hình 30 cho bíêt các phương pháp tưới nước? Cho ví dụ loại cây trồng áp dụng các phương pháp tưới đó. 
→ HS quan sát hình và trả lời.
? Thừa nước gây ra hậu quả gì.
→ Cây ngập úng, thối rễ
GV: khi đó phải tiêu nước kịp thời kết hợp với hệ thống kênh mương hợp lý.
GV cho ví dụ về hệ thống kênh mương ở địa phương.
4.Bón phân thúc: 9’
Yêu cầu hs nhắc lại: thế nào là bón thúc?
? Dùng loại phân gì để bón thúc? Vì sao?
→ Phân hữu cơ hoai mục, phân hoá học.
? Tại sao phải dùng phân hữu cơ hoai mục để bón.
→ Cây dễ hấp thu, không ô nhiễm môi trường.
? Nêu quy trình bón thúc.
→ HS dựa vào sgk
? Kể tên các cách bón thúc cho cây.
→ HS nhớ lại kiến thức bài 9 trà lời. 
Trong những biện pháp trên, biện pháp nào quan trọng nhất? Vì sao?
HS trả lời nhiều ý kiến.
GV: không có biện pháp nào quan trọng nhất mà phải biết kết hợp các biện pháp với nhau cho phù hợp.
VD: Làm cỏ kết hợp với bón phân.
 Bón phân kết hợp tưới nước.
1. Tỉa, dặm cây:
Tỉa bỏ cây yếu, cây bị sâu bệnh, tỉa chỗ có cây mọc dày.
Tỉa bỏ cây yếu, cây bị sâu bệnh, tỉa chỗ có cây mọc dày.
→ đảm bảo khoảng cách, mật độ cây trên ruộng
2. Làm cỏ, vun xới:
- Diệt cỏ dại
- Làm đất tơi xốp
- Hạn chế bốc hơi nước, bố mặn, bốc phèn
- Chống đổ
3. Tưới, tiêu nước
- Nước giúp hòa tan và vận chuyển các chất dinh dưỡng đi nuôi cây.
- Phương pháp tưới: sgk
- Tiêu nước để cây trồng không bị ngập úng
4. Bón phân thúc:
- Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây
- Dùng phân chuồng ủ hoai, phân hoá học để bón.
- Quy trình: sgk
 4. Củng cố: 4’’ Đọc ghi nhớ → học thuộc
Bài tập: Đúng hay sai? Giải thích?
1. Khi lúa, lạc bị sâu bệnh hại nên bơm nước ngập hết cây sẽ diệt được sâu, bệnh .
2. Dùng phân lân để bón thúc cho cây.
3. Lúa sau khi cấy cần chú ý tỉa, dặm để đảm bảo mật độ và khoảng cách.
4. Bón thúc phân để cung cấp kịp thời chất dinh dưỡng cho cây.
5. Cây bap phát triển ở thời kì làm đòng cần vun gốc.
5. Dặn dò: 1’Về nhà học bài và xem bài mới.
RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY:
NỘI DUNG PHIẾU HỌC TẬP
Biện pháp chăm sóc
Nội dung
Mục đích
1. Tỉa cây
Tỉa bỏ cây yếu, cây bị sâu bệnh, tỉa chỗ có cây mọc dày.
Loại bỏ cây bệnh, đảm bảo mật độ
2. Dặm cây
Trồng cây khoẻ vào chỗ cây chết, thưa.Tỉa bỏ cây yếu, cây bị sâu bệnh, tỉa chỗ có cây mọc dày.
Đảm bảo mật độ khoảng cách
3. Làm cỏ
Diệt hết cỏ dại mọc xen với cây trồng.
Loại bỏ cây dại tranh chất dinh dưỡng và ánh sáng của cây trồng
4. Vun xới
Thêm đất màu vào gốc cây, làm tăng thêm độ thoáng.
Giữ cho cây vững, cung cấp chất dinh dưỡng oxy cho cây, hạn chế bốc hơi nước bốc mặn, bốc phèn
5. Tưới nước
Cung cấp nước làm cho đất đủ ẩm
Đảm bảo đủ nước cây trồng sinh trưởng phát triển tốt
6.Tiêu nước
Tháo nước bớt đi để cây không ngập úng, đất thoáng khí
Cây không bị thiếu oxy
7. Bón phân thúc
Cung cấp phân cho cây
Bổ sung kịp thời chất dinh dưỡng cho cây

File đính kèm:

  • doctiet16.doc