Giáo án Công nghệ 6 - Năm 2013 - 2014

Các lọai vải thường dùng trong may mặc 6

Lựa chọn trang phục

TH : Lựa chọn trang phục

Sử dụng và bảo quản trang phục 18

TH : Ôn một số mũi khâu cơ bản

TH : Cắt khâu bao tay trẻ sơ sinh

TH : cắt khâu vỏ gối hình chữ nhật

Ôn tập chương I

 

doc154 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 3406 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Công nghệ 6 - Năm 2013 - 2014, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- HS trả lời.
- GV nêu vấn đề: việc phân chia các nhóm thức ăn có ý nghĩa như thế nào đối với việc tổ chức bữa ăn hàng ngày của chúng ta?
- HS đọc phần ý nghĩa SGK.
- Quan sát thực tế hàng ngày, bữa ăn của gia đình em co đầy đủ 4 nhóm thức ăn không?
- GV gợi ý để HS kể về thực đơn hàng ngày ở gia đình và yêu cầu HS nhận xét.
Hỏi: - Vì sao phải thay thế thức ăn? Nên thay bằng cách nào?
- Ở nhà mẹ em thường thay đổi món ăn trong từng bữa ăn như thế nào?
IV. CỦNG CỐ, DẶN DÒ: 
1. Củng cố
- Gọi 1 vài HS trả lời câu hỏi:
 + Căn cứ vào giá trị dinh dưỡng người ta chia làm mấy nhóm thức ăn?
 + Vì sao phần ăn phải có đủ 4 nhóm?
 + Cách thay thế thức ăn nhằm mục đích gì?
2. Dặn dò
- Học bài.
- Xem trước phần III: Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.
V. Duyệt giáo án tuần 20 ;
Ngày soạn: 13/ 01/ 2014
PPCT: 39 	 BÀI 15: CƠ SỞ CỦA ĂN UỐNG HỢP LÍ.
I. MỤC TIÊU 
1/ Kiến thức: - Biết được vai trò của các chất dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày.
 - Mục tiêu, nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.
 - Giá trị dinh dưỡng của các nhóm thức ăn, cách thay thế thực phẩm trong cùng 1 nhóm để đảo bảo ngon miệng, đủ chất, thích hợp với từng mùa.
2/ Kỹ năng: - Lựa chọn được thực phẩm phù hợp với cơ thể.
 - Áp dụng vào cuộc sống gia đình. 
3/ Thái độ: - Ý thức ăn uống hợp lí, giữ vệ sinh ăn uống.
II. CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của GV:
a. Chuẩn bị nội dung:
- Đọc SGK, tài liệu hướng dẫn, đọc sách báo, tạp chí.
 + Tiết 3: III. Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.
b. Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
+ Các hình vẽ phóng to 3.1 – 3.13
+ Tranh ảnh có liên quan để mở rộng kiến thức.
+ Phiếu bài tập.
2. Chuẩn bị của HS: - Đọc trước bài
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Ổn định lớp: - Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: - Có mấy nhóm thức ăn ? Giá trị dinh dưỡng của từng nhóm ?
3. Nghiên cứu kiến thức bài mới: 
Các hoạt động dạy học:
Các hoạt động và nội dung
Phương pháp dạy - học
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Tìm hiểu nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể
1. Chất đạm:
a) Thiếu đạm:
- Nếu thiếu chất đạm cơ thể chậm lớn, suy nhược, chậm phát triển trí tuệ.
b) Thừa đạm:
- Gây 1 số bệnh nguy hiểm, đặc biệt thận hư.
2. Chất đường bột:
a) Thiếu: cơ thể ốm yếu, đói, mệt.
b) Thừa: thừa cân so với yêu cầu của lứa tuổi gây béo phì.
3. Chất béo:
a) Thiếu: không đủ năng lượng cho cơ thể, khả năng chống đỡ bệnh tật kém.
b) Thừa: Tăng trọng nhanh, bụng to, tim có mỡ bao quanh, dễ bị nhồi máu cơ tim
Giáo viên nêu mục tiêu và yêu cầu của tiết dạy 
- GV sử dụng phương pháp:
+ Đàm thoại.
+ Thảo luận nhóm.
- GV đặt vấn đề: Các chất dinh dưỡng rất cần thiết cho cơ thể, nhưng theo em có nên ăn quá nhiều không? Tại sao?
- HS trả lời.
- GV nêu tiếp: Hãy quan sát hình ảnh 1 người gầy còm, nhận xét xem người đó có phát triển bình thường không? Tại sao?
- HS : cơ thể phát triển không bình thường do thiếu chất đạm.
- GV kết luận.
- Hỏi: Vậy nếu thừa chất đạm thì cơ thể sẽ như thế nào ? Nhu cầu cơ thể cần bao nhiêu đạm?
- GV yêu cầu HS quan sát hình 3.12
- Hỏi: cậu bé ở hình bên là do ăn thiếu hay thừa chất đường bột?
- Em sẽ khuyên cậu bé như thế nào để có thể gầy bớt đi?
GV đưa ra 1 số VD.
- Tại sao trong lớp học có những bạn trông lúc nào cũng không nhanh nhẹn, vẻ mệt mỏi?
- Hỏi: + Trong lớp học có bao nhiêu bạn béo quá? Tại sao?
+ Có bạn nào bị sâu răng không? Tại sao?
+ Theo em làm thế nào để giảm cân?
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi SGK mục 3/73
- GV yêu cầu HS quan sát hình 3.13a.
IV. CỦNG CỐ, DẶN DÒ: 
1. Củng cố:
- Cơ thể cần có những chất dinh dưỡng nào?
- Nhu cầu của các chất dinh dưỡng như thế nào đối với cơ thể?
- Gọi 1 HS đọc phần ghi nhớ.
- Đọc phần có thể em chưa biết.
2. Dặn dò:
- Học bài cũ.
- Trả lời câu hỏi SGK/75
- Xem trước bài 16 “Vệ sinh an toàn thực phẩm”.
Ngày soạn: 14/ 01/ 2014
PPCT: 40 	BÀI 16. VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM.
I. MỤC TIÊU: 
1/ Kiến thức: - Phát biểu được thế nào là vệ sinh an toàn thực phẩm.
 - Biết các biện pháp giữ vệ sinh an toàn thực phẩm.
2/ Kỹ năng: - Biết cách lựa chọn thực phẩm phù hợp để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Biết cách phòng tránh nhiễm trùng, nhi6ẽm độc thực phẩm. 
3/ Thái độ: - Có ý thức giữ vệ sinh an toàn thực phẩm.
 - Quan tâm bảo vệ sức khoẻ của bản thân và gia đình.
 - Chú ý đến phòng chống ngộ độc thức ăn.
II. CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của GV:
a. Chuẩn bị nội dung: - Nghiên cứu SGK, SGV, tài liệu tham khảo về VSATTP, phóng to hình 3.15/77 SGK.
b. Chuẩn bị đồ dùng dạy học: + Tranh ảnh có liên quan để mở rộng kiến thức.
2. Chuẩn bị của HS: - Đọc trước bài
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Ổn định lớp: - Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Em hãy nêu vai trò của các chất dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày?
- Trình bày cách thay thế thức ăn để có bữa ăn hợp lí?
3. Nghiên cứu kiến thức bài mới: 
Các hoạt động dạy học:
Phương pháp dạy - học
Các hoạt động và nội dung
GV hỏi: - Sức khoẻ và hiệu quả làm việc của con người phụ thuộc vào những yếu tố nào?
HS trả lời
- GV nêu tiếp: Do nhận thức về vệ sinh an toàn thực phẩm còn hạn chế nên nhiều ca ngộ độc thực phẩm đã xảy ra, gây tốn kém tiền bạc chạy chữa và cướp đi tính mạng.
GV nêu mục tiêu và yêu cầu của tiết dạy. 
- Đặt vấn đề – HS giải quyết.
- HS học tập theo các nhóm nhỏ.
- GV: Em cho biết vệ sinh thực phẩm là gì?
- HS: là giữ cho thực phẩm không bị… 
- GV: + Theo em thế nào là nhiễm trùng thực phẩm?
+ Cho vài VD?
+ Hãy nêu 1 số loại thực phẩm dễ bị hư hỏng và giải thích tại sao?
- HS trả lời – Nhận xét.
- GV hỏi: Thế nào là nhiễm độc thực phẩm? Cho VD?
- GV yêu cầu HS đọc nội dung ghi trong các ô màu hình 3.14 SGK.
- GV hỏi:
+ Em cho biết ở nhiệt độ nào hạn chế sự phát triển của vi khuẩn?
+ Ở nhiệt độ nào vi khuẩn không thể phát triển?
+ Vậy theo em thì ở nhiệt độ nào thì an toàn cho thực phẩm?
+ Ở nhiệt độ nào thì nguy hiểm cho thực phẩm?
- HS trả lời, 1 vài HS nhận xét.
GV kết luận.
GV yêu cầu HS quan sát hình 3.15 SGK.
Hỏi:
+ Qua quan sát em thấy cần phải làm gì để tránh nhiễm trùng thực phẩm?
+ Các dụng cụ trong bếp phải như thế nào?
+ GV cho HS liên hệ với việc phòng tránh nhiễm trùng thực phẩm tại nhà?
- HS trả lời, kết luận.
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Tìm hiểu vệ sinh an toàn thực phẩm:
I. Vệ sinh thực phẩm:
1. Thế nào là nhiễm trùng thực phẩm?
- Sự xâm nhập của vi khuẩn có hại vào thực phẩm gọi là sự nhiễm trùng thực phẩm.
- Sự xâm nhập của chất độc vào thực phẩm được gọi là sự nhiễm độc.
2. Tìm hiểu những ảnh hưởng của nhiệt độ đối với vi khuẩn: 
3. Tìm hiểu biện pháp phòng và tránh nhiễm trùng thực phẩm tại nhà:
IV. CỦNG CỐ, DẶN DÒ: 
1. Củng cố:
- Thế nào là vệ sinh thực phẩm? Vì sao?
- Khi ăn phải thức ăn bị nhiễm trùng thì sẽ như thế nào?
- Ở nhiệt độ nào thì an toàn cho thực phẩm?
- Nêu các biện pháp phòng tránh nhiễm trùng thực phẩm tại nhà?
2. Dặn dò:
- Học bài, tìm hiểu xem gia đình có thực hiện đúng VSATTP không?
- Đọc phần II và III SGK.
V. Duyệt giáo án tuần 21;
Ngày soạn: 20/ 01/ 2014
PPCT: 41 + 42 	 BÀI 16. VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM (TT)
I. MỤC TIÊU: 
1/ Kiến thức: - Phát biểu được thế nào là vệ sinh an toàn thực phẩm.
 - Biết các biện pháp giữ vệ sinh an toàn thực phẩm.
2/ Kỹ năng: - Biết cách lựa chọn thực phẩm phù hợp để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Biết cách phòng tránh nhiễm trùng, nhi6ẽm độc thực phẩm. 
3/ Thái độ: - Có ý thức giữ vệ sinh an toàn thực phẩm.
 - Quan tâm bảo vệ sức khoẻ của bản thân và gia đình.
 - Chú ý đến phòng chống ngộ độc thức ăn.
II. CHUẨN BỊ :
1. Chuẩn bị của GV:
a. Chuẩn bị nội dung: - Nghiên cứu SGK, SGV, tài liệu tham khảo về VSATTP, phóng to hình 3.15/77 SGK.
b. Chuẩn bị đồ dùng dạy học: + Tranh ảnh có liên quan để mở rộng kiến thức.
2. Chuẩn bị của HS: - Đọc trước bài
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY :
1. Ổn định lớp: - Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Nhiễm trùng thực phẩm là gì? Nêu biện pháp phòng tránh nhiễm trùng thực phẩm?
3. Nghiên cứu kiến thức bài mới: 
Các hoạt động dạy học:
Phương pháp dạy - học
Các hoạt động và nội dung
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài
- Tiết trước chúng ta đã tìm hiểu vấn đề vệ sinh thực phẩm. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu vấn đề an toàn thực phẩm và biện pháp phòng tránh nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm.
GV nêu mục tiêu và yêu cầu của tiết dạy 
Hoạt động 2: Tìm hiểu các nguyên tắc an toàn thực phẩm khi mua sắm.
- Đặt vấn đề – HS giải quyết.
- GV sử dụng phương pháp: trực quan, đàm thoại, thảo luận nhóm.
- GV cho HS quan sát tranh.
- GV hỏi: Em hãy cho biết an toàn thực phẩm là gì?
- HS: là giữ cho thực phẩm không bị nhiễm trùng, nhiễm độc và biến chất.
- GV hỏi: + Em hãy kể tên những loại thực phẩm mà gia đình thường mua sắm?
+ Khi mua sắm thực phẩm cần phải chọn những thực phẩm như thế nào?
- HS thảo luận theo cặp và trả lời.
- GV kết luận.
Hoạt động 3: Tìm hiểu an toàn thực phẩm khi chế biến và bảo quản.
- GV hỏi:
+ Thực phẩm thường được chế biến tại đâu?
+ Em hãy nêu các nguồn phát sinh nhiễm độc thực phẩm ?
+ Vi khuẩn xâm nhập vào thức ăn bằng con đuờng nào?
- HS trả lời, nhận xét.
- GV kết luận.
- GV bổ sung: vi khuẩn xâm nhập vào thức ăn trong quá trình chế biến thức ăn ở nhà bếp . ..
- GV hỏi: Em hãy cho biết cách bảo quản thực phẩm đã chế biến, thực phẩm đóng hộp, thực phẩm khô?
- HS thảo luận, làm việc theo cặp.
- GV kết luận
HĐ 4. Tìm hiểu biện pháp phòng tránh nhiễm trùng, nhiễm độc, thực phẩm:
GV: Gọi học sinh đọc phần 1 SGK
GV: Phân tích.
GV: Gọi học sinh đọc phần 2 SGK
GV: Phân tích bổ sung.
II. An toàn thực phẩm:
1. An toàn thực phẩm khi mua sắm:
- Để đảm bảo an toàn thực phẩm khi mua sắm cần phải biết chọn thực phẩm tươi ngon, không quá hạn sử dụng, không bị thối, ươn, mốc …
- VD:
2. An toàn thực phẩm khi chế biến và bảo quản:
- Thực phẩm đã chế biến: cho vào hộp kín để tủ lạnh.
- Thực phẩm đóng hộp: để tủ lạnh, nên mua vừa đủ dùng.
- Thực phẩm khô: phải được phơi khô cho vào lọ kín, kiểm tra định kì.
III. Biện pháp phòng tránh nhiễm trùng, nhiễm độc, thực phẩm:
1. Nguyên nhân ngộ độc thức ăn:
2. Các biện pháp phòng tránh ngộ độc thức ăn:
- Cần giữ vệ sinh nơi nấu nương và

File đính kèm:

  • docCong nghe 6 Vui.doc