Giáo án Công nghệ 11 - Trường THPT Hiền đa

I. Mục tiêu bài học :

- Hiểu được nội dung cơ bản của 1 số tiêu chuẩn về trình bày bản vẽ kĩ thuật.

- Có ý thức thực hiện các tiêu chuẩn bản vẽ kĩ thuật.

II.Chuẩn bị :

1. Giáo viên:

- Các tiêu chuẩn về trình bày bản vẽ.

- Tranh vẽ phóng to các hình 1. 3, 1. 4, 1. 5 Sgk

- Có thể dùng phần mềm Power Point để trình chiếu các tiêu chuẩn nếu điều kiện cơ sở vật chất và thời gian cho phép.

2. Học sinh:

 - Xem trước nội dung học ở nhà

 

doc111 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1951 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Công nghệ 11 - Trường THPT Hiền đa, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 những môi trường nguy hiểm và độc hại.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về dây chuyền tự động
- GV sử dụng hình 19.3 giới thiệu về dây truyền tự động.
- Hs quan sát ghi n hớ.
3/ Dây chuyền tự động:
- Là tổ hợp các máy và các thiết bị tự động được sắp xếp theo một trật tự xác định để thực hiện các công việc khác nhau nhằm hoàn thành một sản phẩm nào đó.
- Máy tự động và dây chuyền tự động tạo ra năng suất cao, góp phần hạ thấp giá thành sản phẩm.
Hoạt động 4: Tìm hiểu các biện pháp đảm bảo sự phát triển bền vững trong sản xuất cơ khí
- GV trình bày Kn về sự pt bền vững, sau đó hỏi: 
CH1: Hãy nêu những ví dụ về ô nhiễm môi trường trong sản xuất cơ khí?
CH2: Để đảm bảo sự phát triển bền vững thì phải có các biện pháp gì?
II. Các biện pháp đảm bảo sự phát triển bền vững trong sản xuất cơ khí.
1. ô nhiễm môi trường trong sản xuất cơ khí:
- Dầu mỡ, các chất bôi trơn và làm nguội, chất phế thải không qua xử lí , đưa trực tiếp vào môi trường sẽ gây ra ô nhiễm về đất đai và nguồn nước.
2. Các biện pháp đảm bảo sự phát triển bền vững trong sản xuất cơ khí:
+/ Sử dụng công nghệ cao trong sản xuất.
+/ Có các biện pháp xử lí chất thải.
+/ Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho người dân.
4. Củng cố : 
- Trả lời các câu hỏi SGK 90.
5. Hướng dẫn về nhà:
	- Ôn tập giờ sau kiểm tra.
Giáo án: 26
Ngày soạn:…/…/…… 
Tiết 26: Kiểm tra 
I. Mục tiêu bài học:
- Hiểu được các kiến thức cơ bản về vật liệu cơ khí và công nghệ chế tạo phôi
- Biết lập được quy trình công nghệ chế tạo của một chi tiết.
- Nghiêm túc trong quá trình làm bài.
II. Chuẩn bị 
	- Đề kiểm tra 
	- Đáp án.
III. Tiến trình bài giảng:
1. ổn đinh lớp:
 Lớp
Tiết học
 Ngày dạy
 Sĩ số
 Tên học sinh vắng mặt
2. Phát đề: ( Đề bài thống nhất trong nhóm chuyên môn ) 
Đề bài kiểm tra
Họ và tên: ……………………………….Lớp: ……….
Phần I: Trắc nghiệm (Khoanh tròn bằng bút mực vào phương án lựa chọn)
Câu 1: Loại vật liệu nào trong 2 loại sau, khi gia công lần đầu sẽ không bị chảy hoặc bị biến dạng ở nhiệt độ cao?
	A. Nhiệt nhựa cứng	B. Nhiệt nhựa dẻo
Câu 2: Loại vật liệu nào dưới đây được hình thành dựa trên vật liệu nền và vật liệu cốt:
Nhiệt nhựa cứng	B. Gốm
Compozit	D. Polome
Câu 3: Bản chất của gia công kim loại bằng cắt gọt là:
	A. Lấy đi một phần KL của phoi dưới dạng phôi nhờ dụng cụ cắt
	B. Lấy đi một phần KL của phôi dưới dạng phoi nhờ dụng cụ cắt
	C. Lấy đi một phần KL của sản phẩm nhờ dụng cụ cắt
Câu 4: Khi tiện có các chuyển động sau:
	A. Phôi quay tròn, dao tiến ngang, dao tiến dọc
	B. Dao quay tròn, phôi tiến ngang, phôi tiến dọc
	C. Phôi quay tròn, dao tiến ngang, dao tiến dọc, dao tiến chéo
	D. Dao quay tròn, phôi tiến ngang, phôi tiến dọc, tiến chéo.
Câu 5: Phương pháp nào được sử dụng trong ngành xây dựng?
	A. Phương pháp hàn khí	B. Phương pháp gia công áp lực
	C. Phương pháp đúc	D. Phương pháp hàn hồ quang
Câu 6: Chế tạo phôi từ vật liệu có tính dẻo tốt thì ta nên dùng phương pháp:
	A. Hàn điện	B. Dập khuôn	C. Đúc	D. Rèn tự do
Câu 7: Phường pháp nào sau đây mà sau khi gia công khối lượng và thành phần vật liệu không thay đổi?
	A. Đúc	B. Rèn	C. Hàn	D. Tiện
Câu 8: Vật liệu M có độ cứng 100HRC, vật liệu N có độ cứng 60HV. Vậy có thể nói M cứng hơn N: 
	A. đúng 	B. sai
Câu 9: Góc sắc của dao càng lớn thì 
	A. dao sắc.	B. ma sát giữa dao và phôi giảm.
	C. ma sát giữa dao và phôi tăng.	D. dao yếu.
Câu 10: Trong gia công kim loại bằng cắt gọt , phần kim loại bị lấy đi gọi là
	A. phôi	B. chi tiết	C. phoi	D. sản phẩm
Phần II: Tự luận: 
Câu 1: Tại sao phải tìm hiểu một số tính chất đặc trưng của vật liệu cơ khí? Trình bày các tính chất mà em đã học.
Câu 2: Em hãy lập quy trình công nghệ chế tạo chi tiết có hình vẽ sau:
	- Đọc, soát lại đề bài
3. Tiến hành kiểm tra
	- Quan sát và nhắc nhở thời gian làm bài.
4. Tổng kết, nhận xét:
	- Nhận xét về thực hiện thời gian.
- Nhận xét về thái độ trong quá trình làm bài.
5. Hướng dẫn về nhà:
	- Đọc trước bài 15 SGK
Giáo án: 27
Ngày soạn:…/…/…… 
Phần 3 : Động cơ đốt trong
Chương V: Đại cương về động cơ đốt trong
Tiết 27- Bài 20: Khái quát về động cơ đốt trong
I. Mục tiêu:
- Hiểu được khái niệm và cách phân loại ĐCĐT.
- Biết cấu tạo chung của ĐCĐT.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
 Nội dung: Khái niệm và phân loại ĐCĐT.
 Cấu tạo ĐCĐT
 Phương tiện:
 Tranh vẽ phóng to hình 20.1. Mô hình ĐC 4 kì.
2. Học sinh:
- Vở ghi, sgk, dụng cụ học tập.
III. Tiến trình bài giảng:
1. ổn định lớp:
 Lớp
Tiết học
 Ngày dạy
 Sĩ số
 Tên học sinh vắng mặt
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Máy tự động là gì? Có mấy loại máy tự động? Rôbốt là gì? Nêu ứng dụng của rôbốt?
- Kể các ví dụ về ô nhiễm môi trường do SX cơ khí gây ra? Các biện pháp khắc phục ô nhiễm?
3. Giảng bài mới:
Hoạt động dạy và học
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Tìm hiểu sơ lược về lịch sử phát triển của ĐCĐT
- GV giới thiệu về sự phát triển của ĐCĐT.
- GV nên nêu thêm về sự ra đời của máy hơi nước: Năm 1784,Giêm Oát ( KS người Anh ) đã chế tạo thành công máy hơi nước, mở đầu cho cuộc CMKHKT lần thứ nhất,máy móc thay thế cho lao động chân tay.
- Hs chú ý nghe, ghi nhớ.
I. Sơ lược lịch sử phát triển ĐCĐT:
- Năm 1860 Giăng Êchiên Lơnoa (người Pháp gốc Bỉ ) đã chế tạo ra ĐCĐT 2 kì đầu tiên, chạy bằng khí thiên nhiên.
- Năm 1877, Nicôla Aogut Ôttô (KS người Đức) cùng với cộng sự của mình là Lăng ghen (người Pháp) chế tạo ra ĐC 4 kì chạy bằng khí than.
- Năm 1885, Gôlíp Đămlơ (người Đức) đã chế tạo ra ĐCĐT chạy bằng xăng đầu tiên, công suất 8 mã lực, tốc độ quay 800 vòng/phút.
- Năm 1897 Ruđônphơ Điezen (KS người Đức) đã chế tạo thành công ĐCĐT chạy bằng điêzen.
Hoạt động 2: Tìm hiểu sơ lược về lịch sử phát triển của ĐCĐT
- GV trình bày khái niệm, làm rõ : ĐCĐT là ĐC nhiệt, quá trình đót cháy nhiên liệu của ĐC.
- GV cần giải thích để Hs phân loại được của ĐC.
II. Khái niệm và phân loại ĐCĐT:
1. Khái niệm:
- ĐCĐT là loại ĐC nhiệt mà quá trình đốt cháy nhiên liệu sinh nhiệt và quá trình biến đổi nhiệt năng thành công cơ học diễn ra ngay trong xilanh của động cơ.
2. Phân loại: Có nhiều cách phân loại: 
- Theo nhiên liệu có : ĐC xăng và ĐC điêzen
- Theo số kì có: ĐC 2 kì và ĐC 4 kì.
- Theo số xi lanh có : ĐC 1 xi lanh và ĐC nhiều xi lanh.
Hoạt động 3: Tìm hiểucấu tạo chung của ĐC
Giới thiệu trên hình 20.1
Kể tên các chi tiết của từng cơ cấu trên hình vẽ.
III. Cấu tạo chung của ĐCĐT: 
Gồm 2 cơ cấu và 4 hệ thống chính: 
- Cơ cấu trục khuỷu- thanh truyền.
- Cơ cấu phân phối khí;
+ Hệ thống làm mát.
+ Hệ thống bôi trơn.
+ Hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí;
+ Hệ thống khởi động.
ĐC xăng còn có thêm hệ thống đánh lửa.
4. Củng cố: 
- Trả lời câu hỏi SGK 95.
5. Bài tập về nhà: 
- Xem trước bài 21. 
Giáo án: 28
Ngày soạn:…/…/…… 
Tiết 28- Bài21: Nguyên lí làm việc của động cơ đốt trong
I. Mục tiêu: 
- Hiểu được một số khái niệm cơ bản về ĐCĐT.
- Hiểu được nguyên lí làm việc của ĐCĐT.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Một số khái niệm cơ bản.
- Nguyên lí làm việc của ĐC 4 kì.
- Tranh vẽ phóng to các hình 21.1,21.2,21.3,21.4 SGK
- Hình ĐCĐT 4 kì.
2. Học sinh:
 - Vở ghi, sgk, dụng cụ học tập.
III. Tiến trình bài giảng:
1. ổn định lớp:
 Lớp
Tiết học
 Ngày dạy
 Sĩ số
 Tên học sinh vắng mặt
2. Kiểm ta bài cũ:
- Trình bày khái niệm và phân loại ĐCĐT?
- ĐCĐT gồm những cơ cấu và hệ thống chính nào?
3. Giảng bài mới: 
Hoạt động dạy và học
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Tìm hiểu một số khái niệm cơ bản
- GV treo tranh 21.1 gợi ý để Hs phát biểu điểm chết của pit-tông, có thể đặt câu hỏi thêm :
CH1 : ở điểm chết nào thì pittông ở cách xa (hoặc gần) tâm trục khuỷu nhất?
 CH2 : Khi pit-tông dịch chuyển được 1 hành trình , trục khuỷu quay được bao nhiêu độ?(1800)
 CH3 : Không gian bên trong xilanh được giới hạn bởi những chi tiết nào? (xilanh, đỉnh pit-tông và nắp máy)
 CH4 : Nêu sự khác nhau giữa hành trình và kì? TL: Hành trình chỉ khoảng chạy của pittông giữa 2 điểm chết. Kì chỉ diễn biến quá trình làm việc của ĐC trong xilanh trong thời gian 1 hành trình của pittông.
- Hs suy nghĩ trả lời.
- GV nhận xét, tổng kết nội dung.
I. Một số khái niệm cơ bản: 
1. Điểm chết của pit-tông: 
Là vị trí tại đó pit-tông đổi chiều chuyển động.
Có 2 loại điểm chết: 
- Điểm chết dưới ( ĐCD): Là điểm chết mà tại đó pittông ở gần tâm trục khuỷu nhất.
- Điểm chết trên ( ĐCT): Là điểm chết mà tại đó pittông ở xa tâm trục khuỷu nhất.
2. Hành trình pittông (S):
Là quãng đường mà pit-tông đi được giữa 2 điểm chết: 
S = 2R ( R là bán kính quay của trục khuỷu)
3. Thể tích toàn phần (Vtp ) (cm3 hoặc lít): Là thể tích xilanh khi pit-tông ở ĐCD ( Thể tích không gian giới hạn bởi nắp máy, xilanh và đỉnh pit-tông)
4. Thể tích buồng cháy (Vbc) )(cm3 hoặc lít):
Là thể tích xi lanh khi pittông ở ĐCT.
5. Thể tích công tác ( Vct) ) (cm3 hoặc lít):
Là thể tích xilanh giới hạn bởi 2 điểm chết: Vct = Vtp - Vbc
Nếu gọi D là đường kính xilanh thì : 
 Vct = pD2S/4
6. Tỉ số nén ( e):
Là tỉ số giữa thể tích toàn phần và thể tích buồng cháy
 e = Vtp / Vbc
ĐC xăng e = 6 á 10, ĐC điêzen e = 15á 20
7. Chu trình làm việc của động cơ:
Khi ĐC làm việc, trong xilanh diễn ra lần lượt các quá trình: nạp, nén, cháy- giãn nở và thải, tổng hợp của 4 quá trình đó gọi là chu trình làm việc của ĐC.
8. Kì: 
Là 1 phần của chu trình diễn ra trong một hành trình của pittông.
Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên lí làm việc của ĐC điêzen 4 kì
- GV treo tranh, yêu cầu Hs tìm hiểu nguyên lí làm việc của ĐC.
- GV giới thiệu các chi tiết chính của ĐC, các kì làm việc của ĐC. Hỏi :
CH1 : ở mỗi hành trình pittông đi lên hay đi xuống ? Do cái gì tác đông ? Xupap nào đóng, xupap nào nạp ?
CH2 : Tại sao kì 3 là kì sinh công ?....
- Hs thảo luận trả lời.
- Hs nêu nguyên lí làm việc của ĐC.
- GV nhận xét, tổng kết.
II. Nguyên lí làm việc của động cơ 4 kì:
1. Nguyên lí làm việc của động cơ điêzen 4 kì:
a/ Kì 1( Nạp): 
- Pittông đi từ ĐCT xuống ĐCD, xupáp nạp mở,xu páp thải đóng.
- áp suất trong xilanh giảm, không khí trong đường ống nạp qua cửa nạp đi vào xi lanh nhờ sự chênh lệch áp suất.
b. Kì 2 ( Nén): 
- Pittông đi từ ĐC

File đính kèm:

  • docgiao an cong nghe 11.doc
Giáo án liên quan