Giáo án Công nghệ 11 - Tiết 2: Tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kỹ thuật (tiếp)

GV yêu cầu học sinh xem bảng 1.2 và hình 1.3 SGK để trả lời các câu hỏi:

?. Các nét liền đậm, liền mảnh biểu diễn các đường gì của vật thể?

?. Hình dạng như thế nào?

?. Nét đứt, nét chấm gạch mảnh, nét lượn sóng biểu diễn các đường gì của vật thể?

?. Hình dạng như thế nào?

GV kết luận: Các nét vẽ này được quy định theo TCVN.

?. Việc quy định chiều rộng các nét vẽ như thế nào và có liên quan gì đến bút vẽ không?

- Nét liền đậm: đường bao thấy,

Cạnh thấy

- Nét liền mảnh: đường kích thước,

đường gióng, đướng gạch gạch trên mặt cắt.

- Nét lượn sóng: đường giới hạn một phần hình cắt.

- Nét đứt mảnh: đường bao khuất, cạnh khuất.

- Nét gạch chấm mảnh: đường tâm, đường trục đối xứng

-SH đọc mục 2 sgk trả lời.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 665 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 11 - Tiết 2: Tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kỹ thuật (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn:././  	 Ngày dạy: Lớp
//	11A
//	11B
TIẾT 2 	 BÀI 1
TIÊU CHUẨN TRÌNH BÀY BẢN VẼ KỸ THUẬT (tiếp)
I, Mục tiêu bài học:
1, Về kiến thức:
 Qua bài học HS cần: 
- Hiểu được nội dung cơ bản của các tiêu chuẩn về trình bày bản vẽ kỹ thuật.
- Có ý thức thực hiện các tiêu chuẩn bản vẽ kỹ thuật.	
2, Về kĩ năng: 
- Biết một số bản vẽ kỹừừ thuật, cụ thể: tiêu chuẩn khổ giấy, nét vẽ.
3, Về thái độ:
- Yêu thích say mê tìm hiểu bộ môn
II. Chuẩn bị của GV và HS.
Chuẩn bị của GV:
- GV: Nghiên cứu kĩ nội dung bài 1 SGK.
- Đọc các tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) và tiêu chuẩn Quốc tê (TCQT) về trình bày bản vẽ kỹ thuật.
 Đồ dùng dạy học:
 - Tranh vẽ phóng to hình 1.3; 1.4; 1.5 SGK, bộ thước vẽ kĩ thuật .
 Sử dụng phương pháp nêu vấn đề, kết hợp với phương pháp thuyết trình, diễn giảng, phương pháp dạy học tích cực.
2, Chuẩn bị của HS
- Xem lại bài 2 sách Công nghệ 8.
-HS: đọc trước nội dung bài 1 SGK, tìm hiểu các nội dung trọng tâm
III. Tiến trình bài giảng
1. Kiểm tra bài cũ (Không)
2.Dạy nội dung bài mới
 ĐVĐ (1 P’):ở lớp 8 các em đã biết một số các tiêu chuẩn về trình bày bản vẽ. Để hiểu rõ hơn các tiêu chuẩn Việt Namvề bản vẽ kĩ thuật, ta nghiên cứu bài 1.
Hoạt động của Giáo Viên
Hoạt động của Học Sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu nét vẽ . (15 P’) 
GV yêu cầu học sinh xem bảng 1.2 và hình 1.3 SGK để trả lời các câu hỏi:
?. Các nét liền đậm, liền mảnh biểu diễn các đường gì của vật thể?
?. Hình dạng như thế nào? 
?. Nét đứt, nét chấm gạch mảnh, nét lượn sóng biểu diễn các đường gì của vật thể?
?. Hình dạng như thế nào? 
GV kết luận: Các nét vẽ này được quy định theo TCVN.
?. Việc quy định chiều rộng các nét vẽ như thế nào và có liên quan gì đến bút vẽ không?
- Nét liền đậm: đường bao thấy,
Cạnh thấy
- Nét liền mảnh: đường kích thước,
đường gióng, đướng gạch gạch trên mặt cắt.
- Nét lượn sóng: đường giới hạn một phần hình cắt.
- Nét đứt mảnh: đường bao khuất, cạnh khuất.
- Nét gạch chấm mảnh: đường tâm, đường trục đối xứng
-SH đọc mục 2 sgk trả lời.
III/ Nét vẽ: 
1. Các loại nét vẽ:
- Nét liền đậm: 
+ A1: đường bao thấy
+ A2: Cạnh thấy
- Nét liền mảnh:
+ B1: đường kích thước
+ B2: đường gióng
+ B3: đướng gạch gạch trên mặt cắt.
- Nét lượn sóng:
+ C1: đường giới hạn một phần hình cắt.
- Nét đứt mảnh:
+ F1: đường bao khuất, cạnh khuất.
- Nét gạch chấm mảnh:
+ G1: đường tâm
+ G2: đường trục đối xứng
2. Chiều rộng nét vẽ: 
0,13; 0,18; 0,25; 0,35; 0,5; 0,7; 1,4 và 2mm. Thường lấy chiều rộng nét đậm bằng 0,5mm và nét mảnh bằng 0,25mm.
Hoạt động 2: Giới thiệu chữ viết. (10 P’) 
- GV: trên bản vẽ kỹ thuật, ngoài các hình vẽ còn có phần chữ để ghi các kích thướng, ghi ký hiệu và các chí thích cần thiết khác. Chữ viết cần có yêu cầu gì?
- GV yêu cầu học sinh quan sát hình 1.4 và nêu nhận xét kiểu dáng, cấu tạo, kích thước các phần của chữ?
-HS lắn nghe và ghi chép.
-SH đọc mục IV sgk trả lời.
IV/ Chữ viết:
1. Khổ chữ:
- Khổ chữ: (h) là giá trị được xác định bằng chiều cao của chữ hoa tính bằng mm. Có các khổ chữ: 1,8; 2,5; 14; 20mm.
- Chiều rộng: (d) của nét chữ thường lấy bằng 1/10h.
2. Kiểu chữ:
Thường dùng kiểu chữ đứng (hình 1.4 SGK).
Hoạt động 3: Giới thiệu cách ghi kích thước . (14 P’) 
- Học sinh quan sát hình 1.5; 1.6 nhận xét các đường ghi kích thước.
- GV nêu tầm quan trọng của việc ghi kích thước, bằng cách đặt câu hỏi:
?. Nếu ghi kích thước trên bản vẽ sai hoặc gây nhầm lẫn cho người đọc thì đưa đến hậu quả như thế nào?
- GV trình bày các quy định về việc ghi kích thước.
-Dựa vào kích thước thể hiện trên bản vẽ mà nhà sản xuất hay chế tạo sẽ làm ra sản phẩm có kích thước đúng theo yêu cầu.
-Hàng hoá sản xuất ra sai à không sử dụng được, tốn nguyên vật liệu, tốn công dẫn đến thua lỗ 
V/ Ghi kích thước:
1. Đường kích thước: Vẽ bằng nét liền mảnh, song song với phần tử được ghi kích thước (hình 1.5).
2. Đường gióng kích thước: Vẽ bằng nét liền mảnh thường kẻ vuông góc với đường kích thước, vượt quá đường kích thước một đoạn ngắn.
3. Chữ số kích thước: Chỉ trị số kích thước thực (khoảng sáu lần chiều rộng nét). 
4. Ký hiệuθ , R. 
3. Củng cố luyện tập (3 P’)
Qua nội dung bài học các em cần nắm các nội dung sau:
- Vì sao bản vẽ kỹ thuật phải được lập theo các tiêu chuẩn?.
- Tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kỹ thuật bao gồm những tiêu chuẩn nào?.
4. Hướng dẫn HS tự học ở nhà, các chuẩn bị cho bài sau (2 P’)
Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài 1.8, trả lời các câu hỏi trong SGK, đọc trước bài số 2 “Hình chiếu vuông góc”.

File đính kèm:

  • docTIẾT 2-.doc