Giáo án Chuẩn kiến thức-Kỹ năng Lịch sử lớp 9

1) Công cuộc khôi phục kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945- 1950):

- Đất nước bị chiến tranh tàn phá nặng nề (hơn 27 triệu người chết, 1710 thành phố, hơn 70 000 làng mạc bị phá hủy ).

- Để khắc phục, nhân dân Liên Xô thực hiện và hoàn thành kế hoạch 5 năm lần thứ tư (1946- 1950) trước thời hạn.

- Công nghiệp tăng 73% so với trước chiến tranh, một số ngành nông nghiệp vượt mức trước chiến tranh. Năm 1949, chế tạo thành công bom nguyên tử.

2) Liên Xô tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất- kỹ thuật của CNXH (Từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỷ XX):

- Tiếp tục thực hiện các kế hoạch dài hạn với phương châm: Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng, đẩy mạnh tiến bộ khoa học- kỹ thuật, tăng cường sức mạnh quốc phòng.

- Kết quả:

+ Sản xuất công nghiệp bình quân hàng năm tăng 9,6 %, là cường quốc công nghiệp đứng hàng thứ hai thế giới (sau Mỹ). Là nước mở đầu kỷ nguyên chinh phục vũ trụ- năm 1957, phóng thành công vệ tinh nhân tạo, năm 1961, phóng tàu “Phương Đông”, bay vòng quanh Trái Đất.

+ Về đối ngoại: Chủ trương duy trì hòa bình thế giới, quan hệ hữu nghị với các nước, ủng hộ công cuộc đấu tranh giải phóng của các dân tộc.

 

doc37 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2210 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Chuẩn kiến thức-Kỹ năng Lịch sử lớp 9, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ính trị đầu tiên của Đảng.
- Hội nghị có ý nghĩa như một Đại hội thành lập Đảng. Thống nhất được ba tổ chức cộng sản thành một đảng thống nhất.
* Nguyễn Ái Quốc là người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, đề ra đường lối cơ bản cho cách mạng Việt Nam.
Luận cương chính trị (10/1930): 
- Tháng 10/1930, Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung Ương lâm thời họp tại Hương Cảng (Trung Quốc), thông qua Luận cương chính trị.
- Nội dung của Luận cương chính trị: 
+ Khẳng định tính chất của cách mạng Đông Dương lúc đầu là một cuộc cách mạng tư sản dân quyền, sau đó bỏ qua thời kỳ TBCN mà tiến thẳng lên con đường XHCN.
+ Đảng phải coi trọng việc vận động tập hợp lực lượng đa số quần chúng, phải liên lạc mật thiết với vô sản nhất là vô sản Pháp và các dân tộc thuộc địa.
Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng: 
- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở Việt Nam, là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác- Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước.
- Đảng ra đời là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt nam, khẳng định giai cấp công nhân Việt Nam đủ sức lãnh đạo cách mạng, chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo cách mạng.
- Cách mạng Việt Nam từ đây là bộ phận của cách mạng thế giới.
- Là sự chuẩn bị có tính tất yếu, quyết định những bước phát triển của cách mạng Việt Nam.
(Đánh giá vai trò của Trần Phú đối với sự ra đời của bản Luận Cương).
Tuần 22	Tiết 24
BÀI 19: PHONG TRÀO CÁCH MẠNG TRONG NHỮNG NĂM 1930- 1931
Việt Nam trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế thế giới (1929- 1933): 
- Sản xuất nông nghiệp. công nghiệp đều bị suy sụp, xuất nhập khẩu đình đốn, hàng hoá khan hiếm…
- Sưu thuế ngày một tăng cao, đời sống mọi tầng lớp, giai cấp đều ảnh hưởng. 
- Pháp đẩy mạnh khủng bố, đàn áp… làm cho tinh thần cách mạng của nhân dân ngày càng lên cao.
Phong trào cách mạng 1930- 1931 với đỉnh cao Xô Viết Nghệ- Tĩnh:
- Từ tháng 2 đến tháng 5, diễn ra nhiều cuộc đấu tranh của công nhân và nông dân.
- Từ tháng 5, phong trào phát triển mạnh mẽ, ngày 1/5/1930, công nhân và nông dân Đông Dương tỏ rõ dấu hiệu đoàn kết với vô sản thế giới. 
- Nghệ- Tĩnh là nơi phong trào phát triển mạnh nhất, tháng 9/1930, phong trào công- nông phát triển đến đỉnh cao.
- Chính quyền của đế quốc, phong kiến tan rã ở nhiều nơi, chính quyền Xô viết được thành lập. Lần đầu tiên nhân dân ta thực sự nắm chính quyền ở một số huyện ở hai tỉnh Nghệ- Tĩnh.
- Chính quyền cách mạng đã kiên quyết trấn áp bọn phản cách mạng, bãi bỏ các thứ thuế, thực hiện quyền tự do dân chủ, chia lại ruộng đất cho nông dân…
- Thực dân Pháp tiến hành khủng bố tàn bạo, phong trào tạm lắng xuống.
Ý nghĩa: 
Chứng tỏ tinh thần oanh liệt và năng lực cách mạng của nhân dân lao động.
Tuần 22	Tiết 25
BÀI 20: CUỘC VẬN ĐỘNG DÂN CHỦ TRONG NHỮNG NĂM 1936- 1939
Tình hình thế giới và trong nước: 
Tình hình thế giới: 
- Chủ nghĩa phát xít nắm quyền ở Đức, I-ta- li- a, Nhật Bản.
- Đại hội lần V của Quốc tế Cộng sản (7/1935), chủ trương thành lập Mặt trận Nhân dân ở các nước để chống phát xít và nguy cơ chiến tranh.
- Ở Pháp, Mặt trận Nhân dân Pháp lên nắm quyền, ban bố một số chính sách tiến bộ đối với các thuộc địa. Một số tù chính trị ở Việt Nam được thả.
Trong nước: 
Đời sống nhân dân ngày càng đói khổ, ngột ngạt do chính sách bóc lột, vơ vét của bọn cầm quyền phản động ở Đông Dương.
Mặt trận dân chủ Đông Dương và phong trào đấu tranh đòi tự do, dân chủ: 
- Mục tiêu: Chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc, chống bọn phản động thuộc địa, tay sai, đòi tự do, cơm áo và hoà bình.
- Hình thức đấu tranh: Hợp pháp, nửa hợp pháp, công khai, nửa công khai. 
* Tiêu biểu là cuộc mít- tinh tại Khu Đấu xảo (Hà Nội), ngày 1/5/1938.
Ý nghĩa của phong trào: 
- Trình độ chính trị, công tác của cán bộ, đảng viên được nâng cao, uy tín, ảnh hưởng của Đảng được mở rộng.
- Quần chúng được tập dượt đấu tranh, một đội quân chính trị hùng hậu được hình thành.
CHƯƠNG III: CUỘC VẬN ĐỘNG TIẾN TỚI CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945
Tuần 23	Tiết 27
BÀI 21: VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM 1939- 1945
Tình hinh thế giới và Đông Dương: 
- Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, Đức tấn công Pháp. Nước Pháp đầu hàng.
- Quân Nhật tiến sát biên giới Việt- Trung và tiến vào Đông Dương (9/1940).
- Nhật- Pháp cấu kết với nhau, cùng áp bức bóc lột nhân dân ta, mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc ta với Nhật- Pháp càng sâu sắc.
Những cuộc nổi dậy đầu tiên: 
Khởi nghĩa Bắc Sơn (27/9/1940): 
- Quân Nhật đánh vào Lạng Sơn, quân Pháp thua chạy qua châu Bắc Sơn.
- Đảng bộ Bắc Sơn lãnh đạo nhân dân nổi dậy tước vũ khí của tàn quân Pháp, giải tán chính quyền địch, thành lập chính quyền cách mạng (27/9/1940).
- Khởi nghĩa thất bại nhưng đội du kích Bắc Sơn được thành lập.
Khởi nghĩa Nam Kỳ (23/11/1940): 
- Thực dân Pháp bắt binh lính Việt Nam đi làm bia đỡ đạn chống lại quân phiệt Xiêm.
- Đảng bộ Nam Kỳ quyết định khởi nghĩa (đêm 22 rạng sáng ngày 23/11/1940) ở hầu hết các tỉnh Nam Kỳ, thành lập chính quyền nhân dân và toà án cách mạng, cờ đỏ sao vàng lần đầu tiên xuất hiện.
Các cuộc nổi dậy đều bị thất bại nhưng đã thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân. Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu về xây dựng lực lượng vũ trang, về thời cơ khởi nghĩa…
Tuần 24	Tiết 28, 29.
BÀI 22: CAO TRÀO CÁCH MẠNG TIẾN TỚI TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG TÁM NĂM 1945
Mặt trận Việt Minh ra đời (19/5/1941): 
- Đức tấn công Liên Xô, thế giới hình thành hai trận tuyến.
- Ở Đông Dương, Pháp ra sức đàn áp cách mạng.
- Ngày 28/1/1941, Nguyễn Ái Quốc về nước, chủ trì Hội nghị Trung ương lần thứ 8 tại Pắc Bó (Cao Bằng) từ ngày 10 đến ngày 19/5/1941.
- Hội nghị chủ trương :
+ Đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
+ Tạm gác khẩu hiệu “Đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất cho dân cày”.
+ Thực hiện khẩu hiệu: “Tịch thu ruộng đất của đế quốc và Việt gian chia cho dân cày nghèo”.
+ Thành lập Việt Nam độc lập đồng minh (19/5/1941) gọi tắt là Mặt trận Việt Minh.
- Sự phát triển của lực lượng cách mạng:
+ Lực lượng chính trị: Mặt trận Việt Minh thành lập, bao gồm các đoàn thể cứu quốc ở khắp cả nước.
+ Lực lượng vũ trang: Duy trì đội du kích Bắc Sơn, phát triển thành đội Cứu quốc quân, phát động chiến tranh du kích, thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân (22/12/1944).
Cao trào kháng Nhật, cứu nước tiến tới tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945: 
Nhật đảo chính Pháp (9/3/1945): 
- Ở châu Âu: Chiến tranh bước vào giai đoạn kết thúc, nước Pháp được giải phóng.
- Ở mặt trận Thái Bình Dương: Phát xít Nhật nguy khốn.
- Ở Đông Dương: Quân Pháp hoạt động ráo riết, chờ thời cơ để giành lại quyền thống trị.
* Tình thế trên buộc Nhật phải đảo chính Pháp, độc chiếm Đông Dương.
- Đêm 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp trên toàn Đông Dương, Pháp nhanh chóng đầu hàng.
Tiến tới Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945: 
- Ngay sau khi Nhật đảo chính Pháp, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp hội nghị mở rộng và ra chỉ thị “Nhật- Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”, xác định kẻ thù chính, cụ thể trước mắt là phát xít Nhật, phát động cao trào “Kháng Nhật cứu nước”.
- Từ giữa tháng 3/1945, cách mạng đã chuyển sang cao trào đấu tranh vũ trang và những cuộc khởi nghĩa từng phần. Ở căn cứ địa Cao- Bắc- Lạng, nhiều xã, châu, huyện được giải phóng.
- Thống nhất các lực lượng vũ trang thành Việt Nam giải phóng quân (4/1945).
- Uỷ ban quân sự Bắc Kỳ được thành lập, khu giải phóng Việt Bắc ra đời (6/1945).
- Khẩu hiệu “Phá kho thóc, giải quyết nạn đói”, đã dấy lên phong trào đánh chiếm kho thóc của Nhật chia cho dân nghèo, không khí khởi nghĩa sục sôi trong cả nước.
Tuần 25	Tiết 30
BÀI 23: TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG TÁM NĂM 1945 VÀ SỰ THÀNH LẬP NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
Lệnh tổng khởi nghĩa được ban bố: 
Tình hình thế giới: 
- Ở châu Âu: Phát xít Đức bị đánh bại.
- Ở châu Á: Phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện (8/1945).
Trong nước: 
- Quân Nhật hoang mang, dao động cực độ,.
- Uỷ ban khởi nghĩa toàn quốc được thành lập và ra Quân lệnh số 1, kêu gọi toàn dân nổi dậy.
- Đảng ta họp Hội nghị toàn quốc ở Tân Trào (Tuyên Quang- từ ngày 14- 15/8/1945), quyết định phát động Tổng khởi nghĩa, giành chính quyền trước khi quân Đồng minh vào nước ta.
- Đại hội quốc dân Tân Trào họp (16/8), tán thành quyết định khởi nghĩa của Đảng, lập Uỷ ban Giải phóng dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh gởi thư kêu gọi toàn dân khởi nghĩa. 
Giành chính quyền ở Hà Nội: 
- Sau ngày Nhật đảo chính Pháp, không khí cách mạng rất sôi động. Các đội Tuyên truyền xung phong của Việt Minh hoạt động khắp thành phố.
- Ngày 15/8, Việt Minh tổ chức diễn thuyết ở ba rạp hát trong thành phố. 
- Ngày 16/8, truyền đơn, biểu ngữ kêu gọi khởi nghĩa xuất hiện khắp nơi.
- Ngày 19/8, mít tinh tại Nhà hát lớn biến thành cuộc biểu tình đánh chiếm các công sở chính quyền địch, khởi nghĩa thắng lợi ở Hà Nội.
Giành chính quyền trong cả nước: 
- Từ ngày 14 đến ngày 18/8, bốn tỉnh giành chính quyền sớm nhất cả nước là Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam.
- Khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi ở Huế (23/8), Sài Gòn (25/8).
- Đến ngày 28/8, Tổng khởi nghĩa đã thành công trong cả nước.
- Ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
Ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thành công của cách mạng tháng Tám: 
Ý nghĩa lịch sử:
- Đối với trong nước: Cách mạng tháng Tám đã phá tan hai xiềng xích nô lệ Nhật- Pháp, lật đổ ngai vàng phong kiến, lập ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, đưa nước ta trở thành một nước độc lập, mở ra một kỷ nguyên mới cho dân tộc - Kỷ nguyên độc lập, tự do.
- Đối với thế giới: Cổ vũ nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc, góp phần củng cố hoà bình ở khu vực Đông Nam Á nói riêng, trên toàn thế giới nói chung.
Nguyên nhân thành công:
- Truyền thống yêu nước của dân tộc, khi có Đảng Cộng sản Đông Dương và Mặt trận Việt Minh phất cao ngọn cờ thì được mọi người hưởng ứng.
- Có khối liên minh công nông vững chắc, tập hợp được mọi lực lượng yêu nước trong mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi.
- Có đi

File đính kèm:

  • docChiuan kien thuc ki nang lich su 9.doc