Giáo án Chủ điểm trường mầm non

1. Phát triển thể chất:

*Vận động

- Rèn luyện các tố chất thể lực: nhanh, mạnh, khéo léo thông qua các bài tập vận động cơ bản như : đi kiễng gót, đi bằng gót chân, bật liên tục về phía trước, bò bằng bàn tay và bàn chân.

- Rèn sự phối hợp giữa tay và mắt.

- Thông qua luyện tập rèn sự nhanh nhạy cho các giác quan

*Dinh dưỡng&Sức khỏe

- Trẻ biết và hình thành thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

- Nhận biết và phòng tránh những nơi nguy hiểm ở trường, lớp.

- Ăn hết suất, có hành vi văn minh trong ăn uống.

 

doc8 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4087 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Chủ điểm trường mầm non, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 của 2 đối tượng.
2. Phát triển nhận thức
*Khám phá khoa học – xã hội
- Đặc điểm công dụng và cách sử dụng đồ dùng đồ chơi.
- Một số mối liên hệ đơn giản giữu đặc điểm cấu tạo với cách sử dụng của đồ dùng, đồ chơi quen thuộc.
* Làm quen với toán.
- Nhận biết chữ số, số lượng trong phạm vi 5
- So sánh độ lớn của 2 đối tượng đồ dùng, đồ chơi trong trường lớp.
2. Phát triển nhận thức
*Khám phá khoa học – xã hội
- Quan sát, trò chuỵên về trường mầm non (Ngày hội đến trường của bé ).
- Bé làm quen với một số đồ dùng, hoạt động của lớp ….
- Trò chuyện về ngày Tết Trung thu.
*Làm quen với toán
 - Phân biệt được sự bằng nhau/Nhận biết sự khác nhau của hai nhóm đồ vật.
- Ôn so sánh chiều dài của hai đối tượng 
3. 3. Phát triển ngôn ngữ
- Biết lắng nghe cô và các bạn nói ; trả lời câu hỏi của cô giáo và bạn bè bằng các câu tiếng Việt đơn giản.
- Biết đọc thuộc thơ, kể lại câu chuyện theo gợi ý của cô.
- Biết giao tiếp bằng lời nói rõ ràng, mạch lạc; mạnh dạn, vui vẻ, lễ phép trong giao tiếp. Biết xưng hô lễ phép với cô giáo, các cô các bác trong trường.
- Biết bày tỏ nhu cầu mong muốn, suy nghĩ của mình bằng lời nói.
- Hiểu rõ nghĩa của một số từ tiếng Việt có liên quan đến chủ đề.
3. PT ngôn ngữ 
 - Các từ chỉ đặc điểm, tính chất, công dụng của đồ dùng, đò chơi
 - Nghe câu đơn, câu phức liên quan đến đồ dùng, đồ chơi
Nghe đọc truyện, kể chuyện, ca dao, đồng dao, tục ngữ, câu đố…
 Đọc thơ/cadao/đồng dao/…
 Làm quen với một số ký hiệu; nhà vệ sinh, lối ra, nơi nguy hiểm…
Làm theo 2 yêu cầu của cô giáo
3. 3. Phát triển ngôn ngữ
- Nghe và đọc thơ: “Mẹ và cô” "Bạn mới”,“Trong lớp”, Trung thu cùng bé, Cô và cháu, Cháu vẽ ông mặt trời, Bé không khóc nữa, Cô giáo của em…
Đồng dao: Chú cuội ngồi gốc cây đa.
- Truyện: “Sự tích chú cụội”, “Món quà của cô giáo”…
- Xem sách, tranh theo chủ đề trường lớp MG
- Câu đố về đồ dùng đồ chơi.
Trò chuyện về trường MN, đồ dùng đồ chơi.
4. Phát triển thẩm mỹ
- Hào hứng tham gia các hoạt động nghệ thuật trong trường, lớp theo chủ đề
- Biết thể hiện (hát, múa) các bài hát về trường mầm non, tết Trung thu một cách tự nhiên, đúng nhịp, có cảm xúc. 
- Thể hiện cảm xúc, khả năng sáng tạo trong các sản phẩm tạo hình về trường lớp Mầm non.
4. Phát triển thẩm mỹ
Vui sướng, vỗ tay, làm động tác mô phỏng và biết sử dụng một số từ để nói lên cảm xúc của mình khi ngắm nhìn vẻ đẹp của trường lớp…
 Biết chú ý nghe, tỏ ra thích thú (hát theo, vỗ tay, nhún nhảy, lắc lư) theo bài hát, bản nhạc
4. Phát triển thẩm mỹ
*Tạo hình
Tô màu tranh Trường Mầm non
Vẽ và tô màu dây cờ.
Vẽ đồ chơi tặng bạn.
 - Nặn bánh trung thu
*Âm nhạc
Hát, vận động minh họa : Cháu đi mẫu giáo, Vui đến trường, Đêm trung thu, Bé và trăng.
Nghe hát: Đi học, Ngày đầu tiên đi học, Chiếc đèn ông sao, Ánh trăng hòa bình…
5. Phát triển tình cảm – kỹ năng xã hội
* Phát triển tình cảm
- Biết yêu quí và vâng lời cô giáo, giúp đỡ các cô bác trong trường những việc vừa sức; thân thiện, hợp tác với các bạn trong lớp.
- Biết chào cô, bố mẹ khi đến lớp và ra về; biết thưa gởi lễ phép và biết cất gọn gàng đồ chơi khi chơi xong .
* Kỹ năng xã hội:
- Biết giữ gìn bảo vệ môi trường (bỏ rác vào nơi quy định, tiết kiệm nước khi sử dụng, đi vệ sinh đúng nơi quy định. Biết thực hiện một số quy định của trường, lớp.
- Biết tránh xa những nơi nguy hiểm (không vào bếp ăn, không chơi gần cột điện…)
- Không theo người lạ, không ra khỏi lớp, trường khi chưa được sự đồng ý của cô giáo
5. Phát triển tình cảm – kỹ năng xã hội
- Biết nói lời cảm ơn, xin lỗi, chào hỏi lễ phép, 
- Biết xưng hô lễ phép với các cô bác và mọi người trong trường, vui chơi hòa thuận với các bạn, biết cùng chơi, cùng tham gia vào các hoạt động nhóm với bạn bè. 
- Hướng dẫn trẻ thực hành các công công việc trực nhật ở lớp, 
- Biết chăm sóc cây cối trong trường, góc thiên nhiêm của lớp.
- Bỏ rác đúng nơi quy định
5. Phát triển tình cảm – kỹ năng xã hội
Tổ chức các hoạt động vui chơi:
- Trò chơi đóng vai: “ Lớp mẫu giáo”, “Rước đèn đón trung thu”
- Trò chơi xây dựng: “Trường mầm non của chúng ta”…
- Chăm sóc góc thiên nhiên, vệ sinh lớp học…
- Hợp tác với các bạn, giúp đỡ bạn, giúp đỡ cô giáo…
MẠNG NỘI DUNG
TRƯỜNG MN HOA THIÊN LÝ CỦA BÉ
Tên gọi, địa chỉ của trường.
Ngày hội đến trường – ngày khai giảng 5-9.
Các khu vực trong trường: Lớp học, sân trường, Văn phòng, Phòng Bảo vệ, Bếp ăn, Nhà vệ sinh…
Công việc của cô giáo và các cô, bác trong trường: Hiệu trưởng, Cấp dưỡng, Bảo vệ…
Đồ dùng, đồ chơi trong trường.
Các hoạt động của trẻ trong trường mầm non.
LỚP HỌC CỦA BÉ
Tên lớp.
Các khu vực trong lớp: phòng học, sân trước, sân sau…
Tên cô giáo, tên và đặc điểm riêng của các bạn trong lớp.
Các hoạt động ở lớp.
Các góc hoạt động trong lớp: Góc phân vai, Góc xây dựng…
Đồ dùng, đồ chơi trong lớp: Bàn ghế, bảng, tranh ảnh…
Lớp học là nơi trẻ được học tập, vui chơi cùng cô giáo và bạn bè.
BÉ VUI TẾT TRUNG THU
Ý nghĩa của phong tục đón tết trung thu.
Các hoạt động trong ngày tết Trung Thu: Rước đèn, múa lân, văn nghệ múa hát mừng tết trung thu, phá cỗ..
Các loại bánh trong ngày tết trung thu: bánh dẻo, bánh nướng…
Các loại lồng đèn: Đèn ông sao, đèn kéo quân, đèn xếp…
IV. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ
Thời gian: Thực hiện trong 3 tuần (Từ ngày 8/09/2014 – 26/09/2014)
	Tuần 1: Chủ đề nhánh: Trường Mầm Non Hoa Thiên Lý của bé
	Tuần 2: Chủ đề nhánh: Bé vui trung thu
	Tuần 3: Chủ đề nhánh: Lớp học của bé
Chuẩn bị
- Tranh ảnh, truyện, 1 số hình ảnh về trường mầm non. Tranh ảnh về mùa thu, về các họat động của ngày tết trung thu như : Rước đèn, phá cỗ, lồng đèn, đèn ông sao....
- Chọn tranh ảnh cho các hoạt động Khám phá xã hội để trình chiếu bằng Powerpoint.
- Chuẩn bị một số đồ dùng, đồ chơi như xích đu, cầu trượt, đu quay......để trẻ chơi ở hoạt động góc. 
- ĐDĐC tự làm từ nguyên vật liệu thiên nhiên như: Lá cây, hột hạt, ….
- Kéo, bút chì, sáp màu, đất nặn, giấy vẽ, giấy màu, hồ dán, giấy báo… để trẻ gấp, nặn, vẽ, xé dán…
- Lựa chọn một số trò chơi, bài hát, câu chuyện,…liên quan đến chủ đề.
- Làm thẻ tên cho trẻ (họ tên trẻ gắn với ký hiệu riêng cho mỗi trẻ).
- Dụng cụ thể dục để trẻ luyện tập: Tung bóng, đi theo đường dích dắc…
- Bút màu, đất nặn, giấy vẽ, giấy báo... để trẻ vẽ: “Vẽ tô màu trường mầm non” “Dán dây xúc xích trang trí ngày khai giảng”, làm lồng đèn trung thu... Đồng thời để trẻ chơi trong hoạt động góc.
- Tranh chuyện, sách báo để trẻ xem, hình ảnh để trẻ làm bộ sưu tập.
- Đồ chơi xây dựng để “Xây trường học của bé’’ “ Xây khu vui chơi”
- Đồ chơi để đóng vai người bán hàng “Cửa hàng bán tạp hóa”, “Gia đình”
- Đồ chơi đóng vai cô giáo, bác cấp dưỡng, bác sĩ… cho các trò chơi đóng vai “Cô giáo”, “Lớp học”, “Bác sĩ”, “Nấu ăn”…
- Trang trí trường lớp, lau chùi, vệ sinh phòng học cũng như đồ dùng, đồ chơi...
Tổ chức thực hiện:
Giới thiệu chủ đề: 
Tổ chức các hoạt động đàm thoại, gợi mở giúp trẻ nhớ lại những kinh nghiệm sống, những hiểu biết mà trẻ đã có về Trường Mầm non, lớp học của trẻ năm học trước: Tên lớp, tên trường, tên cô giáo, các bạn đã cùng học chung…Khuyến khích trẻ kể những kỉ niệm, hiểu biết về ngày tết trung thu.
Kết hợp sử dụng tranh ảnh, mô hình về trường mầm non để lôi cuốn, hấp dẫn trẻ khám phá chủ đề.
Treo tranh, trang trí lớp hướng vào chủ đề Trường Mầm non và tết Trung thu.
Khám phá chủ đề:
- Tổ chức các hoạt động giáo dục theo kế hoạch tuần, ngày đã dự kiến.
Đóng chủ đề
	- Cô tổ chức đàm thoại, gợi nhớ lại những nội dung cốt lõi đã được khám phá, trải nghiệm, tìm hiểu về trường mầm non, về lớp học, về ngày tết trung thu.
	- Cho trẻ biểu diễn văn nghệ, hát những bài hát về trường mầm non, tết trung thu.
	- Cô cùng trẻ cất bớt những sản phẩm, tranh ảnh của chủ đề cũ và trưng bày những hình ảnh về chủ đề mới, tạo tâm thế chuyển sang khám phá chủ để mới
4. Đánh giá:
	- Thường xuyên xem xét, quan sát, đánh giá mức độ nhận thức và hứng thú của trẻ để kịp thời điều chỉnh kế hoạch.
	- Thực hiện đánh giá cuối ngày và đánh giá cuối chủ đề.
Chủ đề nhánh: TRƯỜNG MN HOA THIÊN LÝ CỦA BÉ
( Từ ngày 08/09 – 12/09 năm 2014)
MỤC TIÊU VÀ CÁC LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN
1. Phát triển nhận thức:
- Trẻ biết tên trường, tên lớp, tên cô giáo, tên bạn bè và các cô bác trong trường mầm non.
- Biết đến trường để học, vui chơi, được làm quen với các bạn
- Biết được không khí náo nức của ngày tựu trường, cảm giác thích đến trường.
2. Phát triển thể chất
- Trẻ khỏe mạnh, vui vẻ,
- Trẻ biết cách xếp đội hình theo yêu cầu
3. Phát triển ngôn ngữ
- Thích đọc thơ, kể chuyện theo nội dung chủ đề nhánh
4. Phát triển thẩm mỹ:
- Yêu thích cái đẹp, biết tạo ra cái đẹp thông qua các sản phẩm tạo hình
5. Phát triển tình cảm xã hội
- Có ý thức giữ gìn vệ sinh trong lớp cũng như ngoài lớp, biết yêu cảnh đẹp của vườn trường.
MẠNG NỘI DUNG
- Tên trường, tên các lớp.
- Địa chỉ các phòng làm việc trong trường.
- Các khu vực thực hiện các hoạt động trong ngày của trẻ 
- Các hoạt động của ban giám hiệu, cô giáo, bác cấp dưỡng, bảo vệ và trẻ trong trường mầm non.
- Biết giữ vệ sinh sạch sẽ trong sân trường.
Mạng nội dung
TRƯỜNG MN HOA THIÊN LÝ CỦA BÉ
Biết các em ở lớp mầm, anh chị lớp lá và các bạn cùng tuổi.
 - Đoàn kết, giúp đỡ bạn, làm gương cho các em bé
- Tên gọi, vị trí của đồ dùng, đồ chơi trong sân trường.
- Cách sử dụng, công dụng của từng đồ chơi ở sân trường. 
- Biết giữ gìn đồ dùng, đồ chơi.
MẠNG HOẠT ĐỘNG
TRƯỜNG MN HOA THIÊN LÝ CỦA BÉ
PT NHẬN THỨC
KPKH
Quan sát, TC về trường MN của bé 
Tham quan phòng truyền thống của trường.
 TOÁN
Phân biệt đồ dùng to- nhỏ
 Đếm cửa sổ của lớp, đồ chơi,..
Quan sát vật chìm nổi
PT THẨM MỸ
HĐ TẠO HÌNH
Tô tranh trường MN
Vẽ nét mặt bạn
Vẽ đường đi tới trường
Âm nhạc
Vỗ tay theo nhịp, phách bài: Cháu đi mẫu giáo, vui đến trường,...
Nghe hát: Đi học, cô giáo em
PT NGÔN NGỮ
Thơ

File đính kèm:

  • docMau KHGD CHU DE TRUONG MN Moi.doc
Giáo án liên quan