Giáo án Chủ đề tự chọn Lịch sử 6 - Tiết 9: Xã hội nguyên thủy (Tiết 1) - Bùi Thị Tuyết

a. Kiến thức:

 Giúp học nắm được:

- Nguồn gốc của loài người (loài vượn cổ) và quá trình tiến hoá để trở thành người tối cổ dần phát triển thành người tinh khôn.

b. Kỹ năng:

- Rèn cho học sinh kỹ năng: biết nhận xét, so sánh, đánh giá các sự kiện lịch sử. Biết ham mê tìm hiểu các kiến thức lịch sử, mở rộng các kiến thức thực tế đó bàng việc liên hệ thực tế.

c. Thái độ:

 - Giáo dục học sinh lòng tự hào về nguồn gốc và quá trình lao động, đấu tranh để sinh tồn, phát triển, biết tôn trọng các giá trị mà người xưa để lại.

 

doc5 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1444 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Chủ đề tự chọn Lịch sử 6 - Tiết 9: Xã hội nguyên thủy (Tiết 1) - Bùi Thị Tuyết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 28/08/2010
Tiết: 9.
Ngày dạy:
Lớp 6A: 01/09/2010
XÃ HỘI NGUYÊN THUỶ
(Tiết 1) 
1. Mục tiêu bài học.
a. Kiến thức:
 Giúp học nắm được:
- Nguồn gốc của loài người (loài vượn cổ) và quá trình tiến hoá để trở thành người tối cổ dần phát triển thành người tinh khôn.
b. Kỹ năng:
- Rèn cho học sinh kỹ năng: biết nhận xét, so sánh, đánh giá các sự kiện lịch sử. Biết ham mê tìm hiểu các kiến thức lịch sử, mở rộng các kiến thức thực tế đó bàng việc liên hệ thực tế. 
c. Thái độ:
 - Giáo dục học sinh lòng tự hào về nguồn gốc và quá trình lao động, đấu tranh để sinh tồn, phát triển, biết tôn trọng các giá trị mà người xưa để lại.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
a. Chuẩn bị của giáo viên:
Soạn giảng.
Sgk - Sgv - STK.
Sưu tầm các tư liệu lịch sử tham khảo liên quan.
b. Chuẩn bị của học sinh:
Học bài và trả lời câu hỏi theo yêu cầu sách giáo khoa.
3. Tiến trình bài dạy.
a. Kiểm tra bài cũ. (3’)
? Lịch sử là gì? Lịch sử nghiên cứu những nội dung gì?
Đáp án:
- Lịch sử là những gì diễn ra trong quá khứ lịch sử trong trường THCS nghiên cứu về lịch sử xã hội loài người. Tức là toàn bộ hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến nay.
b. Dạy nội dung bài mới.
* Giới thiệu bài (1’)
Tìm hiểu về nguồn gốc loài người là đề tài đã được đề cập đến từ rất lâu và là chủ đề của nhiều cuộc tranh luận gắt gao và đầy gay go, quyết liệt giữa hai phái Duy tâm và Duy vật được kéo dài từ thời cổ đại đến nay. Vậy con người bắt đầu từ đâu và trải qua quá trình phát triển như thế nào? Hôm nay chúng ta đi tìm hiểu bài: Xã hội nguyên thuỷ. 
* Nội dung.
Ho¹t ®éng cña gi¸o viªn vµ häc sinh
Néi dung cÇn ®¹t
Tg
G Từ thời cổ đại người ta đã cố gắng tìm hiểu về nguồn gốc của mình. Họ tìm hiểu mọi cách để tìm hiểu, để lý gải cho quá trình phát triển, tiến hoá của loài người.
? Vậy theo em con người có nguồn gốc từ đâu?
HS Tự do trả lời theo ý hiểu của các em.
G Ngày xưa do trình độ nhận thức còn hạn chế, con người đã nghĩ ra các truyền thuyết mang tính chất duy tâm và thần bí về nguồn gốc của loài người nói chung và của từng dân tộc nói riêng.
- Ví dụ: Thần Prômêtê sinh ra người Hy Lạp, thần Nữ Oa sinh ra người Trung Quốc, thần Manu là thuỷ tổ của người Ấn Độ, Lạc Long Quân (vua rồng) và Âu Cơ (tiên nữ) sinh ra người Việt...
- Bên cạnh đó các Giáo hội Thiên chú giáo, Hồi giáo... cũng đưa ra các quan niệm tôn giáo về nguồn gốc loài người như Thượng đế (chúa trời, thần tối cao...) đã tạo ra con người và sắp xếp số phận của con người...
GV Yêu cầu HS kể lại câu chuyện Lạc Long Quân và Âu Cơ.
? Nội dung của câu chuyện nói lên điều gì?
HS Dân tộc Việt Nam có nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống trên các vùng miền khác nhau nhưng đều do thần Long Quân và tiên Âu Cơ sinh ra, luôn luôn có tinh thần đoàn kết, gắn bó thân thiết với nhau trong cuộc sống.
G Như Bắc Hồ kính yêu của chúng ta thường nói "đồng bào ta" để thể hiện rõ mối quan hệ gắn bó thân thiết như ruột thịt của người dân Việt.
G Tất cả điều đó chỉ là truyền thuyết do truyền miệng để lại, không có giá trị khoa học, chỉ là ước muốn của con người mà thôi. Từ thế kỉ XVIII đến nay nhờ những thành tựu nghiên cứu khoa học của các ngành khảo cổ học, dân tộc học, sinh vật học, nhân chủng học, địa chất học... đã kết luận được loài người bắt nguồn từ loài vượn cổ mà ra. Trong quá trình tìm kiếm thức ăn, loài vượn này đã biết đi bằng hai chi sau, biết dùng hai chi trước để cầm nắm... 
- C.Mác và Ăng-ghen khi nghiên cứu quy luật xã hội quyết định quá trình chuyển biến từ vượn thành người đưa ra nhận xét về sự khác nhau cơ bản giữa người và động vật là: "Người là động vật cao cấp biết chế tạo công cụ, do đó có khả năng chinh phục tự nhiên để sản xuất ra tư liệu sinh hoạt cần thiết cho đời sống của mình" còn loài vượn thì không có khả năng ấy.
- Việc chế tạo công cụ lao động đã giúp tổ tiên loài người tách ra khỏi động vật để trở thành người. 
G Các nhà khảo cổ học đã tìm được bộ xương hoá thạch của loài vượn cổ Đriôpitec, Ramapitec, Ôxtơralôpitec sống cách đây khoảng 20 triệu năm đến 5 triệu năm gần gũi với con người hơn bất cứ loài vượn nhân hình nào còn sống ngày nay. Đó chính là bằng chứng khoa học không thể chối cãi về nguồn gốc loài người.
1. Con người xuất hiện từ đâu?
- Loài người bắt nguồn từ loài vượn cổ mà ra.
15'
? Vì sao vượn trở thành người?
HS Do trong quá trình tìm kiếm thức ăn và sinh tồn với điều kiện khắc nghiệt của thiên nhiên, loài vượn cổ đã dùng hai chi trước để cầm nắm những thứ mà chúng tìm kiếm được, dùng đá làm công cụ và sống tập trung để tránh bị thú dữ ăn thịt.
G Từ quá trình sinh sống như vậy dần dần giúp loài vượn biết đi bằng hai chi sau, cầm nắm chắc bằng hai chi trước, sử dụng cộng cụ, người tối cổ xuất hiện.
? Người tối cổ sống ở đâu?
HS Người tối cổ sống trong hang đá có sẵn trong tự nhiên, sống theo bầy. Một thời gian dài sau họ biết làm lều bằng cành cây lợp bằng lá hoặc cỏ khô để ở. 
? Cuộc sống của người tối cổ ra sao?
HS Người tối cổ sống theo bầy: săn bắn hái lượm, biết ghè đẽo đồ đá làm công cụ lao động, biết dùng lửa để sưởi ấm và xua đuổi thú dữ.
G Nhưng cuộc sống của người tối cổ vẫn bấp bênh, trải qua hàng triệu năm cuộc sống của họ mới dần ổn định và nâng cao từ người tối cổ trở thành người tinh khôn.
? Người tối cổ tìm ra lửa bằng cách nào?
HS Trả lời theo ý hiểu của mình.
G Cách tìm ra lửa: người nguyên thuỷ chủ yếu lấy lửa từ các đám cháy rừng và bằng cách cọ sát đá vào nhau. Và cũng từ trong các đám cháy họ nhặt được các thức ăn cháy chín của các con vật bị cháy trong rừng và thấy chúng có mùi vị ngon hơn. Và từ đó họ đã biết sử dụng lửa để nướng chín những thức ăn mà họ kiếm được thay cho cách ăn sống trước đó.
G Người Nêanđectan là những người đầu tiên sử dụng lửa, nhờ có lửa họ đã dần mở rộng địa bàn sinh sống, di cư lên cả vùng miền Bắc châu Âu, miền Bắc châu Á, khi đó đang bị băng hà bao phủ lạnh buốt. Họ sinh sống bằng hình thức săn bắt hái lượm là chính (họ tổ chức bao vây con thú bằng cách lùa chúng xuống vực - hố rồi dùng cây, đá làm chết con mồi). Họ cũng đã sử dụng lửa để săn đuổi thú rừng và dấu vết để chúng ta biết được là trong các hang động còn tìm thấy dấu tích của lớp tro dày. Việc tìm ra lửa có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển của loài người, chấm dứt thời kì động vật ăn thịt man rợ.
G Trong quá trình hình thành của mình, con người đã có tư duy và ngôn ngữ. Tư duy phát sinh và phát triển cùng với lao động của con người. Trong quá trình lao động và sinh hoạt tập thể (bầy đàn) con người có nhu cầu trao đổi, bàn bạc để thúc đẩy quá trình lao động, ngôn ngữ hình thành. Bộ não phát triển, sự phát triển của bộ não vượn người Pitêcantơrôp, Xinantơrôp, Nêanđectan so với loài vượn nhân hình đã chứng tỏ cho chúng ta thấy rõ điều đó. Tác dụng của quá trình lao động đã giúp loài vượn dần chuyển biến thành người.
2. Qúa trình tiến hoá từ loài vượn thành người.
- Cách đây khoảng 3 đến 4 triệu năm người tối cổ xuất hiện ở nhiều nơi trên thế giới.
- Sống theo bầy gồm vài chục người. Săn bắt hái lượm. 
- Biết chế tạo công cụ lao động bằng đá và dùng lửa.
20'
c. Củng cố và luyện tập: (4’)
? Con người có nguồn gốc từ đâu?
? Dựa vào đâu mà có sự biến đổi thành người giống như ngày nay?
HS Trả lời.
GV Nhận xét, đánh giá, bổ sung.
d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. (2’)
- Học bài và làm bài tập trong SBT.
- Sưu tầm các tài liệu của thế giới và Việt Nam nói về lịch sử loài người.
- Chuẩn bị tiết 10: Xã hội nguyên thuỷ - Tiết 2.

File đính kèm:

  • docGIAO AN CHU DE LICH SU 6 9.doc