Giáo án Chủ đề tự chọn Lịch sử 6 - Tiết 11: Xã hội nguyên thủy tan rã và sự ra đời của xã hội có giai cấp - Bùi Thị Tuyết

a. Kiến thức:

 Giúp học nắm được:

- Nguyên nhân làm xã hội nguyên thuỷ tan rã.

- Tổ chức quản lý xã hội ở giai đoạn cuối chế độ nguyên thuỷ.

- Sự xuất hiện của một xã hội có giai cấp - nhà nước.

b. Kỹ năng:

- Rèn cho học sinh kỹ năng: so sánh, đánh giá, tìm hiểu, nhận biết các sự kiện lịch sử, đối chiếu với thực tế.

c. Thái độ:

 - Vai trò của công cụ bằng sắt và lao động trong quá trình phát triển của loài người để học sinh hiểu rõ hơn về cội nguồn dân tộc, tổ tiên.

 

doc5 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1174 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Chủ đề tự chọn Lịch sử 6 - Tiết 11: Xã hội nguyên thủy tan rã và sự ra đời của xã hội có giai cấp - Bùi Thị Tuyết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 28/08/2010
Tiết: 11.
Ngày dạy:
Lớp 6A: 01/09/2010
XÃ HỘI NGUYÊN THUỶ TAN RÃ VÀ SỰ RA ĐỜI 
CỦA XÃ HỘI CÓ GIAI CẤP
1. Mục tiêu bài học.
a. Kiến thức:
 Giúp học nắm được:
- Nguyên nhân làm xã hội nguyên thuỷ tan rã.
- Tổ chức quản lý xã hội ở giai đoạn cuối chế độ nguyên thuỷ.
- Sự xuất hiện của một xã hội có giai cấp - nhà nước.
b. Kỹ năng:
- Rèn cho học sinh kỹ năng: so sánh, đánh giá, tìm hiểu, nhận biết các sự kiện lịch sử, đối chiếu với thực tế. 
c. Thái độ:
 - Vai trò của công cụ bằng sắt và lao động trong quá trình phát triển của loài người để học sinh hiểu rõ hơn về cội nguồn dân tộc, tổ tiên.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
a. Chuẩn bị của giáo viên:
Soạn giảng.
Sgk - Sgv - STK.
Sưu tầm các tài liệu lịch sử liên quan đến nội dung bài học.
b. Chuẩn bị của học sinh:
Học bài và trả lời câu hỏi theo yêu cầu sách giáo khoa.
3. Tiến trình bài dạy.
a. Kiểm tra bài cũ. (3’)
? Người tinh khôn sinh sống như thế nào?
Đáp án:
- Họ sống thành thị tộc gồm vài chục gia đình có quan hệ ruột thịt họ hành với nhau. Họ cùng làm chung, ăn chung, trồng trọt, chăn nuôi, bước đầu biết làm đồ gốm, đồ trang sức...
- Cuộc sống vật chất và tinh thần của họ dần ổn định hơn.
b. Dạy nội dung bài mới.
* Giới thiệu bài (1’)
Vào giai đoạn cuối của chế độ thị tộc mẫu hệ, sản xuất, trồng trọt và chăn nuôi ngày càng phát triển, xã hội ổn định hơn. Con người đã nghiên cứu, chế tạo ra nhiều công cụ tiện lợi cho trồng cây và săn bắt... Xã hội nguyên thuỷ dần dần ta rã? Nguyên nhân và lý do của điều đó? Xã hội loài người đi về đâu? Hôm nay chúng ta đi tìm hiểu tiết 11 bài: Xã hội nguyên thuỷ tan rã và sự ra đời của xã hội có giai cấp.. 
* Nội dung.
Ho¹t ®éng cña gi¸o viªn vµ häc sinh
Néi dung cÇn ®¹t
Tg
? Theo em lý do vì sao xã hội nguyên thuỷ tan rã?
HS Trả lời theo sự hiểu biết của bản thân.
G Khoảng 4000 năm TCN con người phát hiện ra kim loại và sử dụng kim loại để chế tạo ra những công cụ lao động?
? Công cụ kim loại ra đời đã đưa đến kết quả gì?
HS Giúp cho sản xuất tăng vượt bậc, sản phẩm trong xã hội làm ra nhiều dẫn đến dư thừa...
? Hãy lấy ví dụ cụ thể về các công cụ bằng kim loại mà em biết và công dụng của các công cụ đó?
HS Công cụ kim loại như: dao - chặt, cuốc - cuốc, sới đất trồng trọt, lưỡi cày, bừa - cày ruộng...
G Vào cuối thời đại đồ đá mới người ta phát hiện ra nhiều kim loại như vàng, bạc, đồng, chì, kẽm, thiếc... Trong đó kim loại đồng đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người. Ban đầu họ chế tạo công cụ kim loại đồng sẵn có trọng tự nhiên mà họ tình cờ tìm thấy. Tuy nhiên đông nguyên chất rất mềm và dễ vỡ, do đó đồng xuất hiện vào khoảng đầu thế kỷ IV TCN nhưng nó không loại trừ công cụ bằng đá mà ngược lại công cụ bằng đá mới vẫn tiếp tục phát triển. Quá trình quá độ từ đồ đá sang thời kim khí. Cuối thế kỷ III TCN người ta chế tạo ra đồng thau (Hợp kim giữa đồng và thiếc). Nhiều cộng cụ được chế tạo ra như: rìu, giáo, mác, gươm, đao, dao găm, kim khâu, lưỡi câu, lư, trống, thạp đồng... và trên các công cụ, đồ dùng đó có hoa văn rất đẹp và độc đáo. Những khu vực có nền văn hoá đồng sớm nhất là Tây Nam Á. Ai Cập, Ấn Độ, Trung Quốc, Đông Nam Á. 
G Tuy nhiên cuối thế kỉ II đến đầu thế kỉ I - TCN kim loại sắt xuất hiện. Sắt rất cứng và sắc, họ chế tạo ra nhiều loại công cụ: dao, cuốc, búa, rìu... loại trừ dần công cụ bằng đá và đồng.
? Vì sao kim loại xuất hiện lại là nguyên nhân dẫn đến sự tan rã xã hội nguyên thuỷ?
HS Do có công cụ sắc bén hơn, làm ra nhiều sản phẩm hơn dẫn đến dư thừa, tranh chấp, thu vén lợi ích riêng, không thể làm ăn chung, xã hội nguyên thuỷ tan rã dẫn đến một hình thái xã hội mới. 
G Do những người có uy tín, sức khoẻ trong thị tộc chiếm đoạt các sản phẩm dư thừa dẫn đến sự bất công bằng trong thị tộc. Họ không thể cùng làm ăn chung với nhau được nữa, người có địa vị, của cải vươn lên đứng đầu, cai quản những người yếu thế hơn, bắt họ phải phụ thuộc vào mình. Xã hội bắt đầu phân biệt giàu - nghèo, có người làm chủ và người làm thuê. Xuất hiện xã hội có giai cấp, xã hội nguyên thuỷ tan rã.
1. Xã hội nguyên thuỷ tan rã. 
- Khoảng 4000 năm TCN, công cụ bằng kim loại ra đời
- Người nguyên thuỷ đã mở rộng phát triển trồng trọt, chăn nuôi, biết làm các nghề thủ công.
.
- Xã hội đã phân chia giàu nghèo nên xã hội nguyên thuỷ tan rã.
15'
G Sự phát triển lực lượng sản xuất thời đại kim khí đã làm cho sức lao động của con người có khả năng làm ra nhiều sản phẩm hơn cần thiết cho cuộc sống sinh hoạt của họ. Đồng thời việc mở rộng các ngành nghề chăn nuôi, trồng trọt đã nảy sinh nhu cầu phải thu hút thêm sức lao động mới. Do vậy nhiều tù binh bắt được trong chiến tranh bị biến thành nô lệ (tù binh không còn bị giết bỏ như trước nữa). Nhiều người làm nô lệ này trở thành sở hữu chung của thị tộc hay gia tộc phụ hệ, được dùng để phục vụ trong các gia đình phụ hệ, tham gia sản xuất với các thành viên trong gia đình chủ. Khi chủ chết, nô lệ bị chuyển giao cho con cháu của chủ hoặc bị chôn theo chủ nô.
HS Trong giai đoạn này xuất hiện công xã thị tộc phụ hệ, gia đình cá thể một vợ, một chồng trở thành tế bào mới của xã hội. Họ trở thành đơn vị độch lập về kinh tế, của chung biến thành tài sản tư hữu. Chế độ tư hữu thực sự bắt đầu khi ruộng đất bị biến thành tài sản riêng và là công cụ để bóc lột người khác. Những quý tộc thị tộc sử dụng sức lao động của nô lệ để tăng cường tích luỹ của cải. Nội bộ công xã phân hoá thành kẻ giàu, người nghèo. Nhiều gia đình giàu có tìm cách chiếm đoạt ruộng đất của người nghèo và nô dịch người nghèo, biến họ trở thành kẻ phụ thuộc hoàn toàn vào chủ nô.
? Vậy xã hội có giai cấp là xã hội như thế nào?
HS Xã hội có giai cấp là xã hội có sự phân biệt kẻ giàu, người nghèo, kẻ mạnh bắt nạt kẻ yếu. Mọi hành động không còn vì lợi ích chung tập thể mà vì lợi ích riêng của một hay một vài cá thể.
G Một số gia đình đã tách ra khỏi thị tộc đi nơi khác có điều kiện thuận lợi hơn để làm ăn, sinh sống cùng với những gia đình không có quan hệ họ hàng, thân thuộc... họ kết hợp thành công xã mới, không có quan hệ dòng máu nhưng có lợi ích chung vì kinh tế chung là sử dụng chung đất đai của công xã, công xã láng giềng (công xã nông thôn).
G Sự phân hoá trong nội bộ thị tộc thành tầng lớp giàu có và người nghèo khổ diễn ra ngày càng gay gắt. Tầng lớp giàu có nhiều uy quyền chính thức trở thành giai cấp quý tộc chủ nô. Tầng lớp nghèo khổ gồm những người mất đất, mất của cải và nô lệ bị áp bức và bóc lột. Giai cấp trong xã hội ra đời từ đó.
? Vậy trong xã hội có nảy sinh mẫu thuẫn như thế nào?
HS Giai cấp quý tộc, chủ nô giàu có chiếm địa vị thống trị về kinh tế, chính trị, xã hội. Giai cấp nô lệ và thành viên công xã nghèo khổ chịu sự thống trị, mâu thuẫn xã hội ngày càng sâu sắc.
G Giai cấp xuất hiện thì mâu thuẫn giai cấp không ngừng nảy sinh, khi mâu thuẫn không thể điều hoà được nữa thì điều tất yếu sẽ sảy ra, đó là đấu tranh và giai cấp thống trị đặt ra bộ máy nhà nước. Đánh dấu sự chấm dứt chế độ cộng sản nguyên thuỷ và xã hội bước vào thời kì cổ đại, là giai đoạn đầu tiên của xã hội văn minh.
4. Sự ra đời của xã hội có giai cấp.
- Thời kì thị tộc là thời kì người nguyên thuỷ sống bình đẳng, của cải là của chung khi công cụ bằng kim loại xuất hiện năng suất lao động và sản phẩm tăng nhiều có sản phẩm dư thừa do chiếm đoạt nên không thể hưởng chung và làm chung. Xã hội nguyên thuỷ tan rã nhường chỗ cho một xã hội có giai cấp từ đó ra đời nhà nước.
18'
c. Củng cố và luyện tập: (4’)
? Trong xã hội có giai cấp gồm những giai cấp nào? Vai trò, vị trí của từng giai cấp đó?
HS Trả lời.
GV Nhận xét, đánh giá, bổ sung.
d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. (2’)
- Học bài và làm bài tập trong SBT.
- Ôn tập từ tiết 1 đến tiết 11.
- Chuẩn bị bài kiểm tra kết thúc chủ đề 1.

File đính kèm:

  • docGIAO AN CHU DE LICH SU 6 11.doc