Giáo án Chủ đề: thế giới thực vật lĩnh vực phát triển ngôn ngữ Đề tài: truyện “cây tre trăm đốt”
I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU
1. Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên truyện, tên các nhân vật trong truyện: Lão địa chủ, anh nông dân, ông bụt, cô con gái lão địa chủ. Nắm được các tình tiết của câu chuyện.
- Trẻ hiểu được ý nghĩa nội dung của câu chuyện: Truyện thể hiện tinh thần đấu tranh với cái ác của nhân dân. Điều này đúng với một chân lý trong dân gian từ ngàn đời xưa là “cái thiện luôn chiến thắng cái ác”, “người ở hiền gặp điều lành”, “ác giả ác báo”.
2. Kỹ năng:
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
- Trẻ sử dụng ngôn ngữ của nhân vật để trả lời câu hỏi của cô một cách rõ ràng, mạch lạc.
- Trẻ phân biệt được giọng của các nhân vật trong truyện.
3. Thái độ:
- Trẻ có ý thức kỷ luật, tập trung chú ý trong khi học.
- Trẻ cảm nhận, biết phân biệt đâu là thiện đâu là ác và có tinh thần đấu tranh với những việc xấu trong cuộc sống.
4. Tích hợp:
- Khám phá khoa học: Trẻ kể một số loại cây mà trẻ biết trong khu vườn. Trẻ nhận biết được điểm đặc trưng của cây tre là có nhiều đốt.
- Âm nhạc: Trẻ nghe và hát bài hát “Đi chơi”, các bài hát sử dụng cho phần diễn kịch.
truyện, tên các nhân vật trong truyện: Lão địa chủ, anh nông dân, ông bụt, cô con gái lão địa chủ. Nắm được các tình tiết của câu chuyện. - Trẻ hiểu được ý nghĩa nội dung của câu chuyện: Truyện thể hiện tinh thần đấu tranh với cái ác của nhân dân. Điều này đúng với một chân lý trong dân gian từ ngàn đời xưa là “cái thiện luôn chiến thắng cái ác”, “người ở hiền gặp điều lành”, “ác giả ác báo”. 2. Kỹ năng: - Phát triển ngôn ngữ cho trẻ. - Trẻ sử dụng ngôn ngữ của nhân vật để trả lời câu hỏi của cô một cách rõ ràng, mạch lạc. - Trẻ phân biệt được giọng của các nhân vật trong truyện. 3. Thái độ: - Trẻ có ý thức kỷ luật, tập trung chú ý trong khi học. - Trẻ cảm nhận, biết phân biệt đâu là thiện đâu là ác và có tinh thần đấu tranh với những việc xấu trong cuộc sống. 4. Tích hợp: - Khám phá khoa học: Trẻ kể một số loại cây mà trẻ biết trong khu vườn. Trẻ nhận biết được điểm đặc trưng của cây tre là có nhiều đốt. - Âm nhạc: Trẻ nghe và hát bài hát “Đi chơi”, các bài hát sử dụng cho phần diễn kịch. II. CHUẨN BỊ: - Phục trang, đạo cụ: bộ trang phục (Anh nông dân, Lão địa chủ, Ông bụt), 1 bó đốt tre. - Các slide truyện “Cây tre trăm đốt” và slide đàm thoại - Phần đóng kịch của cô: Thiết kế Powerpoint có các hình ảnh: Bầu trời, cảnh dân làng ăn cỗ đám cưới, các đốt tre nhập thành cây tre...phù hợp với nội dung tiết học. Sân khấu được thiết kế tách đôi (một nửa phác họa khung cảnh nhà của lão địa chủ, một nửa là cảnh khu rừng) và được ngăn cách bởi rèm kéo. Ngoài ra sân khấu còn dựng thêm một số hình ảnh: ngôi nhà, các mảng tranh vẽ khóm tre, bụi cỏ, bụi hoa, mỏm đá...hài hòa cân đối. - Đàn ghi sẵn bài: Cây tre Việt Nam, Cây tre trăm đốt, đi chơi, các âm thanh (tiếng chim, tiếng lợn, trâu, bò...) * Địa điểm học: Lớp học sạch sẽ, sắp xếp gọn đẹp phù hợp. III. TIẾN HÀNH Thời gian Nội dung và tiến trình hoạt động học Phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động tương ứng Hoạt động của giáo viên Hoạt động của trẻ 2 – 3 phút 25 – 30 phút 8 - 10 phút 13 – 15 phút 4 – 5 phút 1- 2 phút 1. Bước 1: Ổn định tổ chức – gây hứng thú 2. Bước 2: Nội dung chính a. Kể truyện cho trẻ nghe b. Giúp trẻ hiểu nội dung tác phẩm. c. Đóng kịch theo nội dung truyện. 3. Bước 3: Kết thúc tiết học - Cô cùng trẻ hát bài hát “đi chơi’, cô dẫn dắt trẻ vào khu vườn. - Cô trò chuyện với trẻ: + Các con cùng quan sát xem trong khu vườn này có những loại cây gì? + Cô đố các con, trong số các cây mà các con vừa kể, cây nào có nhiều đốt nhất? Theo các con cây tre có bao nhiêu đốt? - Có một câu chuyện nói về một trăm đốt tre, một trăm đốt tre này tách rời rồi lại nhập thành cây tre một trăm đốt. Các con nhớ đó là câu chuyện gì không? - Cô thấy các con rất giỏi, đã nhớ rất chính xác tên câu chuyện. Bây giờ chúng mình có muốn nghe cô kể lại câu chuyện ”cây tre trăm đốt” không? * Lần 1: Cô kể diễn cảm lần một trên nền nhạc không lời (Trẻ ngồi xúm xít quanh cô) - Nghe lại câu chuyện các con cảm thấy câu chuyện này như thế nào? - Bạn nào giỏi có thể nhắc lại tên câu chuyện thật to cho cô và các bạn cùng nghe nào? * Lần 2: Trình chiếu các slide truyện cho trẻ xem *Đàm thoại trích dẫn: ( Sử dụng slide minh họa) - Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì? -Truyện “Cây tre trăm đốt” có những ai? - Lão địa chủ trong câu chuyện là người như thế nào? Còn anh nông dân thì sao? - Lão địa chủ đã thuê anh nông dân làm gì? - Vì keo kiệt nên Lão rất sợ phải trả tiền công cày cho anh nông dân, vì thế Lão đã nghĩ ra một kế để dỗ dành anh. + Lão nhà giàu đã dỗ dành anh nông dân như thế nào? + Giọng của Lão địa chủ như thế nào? + Ai có thể giả giọng Lão địa chủ và nhắc lại câu nói? (Cô gọi nhiều cá nhân trẻ giả giọng tên địa chủ và nhắc lại câu nói đó) - Thời hạn 3 năm đã hết, lão địa chủ có giữ đúng lời hứa với anh nông dân không? Vì sao? - Lão đã yêu cầu anh nông dân làm gì? - Anh nông dân thật thà, vác dao đi ngay vào rừng để chặt tre. Đợi anh nông dân đi khỏi làng, Lão nhà giàu bèn gả con gái Lão cho một tên nhà giàu khác ở trong làng. Lão cho giết bò, giết lợn, nấu xôi, mở rượu làm cỗ cưới thật là linh đình. - Trong khi Lão nhà giàu làm cỗ, anh nông dân đã làm gì? - Anh nông dân có tìm được cây tre trăm đốt không? - Buồn quá nên anh ngồi bên đống tre đốn dở và khóc. Điều gì xảy ra khi anh nông dân đang ngồi khóc? + Ông đã hỏi anh nông dân như thế nào nhỷ? +Theo các con giọng của ông bụt như thế nào? + Cả lớp cùng giả làm giọng ông bụt và nhắc lại câu nói nhé! - Anh nông dân kể lại đầu đuôi câu chuyện cho ông bụt nghe. Nghe xong ông đã nói gì với anh nông dân? (Cô gọi 3 – 4 trẻ nhắc lại câu nói của ông bụt) - Khi anh nông dân chặt đủ một trăm đốt tre. Ông bụt đã hướng dẫn anh nông dân như thế nào? - Các con đứng dậy và chơi một trò chơi với cô nhé! Khi cô đọc ”khắc nhập, khắc nhập” 3 lần thì chúng mình đứng sát lại. Ngược lại khi cô đọc ’khắc xuất, khắc xuất” 3 lần thì chúng mình rời nhau ra. Cả lớp đã nắm rõ chưa? (Cô cho trẻ chơi 2 lần) - Nhìn thấy anh nông dân vác một trăm đốt tre về, Lão địa chủ tỏ thái độ chế nhạo, mỉa mai, lão bảo anh:...... + Ai có thể nhắc lại hoàn chỉnh câu nói của lão địa chủ? + Giọng của lão địa chủ lúc này như thế nào cả lớp? + Cả lớp cùng bắt chước lại giọng Lão địa chủ nào! - Chẳng cần trả lời Lão, anh lẩm nhẩm đọc gì? - Anh nông dân đọc mấy lần? Tức thì các đốt tre dính liền lại thành cây tre. Lão địa chủ nhìn thấy lạ bèn chạy lại sờ tay vào cây tre. Anh nông dân thấy vậy đọc luôn ”khắc nhập, khắc nhập”, Lão địa chủ bị dính ngay vào cây tre, không có cách nào gỡ ra được. Lão địa chủ ra sức van xin anh, lão hứa sẽ cho anh cưới ngay con gái lão và từ nay về sau không dám bày mưu lừa gạt anh nữa. - Lúc bấy giờ, anh nông dân mới khoan thai đọc câu nói gì? - Anh cũng đọc 3 lần tức thì lão địa chủ rời khỏi cây tre và cây tre cũng rời ra thành một trăm đốt. Anh nông dân cưới cô con gái lão địa chủ làm vợ và hai người sống bên nhau rất hạnh phúc. * Giáo dục: - Trong truyện ”cây tre trăm đốt” các con thích nhân vật nào nhất? Vì sao? - À, nhờ bản tính thật thà, lương thiện mà anh nông dân đã được ông bụt giúp đỡ, anh đã có được điều mình mong muốn. Còn tên nhà giàu keo kiệt, sống gian ác không giữ đúng lời hứa nên đã bị anh nông dân dạy cho một bài học. - Thế còn các con, các con có muốn nhận được sự giúp đỡ của người khác khi gặp khó khăn, hoạn nạn, giống như anh nông dân không? Vậy thì trước tiên các con phải học thật giỏi và làm những việc thiện như: Yêu quý, giúp đỡ bạn bè , những người xung quanh mình và đặc biệt phải luôn biết giữ lời hứa với mọi người. Các con có đồng ý không nào? * Để các con hiểu rõ hơn về nội dung cốt truyện, truyện ”cây tre trăm đốt”. Cô mời các con cùng nghe cô kể lại câu chuyện nhé! - Tận dụng cảnh khu vườn. Cô bài trí sân khấu tách đôi (một bên là cảnh nhà của Lão địa chủ, một bên là khu rừng) được ngăn cách bởi rèm kéo. Sân khấu được bổ sung thêm: Ngôi nhà, các mỏm núi nhấp nhô, các khóm tre, khóm cỏ, bụi hoa, ...Slide hiệu ứng cảnh bầu trời, cảnh ăn cỗ đám cưới và hiệu ứng một trăm đốt tre nhập thành cây tre một trăm đốt - Cô diễn vai anh nông dân, cô phụ diễn vai Lão nhà giàu và ông bụt - Vở kịch được kết hợp âm nhạc, tiếng động... - Cô nhận xét, kết thúc buổi học. - Cô cho trẻ đứng lên chơi trò chơi ”Khắc nhập, khắc xuất” và giao lưu với các nhận vật trong truyện. - Trẻ hát và đi theo cô - Trẻ trả lời theo ý hiểu - Trẻ trả lời ý hiểu - Trẻ trả lời theo ý hiểu - Trẻ trả lời theo suy nghĩ của trẻ. - Trẻ lắng nghe cô kể chuyện - Trẻ trả lời theo suy nghĩ - Trẻ nhắc lại tên truyện - Trẻ ngồi về ghế và xem - Truyện ”Cây tre trăm đốt” ạ. - Có: Anh nông dân, lão địa chủ, ông bụt và cô con gái của lão địa chủ - Lão địa chủ là người keo kiệt, bủn xỉn. Anh nông dân là một chàng trai khỏe mạnh và hiền lành - Lão địa chủ đã thuê anh nông dân cày ruộng. - Anh chịu khó cày ruộng cho ta trong 3 năm. Hết thời gian đó, ta sẽ cho anh cưới con gái ta. - Giọng của lão địa chủ thảo mai, nhẹ nhàng. - Anh chịu khó cày ruộng cho ta trong 3 năm. Hết thời gian đó, ta sẽ cho anh cưới con gái ta. - Lão địa chủ không giữ đúng lời hứa với anh nông dân. Vì lão không muốn gả con gái cho một người nghèo khổ. - Lão yêu cầu anh nông dân phải vào rừng tìm cho được cây tre trăm đốt, đem về để làm đũa cho cả làng ăn cỗ cưới. - Anh đi tìm cây tre trăm đốt - Anh nông dân không tìm được cây tre trăm đốt. - Ông bụt hiện lên ạ - Làm sao cháu khóc? - Trầm ấm ạ - Làm sao cháu khóc - Cháu hãy đi chặt cho đủ một trăm đốt tre mang lại đây, ông sẽ giúp cháu. - Chỉ tay vào tre đọc ”khắc nhập, khắc nhập” 3 lần thì một trăm đốt tre sẽ dính lại với nhau thành một cây tre. Còn khi chỉ tay vào đọc ”Khắc xuất, khắc xuất”, các đốt tre sẽ rời ra như cũ. - Tao bảo mày chặt đem về một cây tre có trăm đốt, chứ có bảo mày đem về một trăm đốt tre đâu? - Giọng vang, hống hách - Tao bảo mày chặt đem về một cây tre có trăm đốt, chứ
File đính kèm:
- Truyen Cay tre tram dot.doc