Giáo án Chủ đề: gia đình - Ngày 20/ 11 lớp 4 tuổi

1. Phát triển thể lực và sức khoẻ:

 * Dinh dưỡng sức khoẻ:

- Biết tên một số thực phẩm quen thuộc, một số món ăn hàng ngày trong gia đình và cách chế biến đơn giản.

- Biết lợi ích của việc tập luyện, ăn uống và bữa ăn đa dạng thực phẩm đối với sức khoẻ.

- Biết làm một số cong việc tự phục vụ đơn giản (Đánh răng, rửa mặt, rửa tay bằng xà phòng, mặc quần áo)

- Có một số hành vi tốt trong việc giữ gìn sức khoẻ: Gọi người lớn khi ốm đau, mặc quần áo phù hợp với thời tiết.

- Biết sử dụng hợp lý các dụng cụ ăn uống và một số vật dụng trong gia đình.

* Phát triển vận động:

 - Biết phối hợp thực hiện các vận động cơ bản: Chạy đổi hướng theo vật chuẩn, ném xa bằng một tay, đi khuỵu gối, bò chui qua cổng; Thực hiện được một số vận động khéo léo của bàn tay, ngón tay.

2. Phát triển nhận thức:

 - Trẻ hiểu được vị trí vai trò của trẻ và các thành viên trong gia đình

 - Trẻ biết công việc của mỗi thành viên trong gia đình.

 - Trẻ hiểu được các nhu cầu của gia đình

+ Nhu cầu dinh dưỡng (Thực phẩm cần thiết cho gia đình)

+ Nhu cầu tinh thần, sự quan tâm lẫn nhau

+ Nhu cầu vật chất và đồ dùng của gia đình

 - Trẻ biết một số quy tắc đơn giản trong gia đình.

 - Biết được khái niệm gia đình ít con, gia đình đông con, các thế hệ trong gia đình.

 - Trẻ nhận biết các đồ dùng sử dụng điện trong gia đình như: Đồ dùng để thắp sáng, đồ dùng để nghe nhạc, đồ dùng để phục vụ cho ăn uống, đồ dùng để phục vụ cho sinh hoạt. Lợi ích điện trong gia đình, cách sử dụng năng lượng tiết kiệm ở gia đình (Tắt ti vi, tắt đèn, máy vi tính khi không dùng,.)

 

doc88 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 6416 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Chủ đề: gia đình - Ngày 20/ 11 lớp 4 tuổi, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nét cong, tròn, xiên, thẳng để vẽ các hộp quà, bông hoa để tặng cô giáo nhân dịp ngày lễ.
 - Trẻ hiểu ý nghĩa ngày nhà giáo Việt Nam.
b. Kỹ năng:
	- Trẻ biết cách bố bức tranh trí hợp lý, di màu đều và đẹp
	- Rèn sự khéo léo của đôi bàn tay, ngón tay, phát triển óc sáng tạo, thẩm mỹ
c. Thái độ:
	- Giáo dục trẻ biết lễ phép, kính trọng thầy, cô giáo.
2. Chuẩn bị:
	- Giấy A4, bút màu
	- Đàn, đài, giá trưng bày sản phẩm
3. Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Mở đầu hoạt động:
- Mở nhạc cho trẻ hát bài "Cô giáo của em" lại ngồi gần cô.
* Hoạt động trọng tâm:
- Trò chuyện về cô giáo, công việc của cô giáo và ý nghĩa của ngày 20 - 11.
+ ở nhà các con có ai?
+ Khi các con đến trường thì có ai?
+ Cô giáo đã làm gì cho các con?
+ ở trường ai đã chăm sóc cho các con từng giấc ngũ nồng say?
- Cô giáo dục trẻ biết kính trọng thầy, cô giáo
- Cô đưa tranh cho trẻ xem và nhận xét bức tranh.
- Nhân ngày 20-11 rồi các con có muốn mình là những hoạ sỹ nhí vẽ những bức tranh thật đẹp để tặng cô giáo của mình không? 
- Cho trẻ nói lên ý tưởng của mình sẽ vẽ gì để tặng cô?
- Cho trẻ đọc thơ "Bàn tay cô giáo" và về bàn thực hiện
- Cô cho trẻ nhắc lại tư thế ngồi và cách cầm bút
- Cho trẻ thực hiện: Cô bao quát, hướng dẫn và gởi ý để trẻ sáng tạo cho bức tranh thêm phong phú.
- Cho trẻ trưng bày sản phẩm lên giá
- Cho trẻ lên nhận xét tranh của bạn và của mình.
- Cô nhận xét chung
* Kết thúc hoạt động:
- Cho trẻ hát bài “Cô và mẹ” và ra sân chơi
- Trẻ hát và lại ngồi gần cô
- Trẻ trò chuyện cùng cô
- Trẻ trò chuyện cùng cô
- Bố, mẹ,...
- Cô giáo
- Dạy các con học, cho các con ăn...
- Cô giáo
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ quan sát và nhận xét
- Có
- 3- 4 trẻ nói lên ý tưởng của mình
- Trẻ đọc thơ và về bàn vẽ
- Trẻ nhắc lại
- Trẻ thực hiện
- Trẻ lên treo sản phẩm
- Trẻ nhận xét
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ hát và ra sân chơi
II. Dạo chơi ngoài trời:
HĐCCĐ: Làm quen bài thơ “Cô giáo của con”
TCVĐ: “Mèo đuổi chuột”
Chơi theo ý thích
Tiến hành: 
	- Cô đọc câu đố
 	“Ai dạy bé hát
 	Chải tóc hằng ngày 
	Ai kể chuyện hay 
	Khuyên bé đừng khóc”
	+ Câu đố nói về ai (Cô giáo )
	+ Đến trường cô giáo dạy con điều gì? (Trẻ trả lời)
	- Cô giới thiệu bài thơ “ Cô giáo của con” và tên tác giả
	- Cô đọc thơ cho trẻ nghe 2 lần 
	+ Cô vừa đọc bài thơ gì? (Cô giáo của con)
	+ Do nhà thơ nào sáng tác?
	- Cho trẻ đọc thơ cùng cô 3 - 4 lần
	- Giáo dục trẻ để tỏ lòng biết ơn với thầy, cô giáo phải chăm ngoan, học giỏi
 * TCVĐ: “Mèo đuổi chuột”
	- Cho trẻ nhắc lại luật chơi , cách chơi
	- Cho trẻ chơi 3- 4 lần 
	* Chơi theo ý thích:
	- Cô bao quát trẻ chơi an toàn
III. Chơi ở các góc:
	Chơi ở các góc:
- Góc chính: Cửa hàng bán quà lưu niệm
- Góc kết hợp:
+ XD: Xây công viên vườn hoa.
+NT: Nặn quà tặng cô giáo.
+ TN: Tưới nước cho cây.
Tiến hành:
- Cho trẻ hát vận động bài "Cô giáo em" 
- Trò chuyện cùng trẻ về chủ đề và góc chơi chính.
- Cô giới thiệu góc chơi chính và các góc chơi kết hợp
- Trẻ về góc theo ý thích.
- Trẻ thực hiện: Cô động viên khuyến khích hướng trẻ vào góc chơi. Cô bao quát trẻ chơi.
- Nhận xét các góc chơi và cho trẻ thu dọn đồ chơi.
IV. Sinh hoạt chiều:
	Kể chuyện sáng tạo
	- Chơi tự do
Tiến hành:
	- Gọi trẻ lại gần trò chuyện cùng trẻ về chủ đề
	- Cho trẻ xem tranh các hoạt động của cô giáo
	+ Trong bức tranh vẽ ai? (Cô giáo)
	+ Cô giáo đang làm gì? (Đang giảng bài)
	+ Cô giáo đối với các cháu như thế nào? (Yêu thương, dạy dỗ và chăm sóc các cháu)
	- Cho trẻ quan sát và đàm thoại về bức tranh
	- Cho trẻ kể chuyện sáng tạo theo nội dung bức tranh
	- Cô chú ý lắng nghe và giúp trẻ thể hiện câu chuyện một cách lưu loát
	- Cho 4- 5 trẻ kể
	- Cho trẻ nêu lên cảm nhận của mình về câu chuyện bạn vừa kể
	+ Con thích câu chuyện nào nhất? Vì sao?
	- Khuyến khích, tuyên dương trẻ kể
	* Chơi tự do: Cô bao quát trẻ chơi tốt
	* Vệ sinh - trả trẻ
V. Đánh giá cuối ngày:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ 5 ngày 22 tháng 11 năm 2012
I. Hoạt động có chủ đích 1:
LQVH: Thơ “Cô giáo của con”
1. Kết quả mong đợi:
	a. Kiến thức:
 - Dạy trẻ đọc thuộc bài thơ, nhớ tên bài thơ, tên tác giả. 
 - Trẻ hiểu nội dung bài thơ, biết ơn cô giáo
b. Kỹ năng:
	- Rèn kỹ năng đọc thơ diễn cảm.
 - Trả lời câu hỏi rõ ràng, mạch lạc.
c. Thái độ:
	- Giáo dục trẻ biết ơn, lễ phép, kính trọng thầy cô giáo.
2. Chuẩn bị:
	- Tranh thơ chữ to, tranh minh hoạ thơ, que chỉ
	- Giấy A4, bút màu
	- Đàn, đài, băng đĩa nhạc
3. Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Mở đầu hoạt động:
- Gọi trẻ lại gần cô ngồi tự do.
- Cô đưa tranh vẽ cô giáo đang giảng bài, trò chuyện cùng trẻ: 
+ Tranh vẽ về ai đây? 
+ Cô giáo trong tranh đang làm gì?
+ Bạn nào có ước mơ lớn lên làm cô giáo?
+ Để ước mơ thành hiện thực bây giờ con phải làm gì?
* Hoạt động trọng tâm:
- Cô giới thiệu bài thơ “Cô giáo của con” 
- Cô đọc thơ diễn cảm bài thơ lần 1.
- Cho trẻ vận động bài "Cô giáo miền xuôi" về đội hình chữ U.
- Cô đọc diễn cảm lần 2 kết hợp tranh minh họa
* Trích dẫn, giảng giải kết hợp đàm thoại bài thơ
+ Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì? 
+ Mỗi khi vào lớp cô giáo như thế nào?
+ Giọng nói của cô thế nào?
+ Với những bạn nghịch thì cô có yêu không?
+ Cô yêu những bạn như thế nào?
+ Nét đẹp và sự chăm chỉ của cô giáo trong bài thơ được ví với cái gì? 
+ Câu thơ nào nói lên điều đó?
+ Để cô giáo vui lòng cháu phải như thế nào ?
- Giáo dục trẻ biết yêu quý, kính trọng cô giáo.
- Cho trẻ đọc thơ cùng cô 2- 3 lần. (Cô sửa sai cho trẻ)
- Cho 3 tổ đọc thơ.
- Cho nhóm, cá nhân lên đọc.
- Cả lớp đọc to, nhỏ.
* Kết thúc hoạt động:
- Cho trẻ về bàn vẽ quà tặng cô giáo.
- Trẻ lại gần cô, trò chuyện
- Cô giáo.
- Đang giảng bài.
- Trẻ nói lên ước mơ của mình
- Chăm chỉ học tập, ngoan ngoãn,... 
- Trẻ lắng nghe.
- Cô giáo của con.
- Cô cười thật tươi.
- ấm áp.
- Không.
- Những bạn ngoan ngoãn.
- Hạt muối, măng rừng.
- Ngoan, lễ phép...
- Trẻ lắng nghe
- Cả lớp đọc thơ.
- 3 tổ đọc thơ
- Nhóm, cá nhân lên đọc
- Cả lớp đọc thơ to, nhỏ
- Trẻ về bàn vẽ quà tặng cô.
II. Hoạt động có chủ đích 2:
1. Kết quả mong đợi:
a. Kiến thức: 
- Dạy trẻ biết đếm đến 3, biết tạo nhóm đồ vật có số lượng là 3, nhận biết chữ số 3.
b. Kỹ năng:
- Rèn cho trẻ kỹ năng đếm, nhận biết, tạo nhóm có 3 đối tượng.
- Rèn kỹ năng quan sát và ghi nhớ có chủ định.
- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
c. Thái độ:
	- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động, có ý thức học tốt
	- Giáo dục trẻ biết chăm sóc sức khoẻ, vệ sinh cơ thể sạch sẽ.
2. Chuẩn bị:
	- Lô tô áo, quần và thẻ số đủ cho trẻ
	- Máy chiếu, giáo án điện tử.
	- Các hình nhà có gắn thẻ số để chơi trò chơi
	- Vở toán, bút màu.
3. Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Mở đầu hoạt động:
- Cho trẻ hát và vận động tự do bài “Nào chúng ta cùng tập thể dục”
* Hoạt động trọng tâm:
* Ôn số lượng 1 - 2:
- Trò chuyện cùng trẻ về các bộ phận trên cơ thể:
+ Các con vừa hát bài hát gì?
+ Bài hát nói về cái gì?
+ Trên cơ thể chúng ta có những bộ phận nào?
+ Có mấy cái tay?
+ Ngoài tay ra còn bộ phận nào có số lượng là 2 nữa?
+ Vậy có những bộ phận nào có số lượng là 1?
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh các bộ phận trên cơ thể sạch sẽ.
- Trò chơi “Chọn số tương ứng”
- Cho trẻ đọc bài thơ “Bé ơi” và về chổ ngồi hình chữ U.
* Dạy trẻ “Đếm đến 3, nhận biết số 3”
- Cho trẻ chơi trò chơi “Giấu tay”
+ Các con nhìn xem trong rổ có những gì?
- Cho trẻ xếp 3 cái áo ra phía trước (Cô hướng dẫn trẻ xếp từ trái sang phải)
- Cho trẻ lấy 2 cái quần ra và xếp dưới mỗi cái áo.
+ Các con đã xếp được mấy cái quần?
- Cho trẻ đặt số 2 tương ứng với số quần
+ Các con thấy số quần và số áo như thế nào với nhau?
+ Số quần và số áo cái nào nhiều hơn?
+ Số áo nhiều hơn số quần là mấy?
+ Vậy số áo và số quần cái nào ít hơn? ít hơn mấy?
+ Để số quần và số áo bằng nhau chúng ta phải làm gì?
- Cho trẻ lấy 1 cái quần và xếp dưới cái áo còn lại.
+ Hai cái quần thêm 1 cái quần có tất cả mấy cái quần?
+ Bây giờ số áo và số quần như thế nào với nhau?
+ Số quần và số áo cùng bằng mấy?
- Cho trẻ đếm số quần, số áo và đặt số 3 vào cuối hàng.
- Cô giới thiệu số 3 và cho trẻ đọc số 3
- Cô cho trẻ cất 1 cái quần vào rổ và hỏi trẻ:
+ Các con đã cất 1 cái quần thì còn mấy cái quần?
- Cho trẻ đặt số 2 tương ứng
+ Cất thêm 1 cái quần nữa thì còn mấy?
- Cho trẻ đặt số 1 vào sau cái quần còn lại
- Cho trẻ cất cái quần còn lại vào rổ
+ Bây giờ trước mặt các con còn lại những cái gì?
+ Có mấy cái áo?
- Cho trẻ cất tất cả số áo vào rổ và cho trẻ đọc lại số 3.
* Luyện tập - cũng cố:
- Trò chơi 1: “Mắt ai tinh”
Cho trẻ nhìn lên màn hình và chọn nhóm thực phẩm có số lượng là 3.
- Trò chơi 2: “Tìm đúng nhà”
* Kết thúc hoạt động:
- Cho trẻ hát bài “Mời bạn ăn” và đi về bàn thực hiện vào vở toán.
- Trẻ hát và vận động cùng cô
- Trẻ trò chuyện cùng cô
- Nào chúng ta cùng tập thể dục
- Các bộ phận trên cơ thể
- Trẻ kể: Tay, chân, mắt, mũi,...
- 2 tay
- Chân, mắt, tai
- 1 cái mũi, một cái miệng
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi
- Trẻ đọc thơ và về chổ ngồi
- Trẻ đưa tay ra phía sau lấy rổ ra
- Có áo, quần và các thẻ số
- Trẻ xếp theo yêu cầu của cô
- Trẻ xếp theo yêu cầu của cô
- 2 cái quần
- Trẻ đặt số 2 vào cuối hàng
- Không bằng nhau
- Số áo
- Là 1
- Số quần, ít hơn 1
- Thêm một cái quần
- Trẻ xếp cái quần còn lại ra
- 3 cái quần
- Bằng nhau
- Bằng 3
- Trẻ đặt số 3 vào cuối hàng
- Trẻ đọc cùng cô
- Còn 2 cái quần
- Còn 1
- Trẻ đặt số tương ứng
- Trẻ cất cái quần vào rổ
- Cái áo
- 3 cái áo
- Trẻ cất vào rổ
- Trẻ chú ý quan sát và trả lời
- Trẻ chơi hứng thú
- Trẻ hát và về bàn thực hiện
III. Dạ

File đính kèm:

  • docChu de gia dinh 4 tuoi.doc