Giáo án Chủ đề: động vật quanh bé

I/ MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ

1. PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT

* Dinh dưỡng sức khỏe

- Có thói quen, hành vi vệ sinh trong ăn uống, và giữ gìn ăn an toàn khi tiếp xúc với con vật

- Biết ích lợi các món ăn có nguồn gốc từ động vật như: thịt, cá. đối với sức khỏe con người

* Vận động

- Thực hiện được một số vận động:Lăn bóng và di chuyển theo bóng- nhảy lò cò, bật chụm chân liên tục vào 5 ô, đi trên ghế băng đầu đội túi cát, chạy dích dắt qua các chướng ngại vật, ném trúng đích nằm ngang,

2. PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC

* Khám phá khoa học

- Trẻ biết tên gọi, đặc điểm của một số con vật nuôi trong gia đình, một số con vật sống trong rừng, một số con chim, , một số côn trùng, một số con vật sống dưới nước

- Biết so sánh để thấy sự giống và khác nhau của các con vật gần gũi, quen thuộc qua một số đặc điểm của chúng

- Biết được ích lợi, tác hại của chúng đối với đời sống con người

- Có một số kỹ năng đơn giản về cách chăm sóc con vật sống gần gũi

* Làm quen với toán

- Trẻ nhận biết, đếm đúng nhóm có 5 đối tượng. Nhận biết số 5. Biết so sánh, thêm bớt để tạo sự bằng nhau trong phạm vi 5

- Ôn nhạn biết các hình vuông, hình chữ nhật, hình tròn, hình tam giác

- Xác định được vị trí của đồ vật so với bản thân và với bạn khác

- Nhận biết, gọi tên khối cầu, khối vuông, khối chữ nhật

 

doc123 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3178 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Chủ đề: động vật quanh bé, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 tự kiếm ăn nên bồ câu mẹ phải kiếm ăn đem về sú, mớm cho chim bồ câu con, khi chim bồ câu con đủ lông, đủ cánh thì bắt đầu tập bay theo chim bố, mẹ tập kiếm ăn, khi chim con lớn lên trưởng thànhlà tự kiếm ăn tự tìm chim giao phối để tiếp tục quá trình sinh trưởng và phát triển của chim cho đên khi già và chết 
 - Như vậy,quá trình phát triển chim bồ câu diễn ra như thế nào?(mời cháu nhắc lại)
- Biết được quá trình phát triển của chim bồ câu các cháu nên chăm sóc chim kỹ nhất là lúc chim mới nở chim mẹ cần nhiều thức ăn để nuôi chim con nên các cháu nhớ cho chim ăn đủ thức ăn để chim mau lớn.
3. Hoạt động 3: Trải nghệm
 TC1: Ai tinh mắt 
Các cháu tìm trong các bức tranh về quá trình phát triển của chim phát hiện giai đoạn nào sai và xếp lại cho đúng thứ tự
 TC2:Tìm thức ăn cho chim câu
Trẻ chọn những loại thức ăn và dán lên tranh. Đội nào dán nhiều và đúng được khen
*Kết thúc: Nhận xét chung, tuyên dương trẻ
ÑAÙNH GIAÙ TREÛ CUOÁI BUỔI
:……………………………………………………………………………………………………………....................
……………………………………………………………………………………………………………………………
:…………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………..........................................................................................................
…………………………………………………………………………………………………………………………………..………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………..………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………..………………………………………………………………………………………………………………………
KẾ HOẠCH NGÀY
Thứ tư, 12.03.2014
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG HỌC
Phát triển nhận thức
HĐ làm quen với biểu tượng toán:
 BÉ HÃY SO SÁNH, THÊM BỚT ĐỂ TẠO SỰ BẰNG NHAU VỀ SỐ LƯỢNG TRONG PHẠM VI 5
-Trẻ nhận biết phân biệt các hình:hình vuông, hình chữ nhật, hình tròn, hình tam giác dựa vào dấu hiệu nổi bật của hình
-Rèn kỹ năng hoạt động theo nhom, kỹ năng quan sát, ghi nhơ, có chủ định 
-Trẻ nói đúng các hình: vuông, tròn, tam giác, chữ nhật
- Các hình, vuông, tròn, tam giác, chữ nhật. để trẻ chơi trò chơi 
- Các que (6que dài bằng nhau,4que dài hơn và bằng nhau, 2 que dài nhất bằng nhau
1.Hoạt động 1:Con vật quanh bé 
Trẻ cùng chơi xếp hình bằng các ngón tay. Dẫn dắt giớ thiệu bài
2.Hoạt động 2:Ôn nhận biết các hình
TC1: Đoán hình
- Cho trẻ đọc đồng dao về chỗ ngồi
Câu 1
 Cô đọc câu đố
 Hình gì lăn được
 Lăn ngược lăn xuôi
 Giống hệt chiếc cong 
 Đoán xem hình gì?
Câu 2: 
 Có 2 cạnh dài
 Và hai cạnh ngắn
 Xinh xắn làm sao
 Bé đoán xem nào 
 Hình gì đó nhỉ?
Câu 3:
 Tôi có 3 cạnh 
 Trông giống mái nhà
 Mời bạn đoán xem 
 Tôi hình gì nhỉ?
Câu 4
 Bố mẹ sinh ra
 Tôi đây 4 cạnh
 Đều dài bằng nhau
 Hãy đoán xem nào
 Tôi là hình gì?
TC 2: Xếp hình bằng que
 Cô tặng trẻ rổ que và hình cho trẻ về 3 nhóm và thi xếp hình bằng các que hình sẵn có. Đội nào xếp được nhiều hình đã học được khen. Cho trẻ nhận xét xem số que mình có xếp được bao nhiêu hình vuông? Bao nhiêu hình tam giác, bao nhiêu hình chữ nhật…?
TC 3: Chiếc túi bí mật
 Cô bỏ trong túi các hình và yêu cầu các đội thi đua lên và chọn các hình theo yêu cầu xếp lên giá đội nào xếp đúng, nhiều được khen.
* Kết thúc: Nhận xét, tuyên dương trẻ
Phát triển ngôn ngữ
HĐ làm quen tác phẩm văn học
Thơ: CHIM CHÍCH BÔNG
Trẻ biết tên bài thơ, tên tác giả, hiểu nội dung bài thơ chim chích bông là loài chim có ích, bắt sâu bảo vệ cho cây cối.
- Trẻ hiểu và biết đọc thơ diễn cảm, có kết hợp điệu bộ phù hợp, nhẹ nhàng.
- Rèn luyện và phát triển ngôn ngữ thông qua bài thơ.
- Trẻ có ý thức học tập tốt, thích tham gia vào các hoạt động tập thể.
- Giáo dục trẻ biết quan tâm giúp đỡ mọi người xung quanh.
- 90 - 95% trẻ thuộc bài thơ.
* Cô:Tranh minh hoạ nội dung bài thơ.
 Cô thuộc thơ.
 * Trẻ: Mũ chim cho trẻ, 
1.Hoạt động 1: Quan s¸t vµ trß chuyÖn.
Hát: Con chim non
Trong thiên nhiên có rất nhiều các loài chim khác nhau chúng có màu sắc rất đẹp. Bây giờ chúng mình hãy nhìn lên đây để quan sát và thưởng thức vẻ đẹp của các loài chim nhé. (cô cho trẻ xem những hình ảnh của các loài chim cho trẻ quan sát và trò chuyện - đàm thoại cùng trẻ về tên, màu sắc và một vài đặc điểm của chim) cuối cùng cô để chim chích bông lại trên bảng và giới thiệu bài thơ.
Chim chích bông là loài chim bé nhỏ, biết giúp đỡ mọi người chính vì thế mà nhà thơ Nguyễn Viết Bình đã sáng tác bài thơ “ Chim chích bông” 
 2.Hoạt động 2: Bé thích nghe đọc thơ và tìm hiểu về bài thơ
Cô đọc trẻ ghe 1 lần
Hỏi trẻ cô vừa đọc bài thơ gì?
- Do ai sáng tác?
+ Giảng nội dung bài thơ: Các con ạ chim chích bông là loài chim bé nhỏ nhưng rất nhanh nhẹn và chăm chỉ, giúp đỡ mọi người như bắt sâu cho cây cối, cho rau. Trong bài thơ tác giả nói về tính chăm chỉ của chim chích bông hăng say làm việc. chuyền từ cành na qua cành bưởi, sang bụi duối, chú lại sà xuống luống rau xanh. Những nơi nào có sâu thì chích bông đều tìm đến để bắt sâu cho cây đấy. Vì thế mà ai cũng yêu chích bông. 
+ Giảng từ khó: "Chú chích bông liền xà xuống” trong câu này có từ “sà xuống” các con ạ từ xà xuống có nghĩa là chú đang bay ở trên cao chú sà xuống thấp để bắt sâu cho cây rau đấy.
- Cô đọc lần 2 qua sa bàn.
- Cô cho trẻ đọc cùng cô lần 1 qua tranh,
- Cô cùng trẻ đọc lại một lần.
+ Đàm thoại:
- 3 đội vừa đọc bài thơ có tên là gì? do ai sáng tác?
- Con chim trong bài thơ có tên là gì?
- Hình dáng con chim như thế nào? câu thơ nào tả hình dáng chim chích bông?
- Chú chim thích làm gì? câu thơ nào nói lên hình ảnh đó?
- Chim chích bông sa từ cành na sang cành bưởi rồi cành duối để làm gì?
- Bạn nhỏ đã nói gì với chim?
- Khi nghe bạn gọi thì chim đã làm gì? 
Chim chích bông rất nhanh nhẹn và chịu khó, biết giúp đỡ mọi người xung quanh. Vì thế các con phải học đức tính của chích bông nhé.
 - Để hiểu rõ hơn về bài thơ và chú chim chích bông như thế nào? Bây giờ cô sẽ cho 3 đội thi đua xem đội nào có giọng thơ hay nhất. Đội đầu tiên là đội (sơn ca, hoạ mi,vàng anh)
- Cô cho 3 tổ thi đua đọc.
Cho trẻ làm động tác chim bay thật cao, sau đó sà xuống luống rau để bắt sâu.
Cô gọi nhóm, cá nhân lên đọc
- Cô khuyến khích động viên trẻ đọc. (chú ý sửa sai cho trẻ)
Cô cho cả lớp đọc nối tiếp 1 lần: Cô thấy cả 3 đội đọc thơ rất hay cô mời 3 đội cùng giao lưu với nhau nào.
Kết thúc: Giáo dục, dặn dò liên hệ. 
- Cô và các con vừa đọc bài thơ có tên là gì? do ai sáng tác?
-Cô thấy cả 3 đội thể hiện giọng thơ của mình rất hay cô khen tất cả các con nào.
Các con ạ! các loài chim rất có ích cho con người, chim có giọng hót rất là hay, chim để làm cảnh và đặc biệt bắt sâu cho cây cối thêm xanh tốt. Vì vậy các con phải biết yêu quý và bảo vệ các loài chim các con nhớ chưa nào. 
Bài thơ hay nên nhạc sỹ Phạm Tuyên phổ nhạc thành bài hát “Chim chích bông”đấy, cô mời các con đứng lên cùng biểu diễn bài hát nào.
- Cô cho trẻ làm những cánh chim bay nhẹ nhàng quanh lớp.
* Kết thúc: Nhận xét, kết thúc tiết học
ÑAÙNH GIAÙ TREÛ CUOÁI BUỔI
……………………………………………………………………………………………………………..........................
…………………………………………………………………………………………………………………………
:…………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………..........................................................................................................
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
KẾ HOẠCH NGÀY
Thứ năm, 13.03.2014
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG HỌC
Phát triển thẩm mĩ
Hoạt động âm nhạc
VĐMH:
CON CHIM NON
- NH: Chim bay
- TC: Nghe giai điệu đoán tên bài hát
1. Trẻ biết hát và vận động minh họa theo bài hát: Con chim non
2. Rèn kỹ năng vận động minh họa nhịp nhàng
3. GD trẻ biêt yêu quý chim
*Cô:
- Một số bài hát cô chuẩn bị 
- Mũ chim
*Trẻ: Mũ chim
1. Mở đầu hoạt động
Chơi: Dung dăng dung dẻ
Trò chuyện về một số loại chim nuôi làm cảnh.GD trẻ nên biết yêu quý chăm sóc chim
Dẫn dắt để trẻ đoán tên bài hát, giới thiệu bài hát: “Con chim non”
2. Hoạt động trọng tâm
 Hoạt động 1: Dạy vận động minh họa bài “Con chim non” của chú Lý Trọng
- Cô đánh nhịp, cả lớp hát 2 lần bài hát 
- Cô giới thiệu vận động minh họa
- Cô vừa hát vừa vận động minh họa trẻ xem 1 lần
- Cô phân tích cách vận động minh họa theo lời ca
- Trẻ hát, cô vận động1 lần
- Trẻ luyện tập: 
+ Cô và cả lớp cùng hát và vận động 2 - 3 lần
+ Mời từng tổ hát và vận động.
 Cô chú ý sửa sai cho trẻ
+ Mời nhóm nam và nhóm nữ thi đua với nhau
+ Mời cá nhân hát và vận động minh họa
 Hoạt động 2: Bé thích nghe hát:Chim bay
Cô dẫn dắt và giới thiệu bài hát “Chim bay”
- Cô hát lần 1
- Cô hát lần 2: Vừa hát vừa vận động minh họa 
 Trẻ hưởng ứng cùng cô.
 Hoạt động 3: TCÂN: Nghe giai điệu đoán tên bài hát
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi và luật chơi
- Cô hát trẻ nghe đoán tên 3-4 bài hát
* Kết thúc hoạt động: Nhận xét tuyên dương trẻ
ÑAÙNH GIAÙ TREÛ CUOÁI BUỔI
……………………………………………………………………………………………………………....................
……………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………..........................................................................................................
………………………………………………………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………………………………………… …
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Thứ sáu, 14.03.2014
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Hoạt động học
Hoạt động phát triển thẩm mỹ
Hoạt động tạo hình
THẮT CON ÉN(Mẫu ) 
1. Trẻ biết dùng tay xé dọc theo cuốn lá cây để tách phần lá để thắt được hình con chim én
2. Rèn kỹ năng xé từng nhát, luồn khéo léo tạo hình con én
3. GD trẻ thích ý thức tự giác trong học tập, hoàn thành sản phẩm.
Cô: Lá cây

File đính kèm:

  • docĐộng vật.doc