Giáo án Chủ đề: bé và những người bạn

1/ Đón trẻ:

-Cô đón trẻ với thái độ vui vẻ, tạo cảm giác thoải mái cho trẻ khi đến lớp.

-Cô hướng dẫn trẻ cất đồ dùng đúng nơi quy định.

2/ Trò chuyện:

Trò chuyện về trường, lớp, bạn bè

Trường mình có tên là gì? Ở phường nào?

Đầu tiên khi bước vào trường các con thấy gì?(Rất nhiều phòng học, đu quay .)

Ở sân trường có gì? Dùng để làm gì?

Khi ra sân chơi con sẽ được chơi những gì ?

Trường mình có những phòng nào? Đó là lớp nào?

Trong trường có những ai? ( cô hiệu trưởng, cô hiệu phó, các cô dạy chúng mình học,các cô lao công, bác bảo vệ, các cô bác nấu ăn, .)

Các con học lớp gì? Ai dạy con học? Hàng ngày cô thường làm những công việc gì?

Đến lớp con được làm những gì?

Lớp ta có bao nhiêu bạn? Ai là bạn gái đứng lên nè? Các con thấy bạn gái có đặc điểm gì giống nhau?(điệu đà, thường mặc váy,tóc dài và rất dễ thương )

Ai là bạn trai đứng lên! Các bạn trai thì có đặc điểm gì giống nhau?(tóc ngắn, và rất ga năng, hay giúp đỡ các bạn nữ )

Các bạn chung lớp, khi chơi các bạn chơi như thế nào?

Để trường, lớp luôn sạch đẹp thì các bạn làm gì?

 

doc14 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 11179 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Chủ đề: bé và những người bạn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
àu. Rèn khả năng hoạt động theo nhóm.
- Giáo dục trẻ yêu trường, lớp. Bảo vệ môi trường. Vâng lời người lớn. Đoàn kết khi chơi, giúp đỡ bạn bè và cô giáo.
2/ Chuẩn bị:	
Cho cô: Tranh ảnh, thước, nhạc về chủ đề…
Cho trẻ: Bàn, ghế, chỗ ngồi, tranh ảnh, bút màu, khối gỗ, cây xanh, hột hạt, ché, đũa, đĩa, tô...
Địa điểm: Trong lớp
3/ Tiến hành:
TT
CT&TG
Hoạt động của cô và trẻ
1
2
3
HĐ 1:
Ổn định – thỏa thuận góc chơi
HĐ 2: 
Trẻ chơi
HĐ 3: Kết thúc
Hát “Vui đến trường”
Chúng mình vừa hát bài hát gì?
Trường chúng mình có tên là gì?
Còn lớp chúng ta tên gì?
Để trường, lớp luôn sạch đẹp thì các bạn làm gì?
Các bạn đến lớp thì được chơi chung với ai?
Các bạn chơi phải hòa đồng, không đánh nhau
Lớp chúng ta đang thực hiện chủ đề gì?
Chủ đề nhánh là gì?
Nhìn xem trong lớp cô đã chuẩn bị rất nhiều đồ chơi ở các góc, vậy bạn nào hãy kể cho cô nghe trong lớp mình có những góc chơi nào?
Lớp mình đếm xem có bao nhiêu góc chơi?
- Góc phân vai thì chúng mình sẽ đóng vai ai?
Người bán hàng sẽ làm những công việc gì?
Còn các bạn làm khách đến ăn thì làm gì?
Khi ăn uống xong các bạn phải làm gì ?
- Ở góc xây dựng thì các bạn phải làm gì?
Chúng ta xây gì trước? Xây xong chúng ta làm gì?
- Còn ở góc nghệ thuật thì các bạn làm gì?
Các bạn tô và chọn màu tô như thế nào ?
- Còn góc học tập các bạn sẽ phải làm gì ?
Các bạn chú ý phải sắp xếp các hột hạt nhẹ nhàng theo nét vẽ.
- Trong khi chơi các con phải như thế nào?
- Vậy bạn nào thích chơi ở góc nào thì về góc đó chơi.
Cô quan sát xem số lượng trẻ ở các góc chơi đều nhau.
Nếu trẻ còn lúng túng thì cô nói lại nội dung chơi.
Cô quan sát hướng dẫn trẻ chơi, góc nào lúng túng cô chơi cùng trẻ.
Cô bao quát chung, hướng dẫn dộng viên khuyến khích trẻ chơi.
Cô đi đến từng góc quan sát, cho trẻ đại diện nhóm đó nói lại công việc, và giới thệu kết quả chơi.
- Cho cả lớp về góc chủ đạo tham quan kết quả chơi.
- Giáo dục trẻ yêu trường, lớp. Vâng lời người lớn, cô giáo...., giúp đỡ bạn bè, cô giáo và mọi người.
 - Cô nhận xét trong quá trình chơi, bổ sung, khen ngợi trẻ.
- Cho trẻ cất đồ chơi.
V/ VỆ SINH ĂN NGỦ:
Cho trẻ vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi ăn.
Rèn nề nếp thói quen vào giờ ăn, trước khi ăn phải mời cô mời bạn cùng ăn cơm
Cần quan tâm các cháu yếu ăn ít. Vệ sinh, ngủ trưa
-------------------------
HOẠT ĐỘNG NGÀY
Thứ 3 ngày 23 tháng 9 năm 2014
CHỦ ĐỀ: BÉ VÀ NHỮNG NGƯỜI BẠN
I/ ĐÓN TRẺ, TRÒ CHUYỆN, THỂ DỤC SÁNG:
1/ Đón trẻ:
Cô đón trẻ với thái độ vui vẻ, tạo cảm giác thoải mái cho trẻ khi đến lớp.
Cô hướng dẫn trẻ cất đồ dùng đúng nơi quy định.
2/ Trò chuyện:
Cô và trẻ cùng trò chuyện về chủ đề
3/ Thể dục sáng:
Kết hợp bài “Đu quay”
II/ HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI:
TCVĐ : Bạn ở đâu?
TCDG: Kéo cưa lừa xẻ
Chơi tự do
III/ HOẠT ĐỘNG HỌC:
TÊN HOẠT ĐỘNG HỌC: THƠ “NGHE LỜI CÔ GIÁO”
Lĩnh vực phát triển: Phát triển ngôn ngữ
Thời gian: 25-30phút
1. Mục tiêu: 	
Hiểu nội dung bài thơ, đọc thuộc thơ, cảm nhận được âm điệu dịu dàng trong sáng của bài thơ. 
Đọc thuộc bài thơ, thể hiện âm điệu êm dịu của bài thơ. Phát triển trí nhớ có chủ định, ngôn ngữ.
 Giáo dục trẻ yêu mến cô giáo và biết vâng lời cô giáo, người lớn. Giúp đỡ mọi người. Bảo vệ môi trường.
2. Chuẩn bị:
Cho cô: Tranh thơ. Trống lắc, chỗ ngồi, thước. 
Cho trẻ: Chỗ ngồi.
Địa điểm: Trong lớp học
3. Tiến hành:
TT
CT&TG
Hoạt động của cô và trẻ
1
2
3
4
HĐ 1:
Ổn định
HĐ 2:
Truyền thụ tác phẩm
HĐ 3: Đàm thoại
HĐ 4: Dạy trẻ đọc thơ
Hát “Vui đến trường”
Lớp vừa hát bài hát gì?
Vì sao đến trường lại vui như thế? 
Để trường, lớp luôn sạch đẹp thì các bạn phait làm gì?
Các bạn đến trường để làm gì nhỉ ?
Cô giáo dạy các bạn những điều gì? 
Cô dạy thì các bạn phải chú ý lắng nghe. Hôm nay cô sẽ dạy các bạn bài thơ “Nghe lời cô giáo” của Nhà thơ Nguyễn Văn Chương”
 GV đọc diễn cảm 2 lần
Lần 1 + diễn cảm điệu bộLần 2 + tranh minh họa
+ Cô giáo dạy các bạn hát, cô còn dạy rửa tay trước khi ăn
“Bé mới….khi ăn. Cô giáo con bảo thế”
+ Cô giáo còn dạy các bạn khi ăn thì mời mọi người, cha mẹ. Em bé nhỏ phải nhường em. Khi ăn không để rơi (Rơi vãi)
“Ăn thì mời…….rơi cơm. Cô giáo con bảo thế”
+ Cô giáo dạy bé mọi điều tốt, cô của bé bảo thế, bé vâng lời cô mới là bé ngoan.
“Cô giáo con bảo thể. Việc tốt…đến hết”
Cô đọc lần nữa.
Đàm thoại với trẻ:
+ Bạn nhỏ nghe lời cô giáo dạy những gì ?
+ Các bạn có thực hiện những điều ấy như thế nào? 
+ Ngoài những điều này, cô giáo còn dạy các bạn những điều gì nữa?
+ Các bạn có thực hiện những điều ấy như thế nào? 
+ Cô dạy những điều tốt hay điều xấu?
+ Để thành bé ngoan, bé yêu của mọi người thì bạn phải làm gì?
Cho cả lớp đọc 3 lần
Sau đó mời tổ, nhóm, cá nhân lên đọc thơ
Cho lớp đọc lại lần nữa.
Cô chú ý sửa sai cho trẻ.
* Củng cố: Hỏi lại đề tài? Tác giả là ai?
* Giáo dục trẻ yêu mến cô giáo và biết vâng lời cô giáo, người lớn. Giúp đỡ cô giáo, bạn bẹ và mọi người. 
* Nhận xét – tuyên dương
* Kết thúc: Chơi “Chi chi chành chành”
IV/ HOẠT ĐỘNG GÓC
Phân vai: Cửa hàng ăn uống
Xây dựng: Xây trường mầm non
Nghệ thuật: Tô màu trường mầm non, cô giáo
Học tập: Xếp hột hạt trường mầm non
V/ VỆ SINH ĂN NGỦ:
Cho trẻ vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi ăn.
Rèn nề nếp thói quen vào giờ ăn, trước khi ăn phải mời cô mời bạn cùng ăn cơm
Cần quan tâm các cháu yếu ăn ít. Vệ sinh, ngủ trưa
----------------------------
HOẠT ĐỘNG NGÀY
Thứ 4 ngày 24 tháng 9 năm 2014
CHỦ ĐỀ: BÉ VÀ NHỮNG NGƯỜI BẠN
I/ ĐÓN TRẺ, TRÒ CHUYỆN, THỂ DỤC SÁNG:
1/ Đón trẻ:
-Cô đón trẻ với thái độ vui vẻ, tạo cảm giác thoải mái cho trẻ khi đến lớp.
-Cô hướng dẫn trẻ cất đồ dùng đúng nơi quy định.
2/ Trò chuyện:
Cô và trẻ cùng trò chuyện về chủ đề
3/ Thể dục sáng:
Kết hợp bài “Đu quay”
II/ HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI:
TCVĐ : Giúp cô tìm bạn
Cách chơi : Cho trẻ đứng thành vòng tròn, tự quan sát mình và các bạn, về dáng vẻ, bề ngoài, trang phục, sở thích....
Cô nêu đặc điểm của trẻ. Ví dụ: Giúp cô tìm một bạn mặc váy đỏ,...nếu đúng cô đến chỗ của bạn và giới thiệu về mình (Họ, tên, giới tính, sở thích...)
Cho lớp chơi vài lần
TCHT:  Bạn Thích Gì? Không Thích Gì?
Mục đich: Trẻ tập làm việc với bạn trong nhóm. Củng cố vốn từ của trẻ, luyện tập kĩ năng cắt dán của trẻ.Chuẩn bị: Họa báo, tranh ảnh vẽ đồ chơi của các góc chơi khác nhau: Góc Nghệ thuật, góc Toán, góc Gia đình, góc Bác sĩ... Mỗi nhóm 4-4 trẻ có 1 cái kéo và lọ hồ dán. Mỗi trẻ 1 tờ giấy khổ A4, phía trên có ghi tên của trẻ.Cách chơi: Cô chia lớp thành các nhóm 3-4 trẻ. Cho trẻ thảo luận xem hôm nay nhóm mình sẽ chơi trong góc chơi nào. Trẻ tìm và cắt dán cho nhóm 1 bộ "sưu tập" đồ chơi của góc chơi đó.- Sau đó, cô đề nghị từng trẻ nói về những đồ chơi mình cắt dán cho "bộ sưu tập" của nhóm.- Sau khi các nhóm hoàn thành nhiệm vụ, cô yêu cầu các nhóm đổi "bộ sưu tập" cho nhau. Các nhóm xem "bộ sưu tập" và nói tên góc chơi mà nhóm bạn thích chơi hôm nay.
Cho lớp chơi vài lần
Chơi tự do
III/ HOẠT ĐỘNG HỌC:
TÊN HOẠT ĐỘNG HỌC: TRÒ CHUYỆN BÉ VÀ NHỮNG NGƯỜI BẠN 
Lĩnh vực phát triển: Phát triễn nhận thức
Thời gian: 25-30phút
1.Mục tiêu:
-Trẻ biết được tên một số bạn các bạn, các bạn cùng tổ. Biết nhóm bạn trai, nhóm bạn gái. Các bạn chơi chung nhóm.
-Rèn kỷ năng ghi nhớ, trả lời các câu hỏi của cô, trả lời tròn câu.
-Giáo dục trẻ lễ phép với người lớn, hòa thuận đoàn kết với bạn bè. Giúp đỡ mọi người, bạn bè. Bảo vệ môi trường.
 2.Chuẩn bị
Cô: Lớp thoáng mát, sạch sẽ. Tranh ảnh.
Trẻ: Chổ ngồi, đồ dùng, vở ,bút màu.
Địa điểm: Trong lớp
3.Tiến hành:
STT
CT&TG
Hoạt động của cô hoạt động của trẻ
1
2
3
HĐ 1: Ổn định
HĐ2: Trò chuyện
15 phút
HĐ3: TC củng cố
Hát ‘Vui đến trường ” 
Các con vừa hát bài gì?
Các bạn đến lớp được chơi với ai?
Có nhiều bạn hay ít bạn?
* Trò chuyện về trẻ, bạn bè và lớp học 
 Cô gọi một vài trẻ đứng dậy, giớí thiệu tên mình và tên các bạn. Cô hỏi trẻ 
- Cháu chơi thân với bạn nào nhất ? Tại sao?
- Ở lớp, các cháu đc chơi những trò chơi gì ?
- Cháu thích trò chơi nào nhất ?
- Trong lớp có những góc chơi nào ?
- Có những đồ chơi gì?
- Cháu thích góc chơi nào nhất? Tại sao?
 Đến lớp, các cháu đc gặp rất nhiều bạn, được cùng bạn chơi và chơi với những đồ chơi thú vị. Các cháu còn được cô giáo dạy các cháu học chữ, học hát, học thơ... 
* Cô treo tranh lên và hỏi trẻ các con có biết tranh này là tranh gì? (tranh các bạn đang học )
Lớp của chúng mình là lớp gì ?
Lớp mình có mấy cô giáo ?
Và có bao nhiêu bạn? 
Có bao nhiêu bạn trai? Bao nhiêu bạn gái ? 
Các bạn đang làm gì ?
Các bạn đang ngồi học các con nhìn xem các bạn đang làm gì?
Các bạn ngồi học như thế nào?
Cô giáo dạy các cháu những gì ?
Các bạn đang ngồi học các con nhìn xem các bạn đang làm gì?
 Có mấy bạn đang ngồi học ?
* Các bạn đang chơi ở đâu?
Các bạn đang chơi trò chơi gì?
Các bạn chơi chúng với nhau phải như thế nào?
Có bao nhiêu bạn gái? Có bao nhiêu bạn trai?
Các bạn trai phải luôn giúp đỡ các bạn gái. 
Các bạn chung lớp cũng phải luôn giúp đỡ nhau, hòa đồng, đoàn kết.
Trò chơi : Đôi bàn tay 
“Xin chào”(Giơ tay bắt và lắc lắc )
“Đến đây nào”(Giơ tay , khoát về phía m )
“Tôi đồng ý – OK”(Vòng ngón cái với ngón trỏ thành vòng tròn)
 “Hãy dừng lại ở đây nhé!” (Giơ bàn tay xòe ra làm hiệu dừng; bàn tay nằm lại, ngòn tay trỏ chỉ xuồng dưới đất)
 “Hãy nhìn vào” (Ngón tay trỏ chỉ vào mắt )
 “Hãy lắng nghe” (2 tay kéo 2 vành tay về phía trước)
 “Hãy cùng vui lên nào” (Cả 2 trẻ quay mặt vào nhau cùng cười tươi)
Trò chơi : Bạn ở đâu?
Cả lớp cùng hát bài "Cùng chơi trốn tìm", đến câu "Bạn ở đâu" cô sẽ dùng nón che mắt trẻ đó lại. Sau đó chỉ vào một trẻ khác, trẻ đó phải hát to: "Tôi sẽ ra ngay đây mà". và vừa hát vừa chạy ra khỏi lớp. Trẻ bị che mắt phải đốn xem bạn nào vừa hát vừa đi ra khỏi lớp.
Cô cho lớp chơi vài lần
*Củng cố: Cô hỏi lại đề tài
* Giáo dục trẻ lễ phép với người lớn. Chơi đoàn kết, giúp đỡ bạn, cô giáo, mọi người. Vệ sinh lớp, giữ gìn vệ sinh chung cho lớp, trường sạch sẽ, không vứt rác bừa bãi.
*Nhận xét tuyên dương: Lớp tổ cá nhân.
*Kết thúc: Đọc thơ “Nghe lời cô giáo”
IV/ HOẠT ĐỘNG GÓC:
Phân vai: Cửa hàng ăn uống
Xây 

File đính kèm:

  • docBe va nhung nguoi ban Lop Choi.doc