Giáo án các môn lớp 3 - Tuần 3
I. Mục tiêu: A . Tập đọc:
- Biết nghỉ hơI sau dấu chấm , dấu phẩy ,giữa các cụm từ ; Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật vớ lời người dẫn chuyện .
- Hiểu ý nghĩa : Anh em phảI biết nhường nhịn , thương yêu lẫn nhau .
B. Kể chuyện : Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo các gợi ý .
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ bài tập đọc.
- Bảng phụ ghi sẵn phần gợi ý kể chuyện .
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Tập đọc: (50- 55phút)
1, Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút)
- Một HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài “Cô giáo tý hon”
2, Dạy học bài mới: ( 45 – 50 phút)
a , Luyện đọc:
- GV đọc mẫu – HS đọc nối tiếp .
- HS luyện đọc từ ngữ : ở giữa , phụng phịu , xin lỗi, dỗi mẹ
- Luyện đọc nối tiếp đoạn và giải nghĩa từ khó ( Chú giải )
- HDHS ngắt giọng câu khó: “ áo có dây kéo ở giữa,/ lại có cả mũ để đội khi có gió lạnh/ hoặc mưa lất phất.//”
- Luyện đọc theo nhóm - Đại diện đọc nối tiếp đoạn trước lớp.
uộc bài thơ. - HS đọc theo yêu cầu của GV ( Xoá dần) - Thi đọc thuộc lòng : 3, Củng cố , dặn dò : H: Em hãy đọc khổ thơ mà em thích nhất ? Vì sao em thích ? Về nhà học thuộc lòng bài thơ. ________________________________________________ Toán : Ôn tập về giải toán I . Mục tiêu: Giúp học sinh: - Biết giải bài toán về nhiều hơn ,ít hơn . - Biết giải bài toán về hơn kém nhau một số đơn vị . II .Các hoạt động dạy học: 1, Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra bài tập ở nhà 2, Dạy học bài mới: * Ôn tập bài toán về nhiều hơn , ít hơn: Bài 1: 1HS đọc yêu cầu - HS xác định dạng toán về nhiều hơn . - Hướng dẫn HS vẽ sơ đồ bài toán rồi giải. Một HS lên bảng còn cả lớp giải vào vở bài tập. Bài 2: HS đọc đề bài. HS xác định dạng toán về ít hơn . H: Số xăng buổi chiều cửa hàng bán được là số lớn hay số bé? ( Số bé ) HS vẽ sơ đồ bài toán giải rồi giải. GV chữa và cho điểm. * Giới thiệu bài toán tìm phần hơn ( phần kém) Bài 3: a, 1 HS đọc đề bài HS quan sát hình minh hoạ và phân tích: H: Hàng trên có mấy quả cam ? H: Hàng dưới có mấy quả cam ? H: Vậy hàng trên nhiều hơn hàng dưới mấy quả cam ? H: Làm thế nào để biết hàng trên nhiều hơn hàng dưới 2 quả cam ? ( 7 – 5 = 2 quả ) GV ghi bảng H: Bạn nào có thể đọc được câu trả lời cho lời giảI của bài toán ? KL : Đây là dạng toán tìm phần hơn của số lớn so với số bé. (Ta lấy số lớn trừ đi số bé ) GV nêu bài toán : Hỏi hàng dưới có ít hơn hàng trênbao nhiêu quả cam? HS trình bày cách làm bài toán. KL : Đây là bài toán tìm phần kém của số bé so với số lớn. ( ta cũng lấy số lớn trừ đi số bé ) Bài 3b: HS đọc đề bài – Yêu cầu HS tóm tắt bằng sơ đồ rồi giải. ( Số bạn nữ nhiều hơn số bạn nam là : - 16 = 3 ( bạn ) Đáp số : 3 bạn 3, Củng cố ,dặn dò: - GV nhắc lại cách giải toán tìm phần hơn , phần kém. __________________________________________ Luyện toán : ( 2 tiết ) Ôn tập giảI toán về nhiều hơn , ít hơn I . Mục tiêu: Giúp học sinh: - Luyện tập kĩ năng giải toán về nhiều hơn , tìm phần nhiều hơn, ít hơn . II .Các hoạt động dạy học: Bài 1 : Thùng thứ nhất có 60 lít dầu, thùng thứ hai có nhiều hơn thùng thứ nhất 3lít dầu. Hỏi : a , Thùng thứ hai có bao nhiêu lít dầu ? b , Cả hai thùng có bao nhiêu lít dầu ? Hướng dẫn giải : - 2 HS đọc bài toán . - HS nhận dạng bài toán , nêu cách giải. - HS giải vào vở – 1 HS lên bảng giải . ( Thùng thứ hai có số lít dầu là : + 3 = 63 ( lít dầu ) Đáp số : 63 lít ) Bài 2 : Khối lớp ba có 60 bạn nam và 45 bạn nữ . Hỏi : a , Khối lớp ba có tất cả bao nhiêu bạn ? b , Số bạn nam nhiều hơn số bạn nữ là bao nhiêu bạn? Hướng dẫn : - Xác định dạng toán ( Tìm phần nhiều hơn ) – HS nêu cách giải. - 1 HS lên bảng giải , cả lớp giải vào vở. ( a , Số bạn của khối lớp ba là : + 45 = 105 ( bạn ) b , Số bạn nam nhiều hơn số bạn nữ là : 60 - 45 = 15 ( bạn ) Đáp số : a, 105 bạn ; b, 15 bạn. ) Bài 3 : Xe một chở được 80 thùng hàng, xe hai chở được 55 thùng hàng. Hỏi xe Hai chở ít hơn xe Một bao nhiêu thùng hàng ? HS đọc kĩ đề bài và giải vào vở. Chấm chữa bài . Củng cố dặn dò : Nhận xét tiết học Thứ tư ngày 2 tháng 9 năm 2009 Luyện từ và câu : So sánh – dấu chấm Mục đích, yêu cầu Tìm được những hình ảnh so sánh trong các câu thơ, câu văn. Nhận biết các từ chỉ sự so sánh . Điền đúng dấu chấm vào chỗ thích hợp trong đoạn văn và viết hoa đúng chữ đầu câu . Đồ dùng dạy học Bảng phụ (hoặc giấy khổ to) viết nội dung đoạn văn của BT3 Các hoạt động dạy học Kiểm tra bài cũ GV kiểm tra 1 HS làm lại BT1. Một HS làm lại BT2 (tiết LTVC, tuần 2). HS thứ 3 đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong các câu sau: Chúng em là măng non của đất nước. Chích bông là bạn của trẻ em. (Lời giải: Ai là măng non của đất nước? / Chích bông là gì?) Dạy bài mới Giới thiệu bài GV nêu MĐ, YC của tiết học Hướng dẫn làm bài tập Bài tập 1: HS làm ở vở bài tập - Một HS đọc toàn văn yêu cầu của bài. Cả lớp theo dõi - GV hướng dẫn HS làm câu a, : Mắt hiền sáng tựa vì sao. - HS trao đổi theo cặp- gọi trình bày từng câu – lớp nhận xét. Bài tập 2 : HS đọc yêu cầu của bài - HS tìm và gạch các từ đó là : tựa – như – là - là - là Bài tập 3 : GV treo bảng phụ ghi nội dung bài tập 3 – HS đọc yêu cầu. H : Mỗi câu phải như thế nào ? ( phải trọn ý ) - GV lưu ý HS nhớ viết hoa lại chữ đầu câu. - HS làm bài theo cặp - 1HS làm ở bảng lớp. - GV nhận xét , chốt lại lời giải đúng. 3. Củng cố , dặn dò: - 1HS nhắc lại nội dung bài vừa học : Tìm hình ảnh so sánh, ôn về dấu chấm. ________________________________ Luyện tiếng việt : Ôn so sánh - dấu chấm I . Mục đích, yêu cầu - Củng cố về các tìm những hình ảnh so sánh trong các câu thơ, câu văn. Nhận biết các từ chỉ sự so sánh trong những câu đó - Ôn luyện về dấu chấm: điền đúng dấu chấm vào chỗ thích hợp trong đoạn văn chưa đánh dấu chấm . II . Nội dung ôn luyện: Bài tập 1 : a , Tìm các hình ảnh so sánh trong những đoạn thơ dưới đây: Khi vào mùa nóng Rạng sáng Tán lá xoè ra Mặt trời ngoài biển khơi Như cái ô to Như quả bóng đỏ trên bàn bi a. Đang làm bóng mát. Chiều về Bóng bàng tròn lắm Mặt trời lẫn vào đám mây Tròn như cái nong Như quả bóng vàng trên sân cỏ. Em nhồi vào trong ( Bùi Việt Mỹ ) Mát ơi là mát. ( Xuân Quỳnh) b , Gạch dưới các từ chỉ sự so sánh trong những câu trên ? ( như - như - như - như ) Bài tập 2 : Điền đúng dấu chấm vào đoạn văn sau và ghi lại cho đúng chính tả “ Năm nay, mùa đông đến sớm gió thổi từng cơn lạnh buốt đã hơn một tuần nay, Lan thấy Hoà có chiếc áo len màu vàng thật đẹp” Đáp án : “ Năm nay, mùa đông đến sớm . Gió thổi từng cơn lạnh buốt . Đã hơn một tuần nay, Lan thấy Hoà có chiếc áo len màu vàng thật đẹp.” ____________________________________________ toán : xem đồng hồ I . Mục tiêu: Giúp học sinh: - Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào các số từ 1 đến số 12. II .Đồ dùng dạy học: - Mặt đồng hồ ( có kim ngắn , kim dài, có ghi số , có các vạch chia giờ, phút ). - Đồng hồ để bàn ( loại chỉ có 1 kim giờ, 1 kim phút) - Đồng hồ điện tử. III. Các hoạt động trên lớp : 1, GV giúp HS nêu lại : - 1 ngày có 24 giờ , bắt đầu từ 12 giờ đêm hôm trước đến 12 giờ đêm hôm sau. - GV đưa đồng hồ quay cho học sinh xem. - Yêu cầu HS quay các vị trí: 12 giờ đêm ; 8 giờ sáng ; 11 giờ trưa ; 1 giờ chiều 2, GV giúp HS xem giờ , phút: - GV yêu cầu HS xem từng tranh vẽ và đọc giờ . - GV củng cố : Kim ngắn chỉ giờ, kim dài chỉ phút, khi xem giờ cần quan sát kĩ vị trí các kim đồng hồ. 3, Thực hành: Bài 1 : GV hướng dẫn HS : + Kim ngắn chỉ số mấy? + Kim dài chỉ số mấy ? + Vậy đồng hồ chỉ mấy giờ, mấy phút ? Dựa vào HD trên ,HS đọc giờ , phút của các hình còn lại. Bài 2: HS thực hành trên mặt đồng hồ . Bài 3 : GV giới thiệu cho học sinh đồng hồ điện tử : Có dấu 2 chấm ngăn cách giờ và phút. HS xem từng tranh vẽ và đọc số giờ của từng đồng hồ. Bài 4 : GV cho HS đọc giờ của từng đồng hồ ( Đây là giờ buổi chiều). HS tự tìm 2 đồng hồ chỉ cùng thời gian 4 . Củng cố - dặn dò : Nhận xét tiết học . - Về thực hành xem đồng hồ . ____________________________________________ chính tả : Nghe – viết : Chiếc áo len II . Mục đích, yêu cầu: - Rèn kĩ năng viết chính tả : Nghe – viết chính xác đoạn 4 của bài Chiếc áo len. Trình bày đúng hình thức bài văn xuôi . Phân biệt cách viết các từ có thanh dễ lẫn lộn ( thanh hỏi/ thanh ngã) - Ôn bảng chữ cái: Điền đúng 9 chữ cái và tên chữ vào ô trống trong bảng chữ II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ kẻ ô bảng chữ ở BT3. III. Hoạt động trên lớp : A, Bài cũ : GV đọc cho HS viết các từ : nặng nhọc, khăn tay, khăng khít. B, Bài mới : 1, Giới thiệu bài ; GV nêu mục đích , yêu cầu của bài. 2, Hướng dẫn học sinh nghe – viết : - GV đọc đoạn viết . H : Vì sao Lan ân hận ? ( Vì đã làm mẹ buồn ; thấy mình ích kỉ ; cảm động trước tấm lòng của mẹ và anh ) - GV hướng dẫn HS cách viết chính tả . - HS viết bảng con từ : cuộn tròn, chăn bông, xin lỗi, - GV đọc cho HS chép bài vào vở- Chấm , chữa bài. 3, Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả: Bài tập 2: b, Điền dấu hỏi hay dấu ngã ? HS điền vào vở bài tập – Nêu miệng trước lớp. Hd nhận xét - sửa chữa Bài tập 3 : - HDHS nắm vững yêu cầu của bài tập - Làm mẫu : gh- giê hát - HS làm tiếp - HS nêu – GV ghi vào bảng lớp- Cho HS đọc thuộc. 4, Củng cố , dặn dò: Yêu cầu HS về nhà học thuộc lòng 9 chữ cái đúng thứ tự . __________________________________________ Thứ năm ngày3 tháng 9 năm 2009 Toán : xem đồng hồ ( tiếp) I . Mục tiêu: Giúp học sinh: - Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào các số từ 1 đến số 12, rồi đọc theo hai cách , chẳng hạn “ 8 giờ 35 phút” hoặc “ 9 giờ kém 25” - Tiếp tục củng cố biểu tượng về thời gian và hiểu biết về thời điểm làm các công việc hằng ngày của HS. II .Đồ dùng dạy học: - Mặt đồng hồ bằng bìa ( có kim ngắn , kim dài, có ghi số , có các vạch chia giờ, phút ). - Đồng hồ để bàn ( loại chỉ có 1 kim giờ, 1 kim phút) III. Các hoạt động trên lớp : 1, GV hướng dẫn HS cách xem đồng hồ và nêu thời điểm theo 2 cách : - GV quay đồng hồ bằng bìa chỉ : 8 giờ 35 phút rồi nêu “ Các kim đồng hồ chỉ 8 giờ 35 phút” H : Vậy còn thiếu bao nhiêu phút nữa thì đến 9 giờ ? ( 25 phút ) Vậy có thể nói : “ 8 giờ 35 phút hay 9 giờ kém 25 phút” Tương tự GV quay đồng hồ theo giờ ở các hình còn lại – cho HS đọc lần lượt theo hai cách như trên. 2, Thực hành : Bài 1: - HS đọc miệng theo mẫu . Bài 2 : - Cho HS quay kim đồng hồ theo yêu cầu ( lần lượt từng bài ) - Gọi một số HS đọc theo hai cách . Bài 3: HS nối đồng hồ tương ứng với cách đọc. A - d B - g C - e D - b E - a G - c Bài 4 : 1HS nêu yêu cầu – cả lớp quan sát ở SGK . GV nêu câu hỏi từng tranh – gọi HS trả lời – cả lớp nhận xét. chính tả : Tập chép : chị em II . Mục đích, yêu cầu: - Rèn kĩ năng viết chính tả : Chép lại đúng chính tả, trình bày đúng bài thơ lục bát Chị em. - Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có âm , vần dễ lẫn lộn ( tr/ ch ; ăc / oăc) II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ viết bài thơ Chị em. III. Hoạt động trên lớp : A, Bài cũ : GV đọc cho HS viết các từ : trăng tròn , chậm trễ , học vẽ ,
File đính kèm:
- TUAN 3.doc