Giáo án cả năm môn Hình học 8

CHƯƠNG I: TỨ GIÁC

Tiết 1: TỨ GIÁC

 I- MỤC TIÊU:

+ Kiến thức: - HS nắm vững các định nghĩa về tứ giác, tứ giác lồi, các khái niệm: Hai đỉnh kề nhau, hai cạnh kề nhau, hai cạnh đối nhau, điểm trong, điểm ngoài của tứ giác & các tính chất của tứ giác. Tổng bốn góc của tứ giác là 3600.

+ Kỹ năng: HS tính được số đo của một góc khi biết ba góc còn lại, vẽ được tứ giác khi biết số đo 4 cạnh & 1 đường chéo.

+ Thái độ: Rèn tư duy suy luận ra được 4 góc ngoài của tứ giác là 3600

II-CHUẨN BỊ:

- GV: com pa, thước, 2 tranh vẽ hình 1 ( sgk ) Hình 5 (sgk) bảng phụ

- HS: Thước, com pa.

III- PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

- Dạy học đặt và giải quyết vấn đề, luyện tập, thực hành.

- Hợp tác nhóm nhỏ.

 

doc142 trang | Chia sẻ: tuananh27 | Lượt xem: 742 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án cả năm môn Hình học 8, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nền: 3.9 = 27m2 = 270000cm2
 Diện tích một viên gạch bông: 302 = 900cm2
 Số viên gạch bông cần để lát nền:
 viên
Bài 2: Cho tam giác vuông có độ dài cạnh huyền là 13cm, độ dài cạnh góc vuông là 5cm. Tính chu vi và diện tích của tam giác vuông này.
Giải: Gọi x là cạnh góc vuông thứ hai ( x>0)
Ta có: x2 + 52 = 132
x2 = 169 – 25 = 144
x = 12
Chu vi tam giác: 5 + 13 +12 = 30(cm)
Diện tích tam giác: (cm2)
Bài 3: Cho hình chữ nhật ABCD, AB =12cm, 
BC = 5cm. Trên AB lấy điểm M. Đặt AM = x. Tìm x để diện tích tam giác BMC bằng 1/3 diện tích hình chữ nhật ABCD.
Giải: Ta có: MB = AB – AM = 12 – x
Diện tích BMC = 
Diện tích hình chữ nhật ABCD là :
 SABCD = 5.12 = 60(cm2)
Theo đề bài :
 =========================================================
 Ngày dạy:21/11/2014 Lớp 8B. Tiết2 
 21/11/2014 Lớp 8A. Tiết3 
Tiết 28: TRẢ BÀI KIỂM TRA
*Kiến thức:Kiểm tra các kiến thức cơ bản trọng tâm của chương I. Nhưng việc vận dụng các kiến thức để giải các bài tập dạng tính toán, bài tập chứng minh, tìm điều kiện của hình đa số HS chưa làm được hoàn chỉnh.
*Kĩ năng: Kĩ năng vẽ hình ,khả năng suy luận lôgíc vận dụng lí thuyết vào bài tập còn quá yếu.
* Thái độ: Đa số có ý thức trong kiểm tra, làm bài nghiêm túc tập trung, độc lập suy nghĩ. Bên cạnh đó còn có một số em lười suy nghĩ, không biết lập luận chứng minh.
 --------------------------------------------------------------------------------------------
 Ngày dạy: 22/11/2014 Lớp 8B. Tiết2
 22/11/2014 Lớp 8A. Tiết4 
Tiết 29. DIỆN TÍCH TAM GIÁC
I. MỤC TIÊU :
- Kiến thức: HS nắm vững công thức tính diện tích tam giác, tinh chất của diện tích.
- Hiểu được để chứng minh các công thức đó cần phải vận dụng các tính chất của diện tích 
- Kỹ năng: Vận dụng công thức và tính chất của diện tích để giải bài toán về diện tích
- Biết cách vẽ hình chữ nhật và các tam giác có diện tích bằng diện tích cho trước.
- Thái độ: Kiên trì trong suy luận, cẩn thận, chính xác trong hình vẽ.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Bảng phụ, dụng cụ vẽ.
- HS: Thước, com pa, đo độ, ê ke.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
Nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình.
Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Ôn định tổ chức: 
 2. Kiểm tra bài cũ:
- Phát biểu các T/c của diện tích đa giác
- Viết công thức tính diện tích các hình: Hình vuông, tam giác vuông.
3.Bài mới:
Hoạt động của GV+HS
Nội dung cần đạt
HĐ 1: Chứng minh công thức tính diện tích tam giác.
GV: ở Tiểu học chúng ta đã được biết công thức tính diện tích tam giác. Em hãy nhắc lại công thức đó.
 HS. S= ah
GV. Công thức này chính là nội dung định lý mà chúng ta sẽ phải cùng nhau chứng minh.
GV. Hãy vẽ hình và ghi GT, KL của bài toán.
+ GV: Các em hãy vẽ ABC có 1 cạnh là BC chiều cao tương ứng với BC là AH rồi cho biết điểm H có thể xảy ra những trường hợp nào?
- HS vẽ hình ( 3 trường hợp )
+ GV: Ta phải CM định lý đúng với cả 3 trường hợp .
 GV :Trường hợp 1 : Hº B thì S = ?
 HS : S = AH.BC
GV:Trường hợp 2: H nằm giữa B và C thì S = ?
HS. Chứng minh 
SABC = SABH + SACH 
Mà SABH = AH.BH 
 SACH = AH.HC 
= > SABC = AH (BH + HC) = AH.BC
GV. Trường hợp 3. Điểm H ở ngoài đoạn BC:
HS. Tự trình bày cách chứng minh
GV. Hướng dẫn dựa theo trường hợp 2.
GV: Chốt lại: ABC được vẽ trong trường hợp nào thì diện tích của nó luôn bằng nửa tích của một cạnh với chiều cao tương ứng với cạnh đó.
HĐ 2: Áp dụng giải bài tập
+ GV: Cho HS làm việc theo các nhóm.
- Cắt tam giác thành ba mảnh để ghép lại thành hình chữ nhật.
- GV yêu cầu HS xem gợi ý hình 127 sgk
- Các nhóm lần lượt ghép hình trên bảng.
1) Định lý: (SGK/120) 
GT ABC có diện tích là S, 
 AH BC
 KL S = BC.AH
Chứng minh
* Trường hợp 1: H B
 (Theo Tiết 2 đã học)
* Trường hợp 2: H nằm giữa B & C
- Theo T/c của S đa giác ta có:
SABC = SABH + SACH 
Theo kq CM như (1) ta có:
SABH = AH.BH 
 SACH = AH.HC 
=> SABC = AH (BH + HC) = AH.BC
* Trường hợp 3: Điểm H ở ngoài đoạn BC:	
Ta có:
SABH =SABC + SAHC SABC = SABH - SAHC 
 Theo kết quả chứng minh trên như (1) có:
SABH = AH.BH
 SAHC = AH. HC 
 SABC= AH.BH - AH.HC 
 = AH(BH - HC) 
 = AH. BC ( đpcm) 
?1/ 121(SGK) 
4 Củng cố và luyện tập
- Làm bài tập 16 ( 128-130)/sgk
- GV treo bảng vẽ hình 128,129,130
- HS giải thích vì sao diện tích của tam giác được tô đậm bằng nửa diện tích hình chữ nhật tương ứng. ( Chung chiều cao, có cạnh đáy bằng nhau)
5- Hướng dẫn về nhà
- Học định lí diện tích tam giác, công thức tính.
- Làm các bài tập 17, 18, 19/ 121,122(SGK).
 -----------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày dạy: 25/11/2014 Lớp 8A. Tiết 3 
 28/11/2014 Lớp 8B. Tiết1 
Tiết 30: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
* Kiến thức: HS được củng cố và khắc sâu các kiến thức về diện tích tam giác.
* Kĩ năng: Rèn luyện cho học sinh kĩ năng áp dụng các công thức đã học vào tính diện tích. Vẽ những hình chữ nhật hoặc hình tam giác có diện tích bằng diện tích của tam giác cho trước.
* Thái độ: Rèn tính kiên trì, cẩn thận vẽ hình và chứng minh bài toán hình.
II. CHUẨN BỊ:
GV : Thước, Bảng phụ.
 HS : Dụng cụ vẽ hình.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
Nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình.
Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Ôn định tổ chức: 
 2. Kiểm tra bài cũ:
- Phát biểu định lí và viết công thức tính diện tích tam giác.
3.Bài luyện:
Hoạt động của GV+HS
Nội dung cần đạt
HĐ1: Luyện tập
GV : Giới thiệu đề bài và hình vẽ bài 18 (Sgk) lên Bảng phụ
HS : Đọc đề và ghi GT, KL của bài
GV. Để SAMB = SAMC ta làm như thế nào?
 Ý 
Cần tính SAMB và SAMC và so sánh
HS : Nêu cách tính và lên bảng trình bày lời giải
GV : Gọi HS dưới lớp nhận xét, sửa sai
GV : Giới thiệu bài tập 19 (Sgk)
GV: Yêu cầu Hs quan sát và tìm các tam giác có diện tích bằng nhau Þ trả lời
GV: Qua các D có diện tích bằng nhau, chúng có bằng nhau hay không?
GV : Giới thiệu bài tập 21 (Sgk)
HS : Đọc đề và ghi GT, KL của bài
GV: Qua giả thiết đã cho, em có nhận xét gì về dạng bài toán này.
GV: Để tính x trong hình ta làm như thế nào?
 Ý 
 5x = 3.5
 Ý 
Cần dựa vào SABCD = 3SAED
GV: Hãy nêu cách tính SABCD và SAED
- H : Theo sơ đồ hướng dẫn, lên bảng trình bày lời giải
Bài 18 (121/ SGK)
GT : DABC, trung tuyến AM
KL : Chứng minh SAMB = SAMC
Giải
- Kẻ đường cao AH ta có :
SAMB = BM.AH ; SAMC = CM.AH 
Mà BM = CM (vì AM là trung tuyến)
Do vậy SAMB = SAMC
Bài 19 (122/ SGK)
a/ Các tam giác 1, 3, 6 có cùng diện tích là 4 ô vuông
 Các tam giác 2, 8 có cùng diện tích là 3 ô vuông
b/ Các tam giác có diện tích bằng nhau có thể không bằng nhau
Bài 21 (122/ SGK)
GT : ABCD là hình chữ nhật
EH ^ AD, EH = 2, BC = 5
SABCD = 3SAED
KL : Tính x
Giải :
 Ta có ABCD là hình chữ nhật
 Þ AD = BC = 5cm và AB = CD = x
DAED có EH ^ AD Þ SAED = EH.AD
Thay số tính được SAED = 5cm2
Lại có SABCD = AB. BC = 5x cm2
Mà SABCD = 3SAED hay 5x = 3.5 Þ x = 3cm 
4.Củng cố :
 +Qua giờ luyện tập hôm nay các em đã được luyện giải những bài tập nào ? Nhắc lại kiến thức áp dụng để giải chúng.
 + Các bài tập về tính diện tích tam giác, tính độ dài cạnh khi biết trước diện tích của hình đó
 +GV nhắc lại các kiến thức đã áp dụng vào làm bài tập trong giờ
5. Hướng dẫn về nhà :
Học thuộc định lý và công thức tính diện tích của tam giác, hình chữ nhật
Nắm chắc cách giải các bài tập đã làm ở lớp và kiến thức áp dụng.
Bài 24: Bài 25:
 Gọi h là chiều cao của tam giác Gọi h là chiều cao của tam
 cân có đáy là a và cạnh bên là b. giác đều cạnh a.
 Theo định lý pitago, ta có: Theo định lý pitago, ta có: 
 h2 = b2 - = 
 h = 
 S = 
 =========================================================
 Ngày dạy:28/11/2014 Lớp 8B. Tiết2 
 28/11/2014 Lớp 8A. Tiết3 
Tiết 30.1: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
* Kiến thức: HS được củng cố và khắc sâu các kiến thức về diện tích tam giác.
* Kĩ năng: Rèn luyện cho học sinh kĩ năng áp dụng các công thức đã học vào tính diện tích. Vẽ những hình chữ nhật hoặc hình tam giác có diện tích bằng diện tích của tam giác cho trước.
* Thái độ: Rèn tính kiên trì, cẩn thận vẽ hình và chứng minh bài toán hình.
II. CHUẨN BỊ:
GV : Thước, Bảng phụ.
 HS : Dụng cụ vẽ hình.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
Nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình.
Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Ôn định tổ chức: 
 2. Kiểm tra bài cũ:
C- Bài mới:
Hoạt động của GV+HS
Nội dung cần đạt
HS1: Lên bảng vẽ hình. Nêu cách chứng minh.
Sau đó hoàn thiện bài làm.
GV : Muốn tìm được diện tích của các tam giác ấy ta phải vẽ thêm đường cao AH.
HS : Tìm SABI ; SAIC ; SABC
 Tìm quan hệ của BI; IC; BC để suy ra quan hệ diện tích của các tam giác.
GV: Vẽ đường cao AH dể tính diện tích của các tam giác.
HS: Tìm tỉ số hai diện tích của hai tam giác.
Bài 1 : Cho DABC vuông tại A có đường cao AH. Chứng minh rằng: AH.BC = AB. AC
 Giải :
Ta có : SABC = AH.BC (1)
Mặt khác DABC vuông tại A
 SABC = AB.AC (2)
Từ (1) và (2) suy ra : AH.BC = AB. AC
Bài 2 : Cho DABC có trung tuyến AI. Chứng minh rằng : SABI = SAIC = SABC
 Giải :
Vẽ AH BC
Ta có : SABI = AH.BI
 SAIC = AH.IC
 SABC = AH.BC
Mà BI = IC = BC ( Do AI là trung tuyến của DABC)
Nên SABI = SAIC = AH. BC = SABC 
Bài 3 : Cho DABC, D là điểm trên cạnh AB ( D khác A và khác B). Chứng minh rằng : 
 Giải :
Vẽ CH AB
SCAD = CH. AD
SCDB = CH. DB
Suy ra : 
 ======================================================== 
 Ngày dạy: 29/11/2014 Lớp 8B. Tiết2
 29/11/2014 Lớp 8A. Tiết4 
Tiết 30.2: ÔN TẬP HỌC KÌ I
I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: Ôn tập củng cố kiến thức về Định nghĩa, T/c và các dấu hiệu nhận biết về HBH, HCN, hình thoi, hình vuông.Hệ thống hoá kiến thức của cả chương
+ Kỹ năng: Vận dụng các kiến thức cơ bản để giải bài tập có dạng tính toán, chứng minh, nhận biết hình & tìm điều kiện của hình. Phát tiển tư duy sáng tạo
- Giáo dục: Tính cẩn thận và tư duy lôgic.
II. CHUẨN BỊ:
GV : Thước, Bảng phụ.
 HS : Dụng cụ vẽ hình.
III . PHUƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Dạy học đặt và giải quyết vấn đề
- Thuyết trình, gợi mở vấn đáp, giảng giải.
IV- TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
A- Ôn định tổ chức:
B- Kiểm tra bài cũ:

File đính kèm:

  • docgiaoan8.doc