Giáo án buổi Chiều Lớp 5 - Tuần 21

TIẾT SỐ 21. TẬP NẶN TẠO DÁNG: ĐỀ TÀI TỰ CHỌN

I. Mục tiêu

- HS biết quan sát, biết cách nặn các hình khối.

- HS nặn được hình người, đồ vật, con vật,. và tạo dáng theo ý thích.

- HS cảm nhận được vẻ đẹp của hình khối, ham thích sáng tạo.

II. Đồ dùng dạy- học.

- Đất nặn, dụng cụ nặn. Đồ vật, con vật được được tạo dáng bằng gỗ, giấy.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.

1. Ổn định.

2. Kiểm tra. Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh.

3. Bài mới: a. GTB; GV giới thiệu - ghi đầu bài.

 b. Nội dung bài:

 

doc5 trang | Chia sẻ: thetam29 | Lượt xem: 566 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án buổi Chiều Lớp 5 - Tuần 21, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiêu : Giúp HS : 
- Đọc đúng : yết kiến, cống nạp, triều đại,... trong bài "
- Đọc rõ ràng, trôi chảy. Luôn thay đổi giọng đọc phù hợp với từng nhân vật. 
- Hiểu được nội dung: : Ca ngợi sứ thần Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được quyền lợi và danh dự của đất nước khi đi sứ nước ngoài. 
II. Các hoạt động dạy học : 
	1) GV nêu yêu cầu của giờ học.
	2) GV hướng dẫn HS luyện đọc.
- GV yêu cầu HS đọc theo đoạn trước lớp, GV theo dõi sửa lỗi phát âm(yết kiến, cống nạp, ...)
- GV giúp đỡ HS yếu khi luyện đọc.
- GV theo dõi, nhận xét cách đọc
- GV đặt câu hỏi về nội dung của bài.
- GV uốn nắn, tuyên dương HS đọc đúng, đọc hay.
+ HS đọc tiếp nối trước lớp theo đoạn ( 2- 3 lần )
+ HS luyện đọc phân vai theo bàn
+ 4 HS đọc phân vai toàn bài.
+ HS nêu trước lớp.
+ Một số cặp HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
 3) Củng cố - dặn dò : GV nhận xét giờ học
 HS chuẩn bị bài sau.
_____________________________________
mĩ thuật
Tiết số 21. Tập nặn tạo dáng: đề tài tự chọn
I. Mục tiêu
- HS biết quan sát, biết cách nặn các hình khối.
- HS nặn được hình người, đồ vật, con vật,... và tạo dáng theo ý thích.
- HS cảm nhận được vẻ đẹp của hình khối, ham thích sáng tạo.
II. Đồ dùng dạy- học.
- Đất nặn, dụng cụ nặn. Đồ vật, con vật được được tạo dáng bằng gỗ, giấy...
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
1. ổn định.
2. Kiểm tra. Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh.
3. Bài mới: a. GTB; GV giới thiệu - ghi đầu bài.
 b. Nội dung bài:
Các hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
- Cho HS xem bài nặn, nêu ND giờ học.
- Giới thiệu các hình minh hoạ trang 66, 67/SGK và một số hình sưu tầm.
- HS nêu sự phong phú về hình thức, ý nghĩa của các hình nặn.
? Muốn nặn được các đồ vật đó ta phải làm như thế nào ?
- Cho HS nhắc lại cách nặn, ghép hình.
- Thao tác cho HS quan sát.
- GV nêu yêu cầu phần thực hành.
- HS nêu hình chọn nặn
- Nặn cá nhân hoặc theo nhóm
- Gợi ý, bổ sung cho từng cá nhân (nhóm) về cách nặn và tạo dáng.
- GV cho HS bày bài nặn lên bàn.
- Gợi ý HS nêu nhận xét đặc điểm hình nặn, cách tạo dáng.
- Khen cá nhân, nhóm có bài nặn đẹp.
1. Quan sát, nhận xét
- Hình 1 : Tạo hình bằng cúc áo, hạt, giấy màu.
- Hình 2 : Tạo hình bằng giấy bồi
- Hình 3 - 5 : Tạo hình bằng đất màu (quả, người, con vật)
- Hình 4 : Tạo hình búp bê bằng bông, vải vụn, len
Kết luận : Có thể sử dụng nhiều chất liệu như đất, giấy, đá,... để tạo hình.
2. Cách nặn
- Nặn từng bộ phận rồi ghép, dính lại.
- Nặn từ mịt thỏi đất thành các bộ phận chính, nặn thêm các chi tiết.
- Tạo dáng cho sinh động
3. Thực hành
4. Nhận xét, đánh giá
- Hình nặn (đặc diểm)
- Tạo dáng (có sinh động)
4. Củng cố, dặn dò. 
- Sưu tầm kiểu chữ in hoa nét thanh, nét đậm.
- Bài sau tìm hiểu kiểu chữ in hoa nét thanh, nét đậm.
Soạn ngày: Thứ ba ngày 8 tháng 1 năm 2013
Ngày dạy: Thứ ba ngày 15 tháng 1 năm 2013
Tiếng Việt
Luyện viết chính tả bài "Thái sư Trần Thủ độ"
. I. Mục tiêu : 
	- Nghe - viết chính xác, trình bày đúng một đoạn trong bài :"Thái sư Trần Thủ Độ "
	- Luyện viết đúng các tiếng chứa âm đầu l / n .
	- HS có ý thức trong giờ học
II. Các hoạt động dạy học : 
	A.Kiểm tra bài cũ : HS viết 
	B.Dạy bài mới : 	1) Giới thiệu bài, nêu yêu cầu của bài.
	2) Hướng dẫn HS nghe- viết : 
- GV gọi HS đọc đoạn"Trần Thủ độ ...bà khóc" trong bài bài "Thái sư Trần Thủ Độ" 
- Đoạn văn cho em biết điều gì ? 
- GV hướng dẫn HS viết một số từ khó 
Linh Từ Quốc Mẫu, lập nên, kiệu, ...
- GV đọc cho HS viết bài.
- GV chấm, nhận xét bài viết.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- HS nêu: .......
HS viết từ khó vở nháp, bảng lớp theo hướng dẫn của GV.
- HS viết bài.
- HS đối chiếu với SGK, tự soát lỗi
	3) Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Bài tập : Điền vào chỗ chấm l hay n để hoàn chỉnh đoạn thơ sau : 
 Tôi đây, tre ..ứa ..à nhà.
Gió phong ..an ..ở cánh hoa nhuỵ vàng.
 Trưa ...ằm đưa võng thoảng sang.
Một ..àn hương mỏng, mênh mang nghĩa tình.
 ..án đêm, ghé tạm trạm binh.
Giường cây ...ót ...á cho mình đỡ đau.
 Nghĩ người thăm thẳm rừng sâu 
Mười ..ăm bom đạn, măng rau, sốt ngàn.
- GV, HS khác nhận xét, chữa bài.
- GV chốt lời giải đúng.
HS cùng bàn trao đổi để điền l hay n vào chỗ chấm cho đúng.
Một số HS lên bảng làm bài. 
Đáp án : theo thứ tự : 
n(nứa), l(là), l(lan), n(nở), n(nằm), l(làn) ,l( lán), l(lót), n(năm)
 3) Củng cố - dặn dò : - GV nhận xét tiết học. HS chuẩn bị bài sau.
ôn toán
 luyện tập về tính Diện tích
I. Mục tiêu.
- Giúp HS củng cố kỹ năng thực hành tính diện tích các hình đã học (chữ nhật, tam giác, hình thang).
II.Đồ dùng dạy học : HS chuẩn bị VBT 
III.Các hoạt động dạy học : 
	 1) GV giới thiệu và nêu yêu cầu của giờ học.
 	 2) GV định hướng kiến thức cần hoàn thiện cho HS.
	 3) Hoạt động tự học : 
- GV theo sát giúp đỡ HS yếu trong khi làm bài tập.
HS tự hoàn thiện bài tập của từng môn theo phần định hướng của G
 	4) Kiểm tra hoạt động tự học của HS 
- GV, HS khác nhận xét, chữa bài
- GV lưu ý HS : phải chia mảnh đất đó thành các hình chữ nhật và hình vuông nhỏ để tính.
- GV chốt về cách tính diện tích của hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác, hình thang.
Kết quả : (VBT trang 18 -19 )
Bài 1 : diện tích mảnh đất đó bằng tổng diện tích của 3 hình là 181m2. Cụ thể : 
Hình 1 :25m2 ; Hình 2 : 66m2 ; Hình3: 90 m2 
Bài 2 : Diện tích của mảnh đất bằng tổng diện tích của4 hình là 1160m2. Cụ thể : 
Hình ABM : 84m2 ; Hình CND 263,5m2 ;
Hình ADE : 580m2 ; Hình NMBC : 232,5m2 
 5) Củng cố - dặn dò : - GV nhận xét giờ học 
 - HS chuẩn bị bài sau 
Soạn ngày: Thứ năm ngày 10 tháng 1 năm 2013
Ngày dạy: Thứ năm ngày 17 tháng 1 năm 2013
Kĩ thuật
Tiết số 21: vệ sinh phòng bệnh cho gà
I. Mục tiêu. HS cần phải.
- Nêu được mục đích, tác dụng và một số cách phòng bệnh cho gà.
- Có ý thức chăm sóc và bảo vệ vật nuôi.
II. Đồ dùng dạy học.
- Một số tranh ảnh minh hoạ theo nội dung SGK.
III. Các hoạt động đạy học.
1. ổn định.
2. Kiểm tra. ? Nêu cách chăm sóc gà?
3. Bài mới. a. GTB. GV nêu mục đích tiết học.
	b. Nội dung bài.
* HĐ1. Tìm hiểu mục đích, tác dụng của việc phòng bệnh cho gà.
- Cho HS đọc mục 1 SGK.
? Em hãy kể tên các công việc phòng bệnh cho gà? (vệ sinh chuồng nuôi, dụng cụ ăn uống, tiêm nhỏ thuốc cho gà)
? Tại sao phải phòng bệnh cho gà? Em hãy nêu tác dụng của việc phòng bệnh cho gà? - GV nhận xét tóm tắt nội dung.
* HĐ2. Tìm hiểu cách phòng bệnh cho gà.
+ Vệ sinh dụng cụ cho gà ăn uống.
- HS đọc mục 2a. ? Kể tên các dụng cụ cho gà ăn, uống và nêu cách vệ sinh dụng cụ ăn uống cho gà? ( dụng cụ gồm máng ăn, uống. Thức ân, nước uống được cho vào máng để bảo đảm vệ sinh)
- GV tóm tắt ND:- hàng ngày cần phải thay nước trong máng và rửa máng cho sạch. 
 - Sau một ngày thức ăn còn ở trong máng cần phải vét sạch
+ Vệ sinh chuồng nuôi.
- Gọi HS nhắc lại nội dung vệ sinh chuồng nuôi đã học ở bài trước.
? Em hãy nêu tác dụng của không khí đối với đời sống động vật?
? Nêu tác dụng của việc vệ sinh chuồng nuôi?
(giữ cho không khí chuồng nuôi luôn trong sạch)
? Nếu như không thường xuyên làm vệ sinh chuồng nuôi thì không khí trong chuồng sẽ ntn?
- GV nhận xét tóm tắt tác dụng, cách vệ sinh chuồng trại.
+ Tiêm thuốc. Nhỏ thuốc phòng bệnh cho gà.
- GV giải thích thế nào là dịch bệnh- do vi sinh vật gây ra và có khả năng lây lan rất nhanh, gà bị bệnh thường chết nhiều.
- Cho HS đọc mục 2c.
? Nêu tác dụng của việc tiêm, nhỏ thuốc phòng bệnh cho gà?
- HS nêu- GV nhận xét bổ sung thêm.
- Gọi 2-3 HS nêu lại phần ghi nhớ trong SGK.
4. Củng cố, dặn dò.
- GV hệ thống nội dung bài. nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà thực hành những điều đã học vào trong chăn nuôi ở gia đình.
Tiếng Việt - LTVC
Luyện tập về câu ghép
I. Mục tiêu : 
	- Củng cố, khắc sâu và nâng cao kĩ năng cho HS đặt câu ghép có sử dụng cách nối các vế câu ghép bằng QHT và cặp QHT.
	- HS vận dụng vào làm bài tập chính xác, nhanh.
II.Các hoạt động dạy học.
A. Kiểm tra bài cũ : Lấy ví dụ về cách nối các vế câu ghép bằng QHT và cặp QHT? 
B. Dạy bài mới : 	1) Giới thiệu bài, nêu yêu cầu của bài.
	2) GV hướng dẫn HS làm một số bài tạp sau
Bài tập 1 : Gạch một gạch dưới các vé câu, gạch hai gạch dưới các QHT, cặp QHT trong từng câu sau : 
- Nước mát rượi và Thanh cúi nhìn bóng mình trong lòng bể.
- Nếu chúng em được về thủ đô thì chúng em nhất định đi thăm lăng Bác.
- Do nó học giỏi toán nên nó làm toán rất nhanh.
- Em làm xong bài tập rồi em mới đi chơi.
- GV gọi HS đọc ND và yêu cầu của bài tập.
- GV giúp HS yếu khi làm bài.
- GV, HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV chốt cách nối các vế của câu ghép bằng QHT và cặp QHT
1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
HS tự làm bài tập rồi chữa bài. Cụ thể : 
Do nó học giỏi toán nên nó làm toán rất nhanh
Bài tập 2 : Tìm QHT thích hợp để điền vào chỗ chấm trong từng câu dưới đây : 
a)Tôi khuyên nó ... nó vẫn không nghe.
b) Mưa rất to ... gió rất lớn.
c) Cậu đọc ... tớ đọc.
d) Tại vườn trường, tổ 1 đang vun gốc ... tổ 2 đang tỉa cành.
GV yêu cầu HS tự làm bài. 
- GV gợi ý cho HS : dựa vào nội dung của từng vế câu để tìm QHT cho đúng.
- GV, HS khác nhận xét, bổ sung. 
- GV chốt về cách nối các vế của câu ghép bằng QHT.
HS cùng bàn trao đổi, làm bài rồi chữa bài. Cụ thể : 
c) Cậu đọc hay tớ đọc.
 Đáp án : a)Nhưng ( hoặc mà) ; b) Và
 d) Còn
Bài tập 3 : Tìm cặp QHT thích hợp với chỗ chấm trong từng câu sau : 
a) ...tôi đạt danh hiệu "học sinh xuất sắc " ...bố mẹ tôi thưởng cho tôi chiếc cặp mới
b) ...trời mưa ... lớp ta hoãn đi cắm trại.
c) ... gia đình gặp nhiều khó khăn ... bạn Hạnh vẫn phấn đấu học giỏi.
d) ... trẻ con thích bộ phim Tây du kí ... người lớn cũng rất thích.
- GV yêu cầu HS tự làm. 
- GV gợi ý đối với HS yếu : dựa vào nội dung của mỗi vế câu....
- GV, HS khác nhận xét, bổ sung.
HS tự làm rồi chữa bài. Cụ thể : 
b) Vì trời mưa nên lớp ta hoãn đi cắm trại
c) Tuy gia đình gặp nhiều khó khăn nhưng bạn Hạnh vẫn phấn đấu học giỏi.
Bài tập 4 : Đặt 2 câu ghép có sử dụng QHT và cặp QHT.
- GV nhận xét, tuyên dương HS đặt câu đúng, hay.
HS tự làm rồi nối tiếp đọc câu mình đặt trước lớp. Ví dụ : Tuy Hoa học giỏi nhưng bạn ấy 

File đính kèm:

  • docgiao_an_buoi_chieu_lop_5_tuan_21.doc
Giáo án liên quan