Giáo án buổi Chiều Lớp 5 - Tuần 17

III. Các hoạt động dạy học.

1. Ổn định.

2. Kiểm tra. - GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.

3. Bài mới. a. GTB: GV giới thiệu, ghi đầu bài.

 b. Nội dung bài.

 * Hoạt động 1: Giới thiệu về hoạ sĩ Nguyễn Đỗ Cung.

- GV cho học sinh quan sát các bức tranh: Du kích tập bắn.

? Bức tranh này của tác giả nào ?

? Em có biết gì về hoạ sĩ Nguyễn Đỗ Cung ?

- GV giới thiệu sơ lược về hoạ sĩ NĐC và các tác phẩm nổi tiếng của ông.

 * Hoạt động 2: Xem tranh:Du kích tập bắn.

- GV đưa hệ thống câu hỏi khai thác nội dung.

? Hình ảnh chính của bức tranh này là gì ?

? Em hãy nêu các hình ảnh phụ trong bức tranh này ?

? Trong bức tranh này có những màu chủ yếu nào ?

- Học sinh trả lời các câu hỏi, lớp + GV nhận xét, bổ sung.

GV KL: Đây là bức tranh tiêu biểu về đề tài chiến tranh.

? Em thấy tư thế của các nhận vật trong tranh này ntn ?

? Em có nhận xét gì về màu sắc trong tranh ?

? Khi quan sát bức tranh này em có suy nghĩ gì ?

- Học sinh nêu cảm nhận của mình về bức tranh.

- GV giới thiệu cho học sinh về nội dung và vẻ đẹp của bức tranh.

 

doc6 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 21/02/2022 | Lượt xem: 624 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án buổi Chiều Lớp 5 - Tuần 17, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 HS đọc phần chú giải.
- GV yêu cầu HS luyện đọc theo cặp
- GV gọi HS đọc toàn bài
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
2 HS tiếp nối nhau đọc toàn bài.
HS đọc bài theo trình tự : 
+ HS 1 : Khách đến xã... trồng lúa
+ HS 2 : Con nước nhỏ ... như trước nữa
+ HS 3 : Muốn có nước ... khen ngợi
-1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
-HS cùng bàn luyện đọc từng đoạn.
-2 HS đọc thành tiếng trước lớp.
3. Củng cố – dặn dò : Liên hệ giáo dục HS . Dặn HS chuẩn bị bài sau
______________________________________________
Mĩ thuật
Tiết Số 17: thưởng thức mĩ thuật: 
xem tranh: du kích tập bắn
I. Mục tiêu.
- Học sinh tiếp xúc,, làm quen với tác phẩm: Du kích tập bắn và hiểu vài nét về hoạ sĩ Nguyễn Đỗ Cung.
- HS có nhận xét sơ lược về hình ảnh và màu sắc trong tranh.
- Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của bức tranh.
II. Chuẩn bị.
- Tranh: Du kích tập bắn. 
III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định.
2. Kiểm tra. - GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3. Bài mới. a. GTB: GV giới thiệu, ghi đầu bài.
 b. Nội dung bài.
	* Hoạt động 1: Giới thiệu về hoạ sĩ Nguyễn Đỗ Cung.
- GV cho học sinh quan sát các bức tranh: Du kích tập bắn.
? Bức tranh này của tác giả nào ? 
? Em có biết gì về hoạ sĩ Nguyễn Đỗ Cung ?
- GV giới thiệu sơ lược về hoạ sĩ NĐC và các tác phẩm nổi tiếng của ông. 
	* Hoạt động 2: Xem tranh:Du kích tập bắn. 
- GV đưa hệ thống câu hỏi khai thác nội dung.
? Hình ảnh chính của bức tranh này là gì ?
? Em hãy nêu các hình ảnh phụ trong bức tranh này ?
? Trong bức tranh này có những màu chủ yếu nào ?
- Học sinh trả lời các câu hỏi, lớp + GV nhận xét, bổ sung.
GV KL: Đây là bức tranh tiêu biểu về đề tài chiến tranh.....
? Em thấy tư thế của các nhận vật trong tranh này ntn ?
? Em có nhận xét gì về màu sắc trong tranh ?
? Khi quan sát bức tranh này em có suy nghĩ gì ?
- Học sinh nêu cảm nhận của mình về bức tranh.
- GV giới thiệu cho học sinh về nội dung và vẻ đẹp của bức tranh.
4. Củng cố - Dặn dò.
- GV nhận xét giờ học. Dặn học sinh về nhà tập su tầm và tập xem các bức tranh khác, chuẩn bị đồ dùng học tập cho bài sau.
Ngày soạn: Thứ 4 ngày 12 tháng 12 năm 2012
Ngày dạy: Thứ 4 ngày 19 tháng 12 năm 2012
Tiếng Việt
Luyện tập về từ và cấu tạo từ
I. Mục tiêu : 
	- Củng cố và khắc sâu cho HS về từ và cấu tạo từ ( từ đơn, từ phức, từ đồng nghĩa
từ nhiều nghĩa, từ đồng âm ) 
	- Vận dụng vào làm bài tập chính xác, nhanh.
II. Các hoạt động dạy học : 
	A. GV nêu yêu cầu của giờ học. 
	B. GV hướng dẫn HS làm bài tập. 
Bài tập 1 : 
a) Dùng gạch" / " tách các câu trong đoạn văn sau thành các từ và xếp theo cột : từ đơn, từ ghép, từ láy.
	Trời nắng chang chang. Tiếng tu hú gần xa râm ran. Hoa/ngô xơ xác như cỏ may. Lá/ngô quắt lại, rủ xuống. Những/bắp ngô/đã mập và chắc chỉ chờ tay người đến bẻ mang về.
b) Ghi lại từ đồng nghĩa có thể thay thế được từ gần xa trong đoạn văn trên.
- GV gọi HS đọc nội dung và yêu cầu của bài.
- GV giúp HS yếu khi làm bài.
- GV, HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận từ đúng.
1 HS đọc to trước lớp.
HS tự làm bài rồi chữa bài. Cụ thể : 
 Từ đơn
 Từ ghép
 Từ láy 
trời, nắng, tiếng,
hoa, ngô, như, lá,
cỏ may, quắt lại,..
chang chang,
râm ran,...
- Từ đồng nghĩa thay thế được từ gần xa là từ khắp nơi.
HS đối chiếu kết quả, tự chữa bài.
Bài tập 2 : 
Nối mỗi cụm từ có tiếng ngon ở ô bên trái với nghĩa thích hợp ở ô bên phải. 
a. Món ăn ngon 
1. ngủ yên giấc
b.Ngủ ngon
2. làm việc gì đó rất dễ dàng
c.Làm ngon ăn quá
3. thức ăn gây được cảm giác thích thú
- GV gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- GV, HS khác nhận xét, chữa bài.
- Khi chữa bài, GV yêu cầu HS phân biệt từ ăn ngon, ngủ ngon, ngon ăn quá theo nghĩa gốc, nghĩa chuyển.
- GV khắc sâu cho HS về từ nhiều nghĩa.
1 HS đọc thành tiếng trước lớp
HS trao đổi, làm bài rồi chữa bài.
HS nối tiếp nhau trình bày 
Đáp án : a- 3 ; b- 1 ; c- 2 
Bài tập 3 : Em hãy tìm những từ đồng âm trong những câu sau đây và cho biết nghĩa của mỗi từ. 
a) Bác bác trứng.
b) Tôi tôi vôi.
c) Bà ta đang la con la.
d) Mẹ tôi trút giá vào rổ rồi để lên giá bếp.
đ) Anh thanh niên hỏi giá chiếc áo len treo trên giá.
- GV nhận xét, chữa bài, củng cố cho HS về từ đồng âm.
HS cùng bàn thảo luận làm bài rồi trình bày trước lớp. Cụ thể : 
a) Bác(1) : từ chỉ quan hệ họ hàng
 Bác(2) : từ chỉ hoạt động.
đ) Giá(1) : giá tiền, giá cả.
 Giá(2): đồ dùng để đặt các vật khác lên.
 C) Củng cố - dặn dò : - GV nhận xét giờ học.
 - HS chuẩn bị bài sau 
Toán
Luyện tập giải toán về tỉ số phần trăm
I. Mục tiêu : 
	- Củng cố và khắc sâu cho HS giải toán về tỉ số phần trăm( cách tìm một số khi biết một số phần trăm của nó )
	- HS vận dụng vào làm bài tập chính xác, nhanh.
II. Các hoạt động dạy học : 
	A.Kiểm tra bài cũ : Tìm một số biết 45% của nó là 90
	B.Dạy bài mới : 	1) Giới thiệu bài, nêu yêu cầu của bài.
	2) Hướng dẫn HS luyện tập.
Bài tập 1 : Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng : 
Tìm một số biết 65% của nó bằng 78 ta làm như sau : 
A. Nhân 65 với 78 C. Nhân 78 với 65 rồi lấy tích chia cho 100
B. Chia 78 cho 65 D. Nhân 78 với 100 rồi lấy tích chia cho 65 
- GV, HS khác nhận xét, chữa bài.
- GV chốt kết quả đúng.
- GV chốt cách tìm một số khi biết một số phần trăm của nó.
HS tự làm bài rồi chữa bài. Đáp án D.
HS đối chiếu kết quả.
 Bài tập 2 :Một xưởng máy đã làm được 732 sản phẩm có chất lượng cao, chiếm 91,5% toàn bộ sản phẩm của xưởng máy đó. Hỏi xưởng máy đó đã làm được bao nhiêu sản phẩm ?
- GV gọi HS đọc nội dung và yêu cầu của bài toán. 
- GV giúp đỡ HS yếu trong khi làm bài.
- GV, HS khác nhận xét, chữa bài. 
- GV chốt lời giải đúng
1 HS đọc to trước lớp.
HS tự làm bài vào vở, một HS lên bảng làm bài. Cụ thể : 
Toàn bộ số sản phẩm của xưởng máy có:
 732 100 : 91,5 = 800 ( sản phẩm )
HS đối chiếu kết quả, tự chữa bài.
Bài tập 3 : Một cửa hàng đã bán được 420kg gạo, bằng 10,5% tổng số gạo của cửa hàng. Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu kilôgam gạo ? Bao nhiêu tấn gạo ?
- GV gọi HS đọc bài toán.
- GV gợi ý đối với HS yếu : 
+ Tìm tổng số gạo của cửa hàng có ? kg
+ Tìm số gạo của cửa hàng còn lại ? kg 
- GV chấm một số bài, nhận xét, chốt lời giải đúng.
1 HS đọc bài toán trước lớp
- HS trao đổi, tự làm rồi chữa . Cụ thể :
Tổng số gạo của cửa hàng có : 
 420 : 10,5 100 = 4000 ( kg ) 
Số gạo còn lại của cửa hàng trong kho là
 4000 - 420 = 3580 ( kg ) 
 3580 kg = 3,580 tấn.
HS đối chiếu kết quả, tự chữa bài 
Bài tập 4 : Khoanh vào đáp án đúng, biết : 
Số nữ sinh của lớp 5C chiếm 54% số học sinh cả lớp. Biết rằng lớp 5C có 27 bạn nữ. Số học sinh của cả lớp 5C là : A. 48 học sinh B. 50 học sinh 
 C. 40 học sinh D. 45 học sinh
- Khi chữa bài, GV yêu cầu HS nêu cách làm.
- GV nhận xét, chốt cách làm.
HS tự làm rồi chữa bài.
 Đáp án : Khoanh vào B.
 3) Củng cố - dặn dò : - GV nhận xét giờ học
 - HS chuẩn bị bài sau.
Ngày soạn: Thứ 5 ngày 13 tháng 12 năm 2012
Ngày dạy: Thứ 5 ngày 20 tháng 12 năm 2012
Kĩ thuật
TS 17 : thức ăn nuôi gà
I. Mục tiêu. Học sinh cần phải:
- Liệt kê được tên một số thức ăn thường dùng để nuôi gà.
- Nêu được tác dụng và sử dụng một số thức ăn thường dùng để nuôi gà.
II. đồ dùng dạy học.
- Tranh minh hoạ trong SGK, phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định.
2. Kiểm tra: ? Em hãy kể tên một số giống gà được chọn nuôi nhiều ở nước ta ?
3. Bài mới: a. GTB; GV giới thiệu - ghi đầu bài.
 b. Nội dung bài: 
Các hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Hoạt động 1: Tìm hiểu t/d của thức ăn nuôi gà.
- GV cho học sinh đọc nội dung mục 1.
 ? động vật cần những yếu tố nào để tồn tại và sinh trưởng?
? Chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể động vật được lấy từ đâu?
? Nêu tác dụng của thức ăn để nuôi gà?
- Lớp + GV nhận xét, đánh giá.
KL: Thức ăn có tác dụng cung cấp năng lượng để duy trì và phát triển cơ thể của gà.
*HĐ2: Tìm hiểu các loại thức ăn nuôi gà.
- YC h/s quan sát H1 nêu tên các loại thức ăn nuôi gà?
* HĐ3: Tìm hiểu tác dụng và sử dụng từng loại thức ăn nuôi gà. HS đọc mục 2 SGK.
? Thức ăn nuôi gà được chia làm mấy loại? Kể tên các loại thức ăn?
- Cho HS thảo luận nêu tác dụng của thức ăn nuôi gà?
- Đại diện các nhóm nêu câu trả lời.
- HS + GV n/x bổ sung, tóm tắt, giải thích minh hoạ thêm.
1. Tác dụng của thức ăn nuôi gà.
- cung cấp năng lượng để duy trì vầ phát triển cơ thể của gà.
- nhóm thức ăn;
+ cung cấp chất đạm, chất bột đường, chất khoáng, vi-ta-min, thức ăn tổng hợp.
- Thúc ăn hỗn hợp gồm nhiều loại thức ăn, có đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của gà.
- Nuôi gà bằng thức ăn hỗn hợp gà nhanh lớn, đẻ nhiều trứng.
4. Củng cố - Dặn dò.
- GV nhận xét giờ học. Dặn học sinh về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
Tiếng Việt
Luyện tập về câu
I. Mục tiêu : 
	- Củng cố, khắc sâu và nâng cao kĩ năng xác định các kiểu câu chia theo mục đích nói ; xác định đúng các thành phần chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong từng câu.
II. Các hoạt động dạy học 
	A.GV nêu yêu cầu của giờ học 
	B.GV hướng dẫn HS làm một số bài tập sau : 
Bài tập 1 : Trong những câu sau, câu nào là câu kể, câu cảm, câu khiến ? Tại sao ? 
a) Trước mắt tôi, dòng sông hương lặng lờ trôi.
b) Sáng rồi ! Phương đông rực rỡ một màu hồng chói lọi.
c) Chúng ta hãy tập hát đi !
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- Khi chữa bài, GV yêu cầu HS giải thích miệng về câu kể, câu cảm.
- GV nhận xét, chữa bài, chốt về câu cảm, câu kể, câu khiến.
Bài tập 2 : Chuyển câu kể sau đây thành câu hỏi hay câu cảm : 
a) Em đi học.
b) Mưa tạnh.
c) Đoàn xe đã đến.
GV nhận xét, chữa bài, chốt về câu hỏi, câu cảm, câu kể.
HS cùng bàn trao đổi, làm bài rồi trình bày bài làm trước lớp. Cụ thể : 
Câu a, là câu kể ; câu b là câu cảm.
Câu c là câu khiến.
HS tự làm bài rồi trình bày trước lớp.
Ví dụ : a) Em đi học.
 Em đi học phải không ?
 b) Mưa tạnh.
 Mưa tạnh rồi !
Bài tập 3 : Xác định thành phần của mỗi câu sau ( chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ ) 
a) Bạn Tuyết rất chăm chỉ tập thể dục.
b) Để học giỏi môn ngữ pháp, chúng em cần làm nhiều bài tập.
c) ở miền rừng núi, lúc sáng sớm, tiết trời thường lành lạnh. 
- GV yêu cầu HS tự làm bài

File đính kèm:

  • docgiao_an_buoi_chieu_lop_5_tuan_17.doc
Giáo án liên quan