Giáo án buổi Chiều Lớp 5 - Tuần 14

TS 14: VẼ TRANG TRÍ: TẬP TRANG TRÍ ĐƯỜNG DIỀM Ở ĐỒ VẬT

I. Mục tiêu.

- Học sinh thấy được tác dụng của trang trí đường diềm ở đồ vật.

- Biết cách vẽ và vẽ được hoạ tiết được đường diềm ở đồ vật.

- Học sinh có ý thức suy nghĩ, sáng tạo.

II. Chuẩn bị.

- Một số đồ vật có trang trí đường diềm, bài trang trí đường diềm.

III. Các hoạt động dạy học.

1. Ổn định.

2. Kiểm tra. - GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.

3. Bài mới. a. GTB: GV giới thiệu, ghi đầu bài.

 b. Nội dung bài.

* Hoạt động 1: Quan sát - Nhận xét.

- GV cho học sinh quan sát các đồ vật có trang trí đường diềm.

? Các đồ vật này được trang trí ở những chỗ nào ?

? Các hoạ tiết đó nằm trong khung hình gì ?

? Khi được trang trí thì các đồ vật đó như thế nào ?

? Trang trí đường diềm ở đồ vật có tác dụng gì ?

GV KL: Trang trí làm cho các đồ vật trở nên đẹp hơn, dễ nhìn hơn và được mọi người thích thú hơn.

- GV cho học sinh quan sát một số bài trang trí đường diềm.

? Có thể dùng những hoạ tiết nào để trang trí ? Các hoạ tiết đó được sắp xếp ntn?

- Học sinh nêu, lớp + GV nhận xét, bổ sung.

* Hoạt đông 2: Cách vẽ.

 

doc5 trang | Chia sẻ: thetam29 | Lượt xem: 459 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án buổi Chiều Lớp 5 - Tuần 14, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 14
Ngày soạn: Thứ 2 ngày 19 tháng 11 năm 2012
Ngày dạy: Thứ 2 ngày 26 tháng 11 năm 2012
Mĩ thuật
TS 14: Vẽ trang trí: tập trang trí đường diềm ở đồ vật
I. Mục tiêu.
- Học sinh thấy được tác dụng của trang trí đường diềm ở đồ vật.
- Biết cách vẽ và vẽ được hoạ tiết được đường diềm ở đồ vật.
- Học sinh có ý thức suy nghĩ, sáng tạo.
II. Chuẩn bị.
- Một số đồ vật có trang trí đường diềm, bài trang trí đường diềm. 
III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định.
2. Kiểm tra. - GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3. Bài mới. a. GTB: GV giới thiệu, ghi đầu bài.
 b. Nội dung bài.
* Hoạt động 1: Quan sát - Nhận xét.
- GV cho học sinh quan sát các đồ vật có trang trí đường diềm.
? Các đồ vật này được trang trí ở những chỗ nào ?
? Các hoạ tiết đó nằm trong khung hình gì ?
? Khi được trang trí thì các đồ vật đó như thế nào ?
? Trang trí đường diềm ở đồ vật có tác dụng gì ?
GV KL: Trang trí làm cho các đồ vật trở nên đẹp hơn, dễ nhìn hơn và được mọi người thích thú hơn..
- GV cho học sinh quan sát một số bài trang trí đường diềm.
? Có thể dùng những hoạ tiết nào để trang trí ? Các hoạ tiết đó được sắp xếp ntn?
- Học sinh nêu, lớp + GV nhận xét, bổ sung. 
* Hoạt đông 2: Cách vẽ. 
- GV gọi học sinh đọc phần 2.
? Để trang trí đồ vật ta làm như thế nào ?
- Học sinh nêu các bước vẽ trang trí trên đồ vật.
- GV HD các bước vẽ, vừa HD GV vừa vẽ mẫu lên bảng cho học sinh quan sát.
* Hoạt động 3: Thực hành.
- GV nêu yêu cầu phần thực hành.
- Học sinh mở vở tập vẽ và thực hành vẽ vào trong vở.
- GV quan sát hướng dẫn học sinh thực hành.
* Hoạt động 4: Đánh giá - Nhận xét.
- GV thu một số bài cho học sinh quan sát.
? Bài nào vẽ đẹp ? Bài vẽ nào chưa đẹp ? Vì sao ?
- Học sinh ý kiến nhận xét, đánh giá. GV nhận xét, đánh giá chung.
4. Củng cố - Dặn dò.
- GV nhận xét giờ học. Dặn học sinh về nhà tập vừa trang trí các đồ vật mà em thích, chuẩn bị trước đồ dùng học tập cho bài sau.
Tiếng việt
Luyện đọc chuiỗi ngọc lam
I. Mục tiêu : 
Giúp HS : 
- Đọc đúng : Pi- e, ngọc lam, nô- en, Gioan, năm nay, tràn trề, rạng rỡ, ...
- Hiểu nội dung bài : Ca ngợi ba nhân vật là những con người có tấm lòng nhân hậu, biết quan tâm và đem lại niềm vui cho người khác.
II.Các hoạt động dạy học : 
	1) GV nêu yêu cầu của giờ học.
	2) GV hướng dẫn HS luyện đọc.
- GV yêu cầu HS đọc theo đoạn trước lớp, GV theo dõi sửa lỗi phát âm( lén chạy, rắn rỏi, loanh quanh,..) 
- GV giúp đỡ HS yếu trong khi luyện đọc.
- GV đặt câu hỏi về nội dung của bài.
- GV uốn nắn, tuyên dương HS đọc đúng, đọc hay.
+ HS đọc tiếp nối trước lớp theo đoạn ( 2- 3 lần )
+ HS luyện đọc theo cặp. 
+ HS đọc toàn bài.
+ HS nêu trước lớp.
+ HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
	3) Củng cố - dặn dò : - GV nhận xét giờ học 
 - HS chuẩn bị bài sau.
_____________________________________
Ngày soạn: Thứ 3 ngày 20 tháng 11 năm 2012
Ngày dạy: Thứ 3 ngày 27 tháng 11 năm 2012
Tiếng việt
Luyện viết bài " người gác rừng tí hon"
I- Mục tiêu : 
1. Nghe - viết chính xác, trình bày đẹp đoạn thứ 1 trong bài: Người gác rừng tí hon.
2. Giáo dục ý thức viết chữ đẹp, giữ vở sạch cho HS.
II- Các hoạt động dạy học:
	1. Giới thiệu bài, nêu yêu cầu của bài.
	2. Hướng dẫn HS nghe - viết :
- GV gọi HS đọc đoạn 1.
- GV hỏi : Theo lối ba vẫn đi tuần rừng, cậu bé phát hiện ra đ gì ?
- Hướng dẫn viết đúng một số tiếng HS hay nhầm lẫn: - Gioan, Pie, rạng rỡ, tràn trề, Nô - en, .. 
- GV đọc cho HS viết chính tả
- GV chấm, nhận xét một số bài.
1 HS đọc trước lớp, HS khác đọc thầm.
HS luyện viết bảng lớp, vở nháp theo hướng dẫn của GV
- HS viết theo lời đọc của GV
- HS soát lỗi, đối chiếu với SGK để sửa lỗi.
3. Củng cố dặn dò : Đánh giá nhận xét giờ học ; Dặn HS chuẩn bị bài sau.
_____________________________________________
ôn Toán
 luyện tập chung 
I. Mục tiêu. Giúp học sinh: 
- Củng cố cho học sinh về các phép tính cộng, trừ, nhân số thập phân.
- Biết vận dụng tính chất một tổng các số thập phân với một số thập phân. 
II. Đồ dùng dạy học : 
- HS chuẩn bị VBT : môn toán.
III. Các hoạt động dạy học : 
	1) GV nêu yêu cầu của giờ học.
	2) GV hướng dẫn HS tự học : 
- GV theo sát giúp đỡ HS yếu trong khi làm bài tập.
- GV, HS khá nhận xét, chữa bài.
- GV chốt về chia số tự nhiên cho số tự nhiên mà thương tìm được là số thập phân và cộng trừ số thập phân.
HS tự hoàn thiện một số bài tập trong 
VBT( trang 83) rồi chữa bài. Kết quả : 
Bài 1 : a) 19,5 ; b) 0,96 
 c) 1,6 ; d) 0,08 
Bài 2 : Đáp số : Chu vi : 83,2 m 
 Diện tích : 405,6 m2 
Bài 3 : Đáp số : 36,5 km 
Ngày soạn: Thứ 4 ngày 21 tháng 11 năm 2012
Ngày dạy: Thứ 4 ngày 28 tháng 11 năm 2012
Tiếng Việt
Luyện tập : Kể chuyện đã nghe, đã đọc.
I. Mục tiêu : 
	- Củng cố, khắc sâu và nâng cao kĩ năng kể chuyện đã nghe, đã đọc nói về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo, lạc hậu, vì hạnh phúc của nhân dân 
	- Rèn kĩ năng nói cho HS, HS mạnh dạn, tự tin, sáng tạo kết hợp với nét mặt, cử chỉ, điệu bộ trong khi kể chuyện.
	- HS có ý thức trong giờ học.
II. Các hoạt động dạy học : 
	1) GV nêu yêu cầu của giờ học 
	2) Hướng dẫn kể chuyện : 
- GV gọi HS giới thiệu những câu chuyện mà mình đã chuẩn bị ? 
- GV khuyến khích HS kể chuyện về những người thật, việc thật mà em được đọc trên báo hay xem trên truyền hình.
- GV nhận xét, bổ sung ( nếu cần ) 
* GV yêu cầu HS cùng bàn kể cho nhau nghe.(GV gợi ý : kể những chi tiết làm nổi rõ hoạt động của nhân vật ) 
* GV tổ chức cho HS thi kể trước lớp.
- GV nhận xét, khen ngợi HS có câu chuyện hay, kể chuyện hấp dẫn.
- HS nối tiếp nhau giới thiệu. Ví dụ : 
Tôi xin kể câu chuyện về một anh sinh viên tình nguyện lên tham gia dạy xoá mù chữ ở huyện Mù Căng Chải, tỉnh Yên Bái. Câu chuyện về anh tôi đã có dịp xem trên ti vi.
- HS cùng bàn kể chuyện, trao đổi với nhau về ý nghĩa của truyện.
- Một số HS thi kể chuyện.
	3) Củng cố - dặn dò : - GV nhận xét giờ học.
 - HS chuẩn bị bài sau 
ÔN Toán
chia một số tự nhiên cho một số thập phân
I. Mục tiêu. Giúp học sinh:
- Củng cố về cách thực hiện phép chia một số tự nhiên cho một số thập phân bằng cách đưa về phép chia số tự nhiên,
- Vận dụng vào giải các bài toán có liên quan đến chia số tự nhiên cho số thập phân.
II- Đồ dùng dạy học:
- HS : VBT Toán
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
- GV nêu yêu cầu nhiệm vụ của tiết học.
- HS tự hoàn thành vở bài tập các môn Toán.
- GV đưa đáp án để kiểm tra kết quả bài làm của HS.
+ Đáp án: a, Môn Toán (VBT/Tr84)
Bài 1: 11,25 ; 	22	0,96
Bài 2: a, 240 ;	 2,4 	b, 2500;	25	c, 42500;	4,25
Bài 3: 264 km
Ngày soạn: Thứ 5 ngày 22 tháng 11 năm 2012
Ngày dạy: Thứ 5 ngày 29 tháng 11 năm 2012
kĩ thuật
Tiết Số 13: cắt, khâu, thêu (4 tiết)
(Đã soan ở tiết 13 tuần 13)
Tiếng Việt - LTVC
Ôn tập về từ loại
I. Mục tiêu: Giúp HS.
- Củng cố ôn tập kiến thức đã học về các từ loại danh từ, đại từ, quy tắc viết hoa, danh từ riêng....
- Củng cố kỹ năng sử dụng danh từ ,đại từ.
II. Các hoạt động dạy học.
1. GV cho học sinh ôn tập lại các kiến thức về từ loại.
2. G V Hướng dẫn HS làm bài tập.
- GV ghi đề bài lên bảng, HS tự làm bài vào vở rồi chữa bài.
Bài1: Đọc câu văn sau rồi điền từ vào chỗ trống theo yêu cầu.
Một hôm trên đường đi học về, Hùng, Quý và Nam trao đổi với nhau xem ở trên đời này, cái gì quý nhất .
a, Các từ là danh từ trong câu...
b, Các từ là danh từ riêng trong câu ...
+Đáp án: a/ hôm, đường, đời b,/ Hùng, Quý, Nam.
Bài 2: Gạch dưới đại từ xưng hô trong các câu văn sau.
Hùng nói: “Theo tớ quý nhất là lúa gạo. Các cậu có thấy ai không ăn mà sống được không ?”
+ Đáp án: tớ, cậu.
Bài 3: Đọc các câu sau:
 Làng người Thái và làng người Xá, đến mùa đi làm nương thì trên sàn, dưới đất mọi nhà đều vắng tanh....Trên nương mỗi người một việc. Người lớn thì đánh trâu ra cày.Các cụ già nhặt cỏ đốt lá.... mấy chú bé đi tìm chỗ ven suối để bắc bếp thổi cơm....Lũ chó nhung nhăng chạy sủa om cả rừng.
Phân chia các danh từ đã được gạch chân trong đoạn trích trên thành các loại: danh từ riêng, danh từ chung chỉ người, chỉ con vật, chỉ cây cối, chỉ vật, chỉ thời gian, chỉ đơn vị, danh từ trừu tượng.
+ Đáp án: Danh từ riêngThái, Xá; danh từ chỉ người, người, người lớn, cụ già, chú bé; Chỉ con vật: trâu, chó; Chỉ cây cối: cỏ, là, rừng; Chỉ sự vật: làng, nương, sàn, đất, nhà, bếp, cơm, suối. Chỉ thời gian: mùa. Chỉ đơn vị: lũ. Chỉ danh từ trừu tượng: việc chỗ.
Bài 4: (HS khá giỏi đặt câu)
a, Một câu có từ của là danh từ.
b, Một câu có từ của là quan hệ từ.
 VD: a,Người làm nên của, của chẳng làm nên người( Tục ngữ).
 b, Đây là sách của thư viện, còn kia là sách của tôi.
4. Củng cố dặn dò: - GV nhắc lại nội dung bài. Nhận xét tiết học.
Kí duyệt của ban giám hiệu

File đính kèm:

  • docgiao_an_buoi_chieu_lop_5_tuan_14.doc
Giáo án liên quan