Giáo án buổi Chiều Lớp 5 - Tuần 12
TIẾT SỐ 12: VẼ THEO MẪU: TẬP VẼ MẪU VẼ CÓ HAI VẬT MẪU.
I. Mục tiêu.
- HS nắm được cách chọn mẫu và bày mẫu.
- HS hiểu cấu trúc của 2 vật mẫu ,biết quan sát, so sánh, nhận xét hình dáng chung của mẫu và hình dáng riêng của từng vật mẫu.
- Học sinh vẽ được bài vẽ gần giống mẫu.
II. Chuẩn bị. Mẫu, một số bài vẽ của học sinh năm trước.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
1. Ổn định.
2. Kiểm tra. Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh.
3. Bài mới. a. GTB: GV giới thiệu ghi đầu bài.
* Hoạt động 1. Quan sát nhận xét.
- GV cho học sinh quan sát các đồ vật khác nhau.
+ Hãy nêu đặc điểm hình dáng của các vật mẫu.
- GV chọn và bày vật mẫu theo nhóm.
? Em hãy quan sát và nêu nhận xét về vị trí, tỉ lệ, độ đậm nhạt của các vật mẫu trong mẫu vật của nhóm mình ?
- Đại diện các nhóm nêu nhận xét về mẫu của nhóm.
u cầu HS luyện đọc theo cặp, đọc toàn bài. GV đọc mẫu. Chú ý cách đọc như sau : - HS đọc bài (2-3 lượt ) theo trình tự : + HS 1 : Thảo quả trên rừng..khăn. + HS 2 : Thảo quả ..không gian. + HS 3 : Sự sốngvui mắt. 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe. HS cùng bàn luyện đọc từng đoạn. HS đọc toàn bài trước lớp. HS lắng nghe. 3. Củng cố – dặn dò : Liên hệ giáo dục HS . Dặn HS chuẩn bị bài sau ______________________________________________ MĨ THUẬT Tiết số 12: Vẽ theo mẫu: tập vẽ Mẫu vẽ có hai vật mẫu. I. Mục tiêu. - HS nắm được cách chọn mẫu và bày mẫu. - HS hiểu cấu trúc của 2 vật mẫu ,biết quan sát, so sánh, nhận xét hình dáng chung của mẫu và hình dáng riêng của từng vật mẫu. - Học sinh vẽ được bài vẽ gần giống mẫu. II. Chuẩn bị. Mẫu, một số bài vẽ của học sinh năm trước. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu. 1. ổn định. 2. Kiểm tra. Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh. 3. Bài mới. a. GTB: GV giới thiệu ghi đầu bài. * Hoạt động 1. Quan sát nhận xét. - GV cho học sinh quan sát các đồ vật khác nhau. + Hãy nêu đặc điểm hình dáng của các vật mẫu. - GV chọn và bày vật mẫu theo nhóm. ? Em hãy quan sát và nêu nhận xét về vị trí, tỉ lệ, độ đậm nhạt của các vật mẫu trong mẫu vật của nhóm mình ? - Đại diện các nhóm nêu nhận xét về mẫu của nhóm. * Hoạy động 2: Cách vẽ. - GV gọi học sinh đọc phần 2 trong SGK. ? Muốn vẽ được các đồ vật trên ta phải thực hiện qua những bước nào? - Học sinh nêu các bức vẽ, lớp nhận xét, bổ sung. - GV HD cách bức vẽ, vừa HD GV vừa vẽ mẫu lên bảng cho học sinh quan sát. * Hoạt động 3: Thực hành. - GV nêu yêu phần thực hành. - Học sinh thực hành vẽ vào vở tập vẽ. GV quán xuyến lớp, đôn đốc học sinh tích cực, tự giác thực hành, GV hướng dẫn học sinh yếu. * Hoạt động 4: Đánh giá - Nhận xét. - GV Cho học sinh quan sát một số bài vẽ. ? Theo em bức tranh nào đẹp hơn ? Tại sao ? - GV nhận xét, đánh giá chung, kết hợp giáo dục tư tưởng cho học sinh. 4. Củng cố - Dặn dò. - GV nhận xét giờ học, tuyên dương học sinh có ý thức học tập tốt - Dặn học sinh về nhà tiếp tục hoàn thành bài, chuẩn bị bài. Ngày soạn: Thứ 3 ngày 6 tháng 11 năm 2012 Ngày dạy: Thứ 3 ngày 13 tháng 11 năm 2012 Tiếng việt Luyện viết bài " Mùa thảo quả" I- Mục tiêu : 1. Nghe - viết chính xác, trình bày đẹp đoạn thứ 2 trong bài: Mùa thảo quả. 2. Giáo dục ý thức viết chữ đẹp, giữ vở sạch cho HS. II- Các hoạt động dạy học: 1. Giới thiệu bài, nêu yêu cầu của bài. 2. Hướng dẫn HS nghe - viết : - GV gọi HS đọc đoạn: Thảo quả ..không gian. - GV hỏi : Sự phát triển nhanh chóng của thảo quả được tác giả miêu tả qua những từ ngữ nào ? - Hướng dẫn viết đúng một số tiếng HS hay nhầm lẫn. - GV đọc cho HS viết chính tả - GV chấm, nhận xét một số bài. 1 HS đọc trước lớp, HS khác đọc thầm. HS luyện viết bảng lớp, vở nháp theo hướng dẫn của GV - HS viết theo lời đọc của GV - HS soát lỗi, đối chiếu với SGK để sửa lỗi. 3. Củng cố dặn dò : Đánh giá nhận xét giờ học ; Dặn HS chuẩn bị bài sau. _____________________________________________ ôn toán Luyện tập I. Mục tiêu : - Giúp học sinh ôn tập củng cố lại cho học sinh các kiến thức về nhân 1 số thập phân với 10, 100, 1000, - HS có ý thức tự giác trong tiết tự học. II. Đồ dùng dạy học : HS chuẩn bị VBT : môn toán. III. Các hoạt động dạy học : A. GV nêu yêu cầu của giờ học. B. GV hướng dẫn HS tự học . GV theo sát giúp đỡ HS yếu trong khi làm bài. GV nhận xét, chốt về nhân một số thập phân với 10, 100,..; nhân một số thập phân với số tròn chục, HS tự hoàn thiện một số bài tập trong VBT ( trang 70- 71) rồi chữa bài. Kết quả : Bài 1 : a) 40,8 ; b) 4581 ; c) 2684,3 Bài 2 : 1008,0 ; 22530,0 ; 16900,00 Bài 3 : 64,48 km Bài 4 : x = 3 C. Củng cố - dặn dò : - GV nhận xét giờ học, - HS xem lại bài tập vừa hoàn thiện. Ngày soạn: Thứ 4 ngày 7 tháng 11 năm 2012 Ngày dạy: Thứ 4 ngày 14 tháng 11 năm 2012 Tiếng việt Luyện tập thuyết trình, tranh luận I. Mục tiêu : - Củng cố, khắc sâu và nâng cao kĩ năng về thuyết trình, tranh lụân. - Có thái độ bình tĩnh, tự tin, tôn trọng người khác khi tranh luận, diễn đạt lời nói ngắn gọn, rõ ràng, rành mạch. II. Hoạt động dạy học : A. Giới thiệu bài, nêu yêu cầu của bài B. Nội dung : 1) Ôn tập lí thuyết : GV yêu cầu HS nêu : Khi muốn tham gia tranh luận và thưyết phục người khác đồng ý với mình về một vấn đề gì đó cần phải có những điều kiện gì ? 2) GV hướng dẫn HS làm bài tập : Đề bài : Môn toán, môn Tiếng Việt, môn nào cần thiết hơn ? Em và các bạn đã có một cuộc tranh luận rất sôi nổi về vấn đề này. Em hãy ghi lại cuộc tranh luận ấy. - GV gợi ý : Để ghi lại cuộc tranh luận, em phải hiểu và đưa ra lí lẽ, dẫn chứng của cả hai bên. Tuy nhiên, tranh luận phải có lí, có tình và tôn trọng nhau và phải đi đến một kết luận : cả Toán và Tiếng Việt là những môn học chính và quan trọng. - Tuỳ theo đối tượng HS mà lí lẽ, dẫn chứng nhiều hay ít nhưng vẫn nói được tầm quan trọng của cả hai môn. - GV nhận xét, tuyên dương HS có bài tranh luận tốt, diễn đạt rõ ràng. HS cùng bàn trao đổi, tự làm rồi trình bày trước lớp. Ví dụ : Môn Toán quan trọng hơn : + Môn Toán : giúp cho người ta biết đo đạc, tính toán, biết trình bày mọi việc một cách chặt chẽ. Học giỏi toán sẽ học tốt nhiều môn khác và lớn lên sẽ áp dụng những kiến thứcvề Toán học vào trong cuộc sống Môn Tiếng Việt : giúp người ta cảm nhận được cái hay cái đẹp của cuộc sóng. .... 3. Củng cố dặn dò : Đánh giá nhận xét giờ học ; Dặn HS chuẩn bị bài sau. Luyện tập I. Mục tiêu : - Giúp học sinh ôn tập củng cố lại cho học sinh các kiến thức về :Nhân một số thập phân với một số thập phân - HS có ý thức tự giác trong tiết tự học. II. Đồ dùng dạy học : HS chuẩn bị VBT : môn toán. III. Các hoạt động dạy học : A. GV nêu yêu cầu của giờ học. B. GV hướng dẫn HS tự học . - GV theo sát giúp đỡ HS yếu trong khi làm bài tập. - GV, HS khác nhận xét, chữa bài. GV chốt về nhân một số thập phân với một số thập phân. . HS tự hoàn thiện một só bài tập trong VBT ( trang 72 ) rồi chữa bài. Kết quả : Bài 1 : theo thứ tự : 31,92 ; 23,328 ; 0,7125 Bài 2 : dòng 1 : 11,5 dòng 2 : 8,54 dòng 3 : 1,6448 Bài 3 : Đáp số : 1711,25 m2 C) Củng cố - dặn dò : GV nhận xét giờ học, HS chuẩn bị bài sau. Ngày soạn: Thứ 4 ngày 7 tháng 11 năm 2012 Ngày dạy: Thứ 4 ngày 14 tháng 11 năm 2012 Kỹ thuật Tiết Số 12: rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống I. Mục tiêu. HS cần phải: - Nêu được tác dụng của việc rửa sạch dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình. - Biết cách rửa sạch dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình. - Có ý thức giúp gia đình. II. Đồ dùng dạy học. - Tranh như SGK, phiếu đánh giá kết quả học tập. III. Các hoạt động dạy học. 1. ổn định. 2. Kiểm tra : ? Nêu cách bày, dọn bữa ăn trong gia đình ? - GV nhận xét, ghi điểm. 3. Bài mới: a. GTB - GV giới thiệu - ghi đầu bài b. Nội dung bài. * Hoạt động 1. Tìm hiểu mục đích, tác dụng của việc rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống. ? Dụng cụ nấu ăn và ăn uống có tác dụng gì ? - Học sinh tác dụng của dụng cụ nấu ăn và ăn uống. - GV cho học sinh đọc mục 1a. ? Em hãy nêu mục đích và tác dụng cụ của việc rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình ? - Học sinh mục đích và tác dụng, lớp + GV nhận xét, bổ sung. - GV tóm tắt các ý trả lời và giải thích, minh hoạ mục đích, tác dụng của việc rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống. GV KL: Bát, đũa, thìa sa khi được sử dụng để ăn uống nhất thiết phải được cọ rửa sạch sẽ không để lưu cữu qua bữa sau hoặc qua đêm. Rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống không những làm cho các dụng cụ đó sạch sẽ, khô ráo ngăn chặn được vi trùng gây bệnh mà còn có tác dụng bảo quản, giữ cho các dụng cụ đó không bị hoen rỉ. * Hoạt động 2: Tìm hiểu cách rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống. - GV cho học sinh qua sát tranh trong SGK và đọc mục 2. ? Em hãy mô tả cách rửa các dụng cụ nấu ăn và ăn uống sau bữa ăn trong gia đình ? ? Cách rửa các dụng cụ nấu ăn và ăn uống ở gia đình em có giống với các bước làm ở trong SGK đã nêu không ? - Học sinh nêu, GV nhận xét, nhác nhở học sinh việc thực hiện rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình sao cho khoa học. * Hoạt động 3. Đánh giá kết quả học tập. - GV yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi cuối bài. - GV nêu đáp án các câu hỏi. Học sinh đối chiếu với kết quả tự đánh giá của mình và trình bày kết quả tự đánh gá kết quả học tập của mình. - GV nhận xét, đánh giá. 4. Củng cố - dặn dò. - GV nhận xét giờ học. Dặn học sinh về nhà thực hành, chuẩn bị bài sau. Tiếng Việt Luyện tập về quan hệ từ I. Mục tiêu : - Củng cố, khắc sâu và nâng cao kĩ năng sử dụng quan hệ từ cho HS qua một số bài tập về tìm và đặt câu với quan hệ từ. - HS có ý thức trong giờ học. II.Các hoạt động dạy học : 1) GV nêu yêu cầu của giờ học. 2) GV hướng dẫn HS làm một số bài tập sau : Bài 1 : Khoanh tròn quan hệ từ trong các câu sau và gạch dưới các từ ngữ được nối bởi quan hệ từ. a) Giọng hát trong trẻo, mượt mà của cô ca sĩ như còn vang mãi trong chúng ta. b) Mặt biển sáng trong và dịu êm. c) Dù ai nói ngả nói nghiêng Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân. d) Cây lan, cây huệ, cây hồng nói chuyện bằng hương, bằng hoa. Cây mơ, cây cải nói chuyện bằng lá. Cây bầu, cây bí nói chuyện bằng quả. - GV, HS khác nhận xét, bổ sung. - GV chốt về quan hệ từ trong mỗi câu văn, câu thơ. HS chép và trao đổi về nội dung của bài tập, tự làm rồi trình bày kết quả trước lớp. Đáp án : các quan hệ từ là : a) của ; b) và ; c) như ; d) bằng. Bài 2 : Chọn từ thích hợp trong các từ " và, rồi, còn, nhưng, hoặc, hay " để điền vào chỗ trống trong các câu sau : a) Một làn gió nhẹ thoảng qua . . . .tóc Lan vương vào má. b) Người em chăm chỉ, hiền lành . . . . người em thì tham lam, lười biếng. c) Vườn cây đâm trồi nảy lộc. . . . vườn cây ra hoa. d) Hàng tuần tôi về nhà . . . mẹ tôi lên thăm tôi. - GV gợi ý : đọc kĩ nội dung các ý của từng câu để chọn quan hệ từ cho đúng. - GV, HS khác nhận xét, chữa bài. HS cùng bàn thảo luận để tìm từ thích hợp điền vào chỗ chấm rồi trình bày trước lớp. VD : c) Vườn cây đâm trồi nảy lộc rồi vườn cây
File đính kèm:
- giao_an_buoi_chieu_lop_5_tuan_12.doc