Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 3

I. Mục tiêu:

- Nắm chắc cách lập bảng nhân và chia 6, thuộc lòng bảng nhân và chia 6 để vận dụng vào việc tính nhẩm.

-Biết thực hiện nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (có nhớ). Giải toán có lời văn liên quan đến phép nhân.

-Vận dụng vào kiến thức đã học thực hiện được một số BT nâng cao

 II. Chuẩn bị:

 

doc9 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 4975 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trong mỗi phép tính, cần:
-Đưa mỗi phép tính về dạng tìm thành phần chưa biết đơn giản.
-áp dụng các công thức tìm thành phần chưa biết để tìm kết quả cuối cùng.
-Thử lại sau khi tìm được kết quả.
Bài 3: Gợi ý
-Nếu tăng thêm ở thừa số thứ hai bao nhiêu đơn vị thì tích sẽ tăng thêm bấy nhiêu lần của thừa số thứ nhất.
-Kết luận: 32 x2 = 64
-Tương tự như ở phần a ( 6 x 4 = 24)
Bài 4: 
*Có thể chuyển bài toán về dạng điền số vào chỗ trống hoặc dựa vào cách phương pháp đại số
95
?
- Cách 1: : 3 + 14 x 5
-Cách 2:
 Gọi số cần tìm là x, theo đầu bài ta có:
 (x : 3) + 14 x 5 = 95
 Lần lượt tìm giá trị của x (chính là số cần tìm)
Bài 5: Gợi ý
-Đọc kĩ bài toán, tìm hiểu kĩ những gì đã biết, chưa biết
-Tóm tắt bài toán
-Nêu phương hướng giải bài toán
+Tìm số kẹo có trong 1 hộp
+Tìm số kẹo có trong 4 thùng
Bài 6: Gợi ý
Thực hiện tương tự bài 5
+Tìm số bi 1 bạn mua
+Tìm số bi của 8 bạn đã mua.
5) Củng cố - Dặn dò:
-Nhận xét chung giờ học.
-Dặn xem lại các BT vừa làm.
*Bài về nhà:
Bài 1: Tìm x
a) ( x – 5) x 4 = 800 b) ( x + 10) : 2 = 100
Bài 2: Cho phép nhân 46 x 3
a)Nếu thêm 3 đơn vị vào thừa số thứ hai thì tích tăng thêm bao nhiêu?
b)Nếu thừa số thứ nhất tăng thêm 4 đơn vị thì tích sẽ tăng bao nhiêu?
Bài 3: Có một thùng dầu chứa được 65 lít dầu. Người ta lấy dầu ở thùng đó rót đều vào 6 can, mỗi can 5 lít. Hỏi trong thùng còn lại bao nhiêu lít dầu?
Thứ năm/14/10/2010 
Tiếng việt
So sánh – Các kiểu so sánh
 I. Mục đích yêu cầu:
-Nhận biết các hình ảnh so sánh trong các khổ thơ, đoạn văn.
-Nắm được có 2 kiểu so sánh mới: ngang bằng và hơn kém.
-Thêm các từ ngữ để câu văn có hình ảnh so sánh.
 II. Đồ dùng dạy- học:
-Sách tham khảo: Luyện từ và câu 3, Giúp học tốt môn Tiếng Việt.
-Nội dung bài luyện tập.
 III. Các hoạt động dạy học.
1)Giới thiệu bài:
-Ghi đầu bài. 
2) Nhắc lại kiến thức đã học:
-Nhận diện hình ảnh so sánh qua từ so sánh
-Từ so sánh thường là: như, tựa, là, giống như, tựa như, hơn, kém, chẳng bằng, .....
-Hình ảnh so sánh làm cho câu văn, câu thơ trở nên hay hơn.
-Có thể sử dụng để viết đoạn văn.
3) Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1: Ghi vào chỗ trống các sự vật so sánh với nhau trong mỗi câu văn, khổ thơ sau:
a) Giàn hoa mướp vàng như đàn bướm đẹp.
b) Những chiếc lá bàng nằm la liệt trên mặt đất như những cái quạt mo lung linh ánh điện.
c) Bão đến ầm ầm
Như đoàn tàu hỏa
Bão đi thong thả 
Như con bò gầy.
-2HS đọc yêu cầu của BT1
-Thảo luận và ghi kết quả ra nháp
-Đại diện các nhóm lên bảng trình bày kết quả thảo luận, lớp nhận xét, bổ sung cho đầy đủ.
-Nhận xét, chữa bài:
a) Giàn hoa mướp - đàn bướm đẹp. (từ so sánh như)
b) Những chiếc lá bàng – cái quạt mo (từ so sánh như)
c) Bão - đoàn tàu hỏa , con bò gầy. (từ so sánh như)
* Theo em, các hình ảnh so sánh nêu trên thuộc kiểu so sánh nào?
Bài 2: Đọc đoạn văn dưới đây rồi gạch chân dưới các câu văn có hình ảnh so sánh:
 Mùa xuân, cây gọi gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh lung linh trong nắng.
-Nêu yêu cầu.
-3 HS đọc bài thơ, lớp đọc thầm cả bài thơ.
-HS trao đổi theo nhóm đôi tìm các câu văn có hình ảnh so sánh.
-3,4 HS nêu ý kiến thảo luận trước lớp. Cả lớp nhận xét, bổ sung bài làm cho chính xác.
-HS so sánh và chữa bài vào vở.
Có 3 câu: Từ xa nhìn lại ........nến trong xanh
Bài 3: Điền thêm từ ngữ chỉ sự vật để mỗi dòng sau thành câu văn có hình ảnh so sánh các sự vật với nhau
-Tiếng suối ngân nga như ................................
-Mặt trăng tròn vành vạnh như ..........................
-Trường học là .......................
- Mặt nước hồ trong tựa như .................
4) Củng cố - Dặn dò:
-Nhận xét chung giờ học.
-Dặn xem lại các BT vừa làm.
*Bài về nhà:
Bài 1: Gạch chân các hình ảnh so sánh trong mỗi khổ thơ sau:
a)Quạt nan như lá b) Cánh diều no gió
 Chớp chớp lay lay Tiếng nó chơi vơi
 Quạt nan mỏng dính Diều là hạt cau
 Nhưng gió rất dày Phơi trên nong trời
Bài 2: Chọn từ trong ngoặc đơn để điền vào chỗ chấm tạo thành câu có hình ảnh so sánh (là, tựa, như)
- Đêm ấy, trời tối đen ........ mực.
-Trăm cô gái đẹp .................... tiên sa.
-Mắt của trời đêm ............. các vì sao.
Thứ bảy/ 23/ 10/2010 
Toán
 Luyện tập tổng hợp
 I. Mục tiêu:
-Biết thực hiện nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (có nhớ). 
-Biết thực hiện phép chia số có hai chữ số cho số có một chữ số (chia hết và có dư). 
-Giải toán có lời văn liên quan đến phép nhân, phép chia.
-Vận dụng vào kiến thức đã học thực hiện được một số BT nâng cao
 II. Chuẩn bị:
-Nội dung bài luyện tập.
-Gợi ý, đáp án.
-Sách tham khảo: Giúp em củng cố và nâng cao toán, Học giỏi toán, Tuyển tập các bài toán hay và khó, ......
 III. Các hoạt động dạy học:
1) Nêu mục tiêu của giờ học:
2) Đưa ra các bài tập:
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
 35 x 7 39 x 7 96 : 6 80 : 5 
 63 x 6 54 x 4 105 : 7 52 : 7
Bài 2: Tìm x, biết
a) x : 6 = 5 (dư 5) b) x : 5 = 6 (dư 3) c) x : 6 = 6 (dư 4)
d) 7 x x – 15 = 48 e) x x 7 + 60 = 130
Bài 3: Có 5 xe ô tô, 2 xe đầu chở được 6 thùng hàng; 3 xe sau chở được 5 thùng hàng. Hỏi cả 5 xe chở được bao nhiêu thùng hàng?
Bài 4: Năm nay Tý 7 tuổi. Tuổi của bố gấp 5 lần tuổi Tý và cộng thêm 3 tuổi. Hỏi năm nay bố Tý bao nhiêu tuổi? 
Bài 5: Lan có 48 que tính, Hồng có số que tính bằng số que tính của Lan. Hỏi cả hai bạn có tất cả bao nhiêu que tính?
Bài 6: Ngăn sách thứ nhất đựng 84 quyển, ngăn thứ hai có số sách bằng số sách ở ngăn thứ nhất. Ngăn thứ ba có số sách gấp 4 lần số sách ở ngăn thứ hai. Hỏi cả ba ngăn có tất cả bao nhiêu quyển sách?
3) Hướng dẫn và gợi ý HS làm bài:
Bài 1: Yêu cầu HS cần lưu ý cách đặt tính ở mỗi phép tính để có kết quả đúng nhất, nắm chắc được cách nhân và chia (lưu ý: số dư < số chia)
Bài 2: Để tìm được thành phần chưa biết trong mỗi phép tính, cần:
-Hiểu số dư chính là phần còn thừa của số bị chia sau khi chia, nên khi tìm SBC cần lấy thương nhân số chia rồi cộng với số dư (phần a,b,c)
-Đưa mỗi phép tính về dạng tìm thành phần chưa biết đơn giản (phần d,e)
-áp dụng các công thức tìm thành phần chưa biết để tìm kết quả cuối cùng.
-Thử lại sau khi tìm được kết quả.
a) x : 6 = 5 (dư 5) b) x : 5 = 6 (dư 3) c) x : 6 = 6 (dư 4)
 x = 5 x 6 + 5 x = 6 x 5 + 3 x = 6 x 6 + 4
 x = 30 + 5 x = 30 + 3 x = 36 + 4
 x = 35 x = 33 x = 40
d) 7 x x – 15 = 48 e) x x 7 + 60 = 130
 7 x x = 48 + 15 x x 7 = 130 – 60
 7 x x = 63 x x 7 = 70
 x = 63 : 7 x = 70 : 7
 x = 9 x = 10
Bài 3: Gợi ý
-Tìm số thùng hàng 2 xe đầu chở ( 2 x 6)
-Tìm số thùng hàng 2 xe sau chở (3 x 5)
-Tìm số thùng hàng 5 xe chở.
*Cũng có thể làm gộp thành 1 phép tính ( 2 x 6) + ( 3 x 5) để tìm ngay ra số thùng hàng 5 xe đã chở.
Bài 4: Gợi ý
-Nhắc lại cách giải bài toán dạng gấp một số lên nhiều lần: lấy số đó nhân với số lần.
-Tìm số tuổi của bố bằng cách gấp tuổi con lên 5 lần sau đó cộng thêm 3 tuổi nữa.
VD: Tuổi bố sẽ là: 7 x 5 + 3 = 38 (tuổi)
Bài 5: Gợi ý
-Đọc kĩ bài toán, tìm hiểu kĩ những gì đã biết, chưa biết. Đây là dạng toán “Tìm một trong các phần bằng nhau của một số”
-Nêu phương hướng giải bài toán.
-Nhận xét, chữa bài. 
Bài 6: Gợi ý
-Đây là bài toán vận dụng cả hai dạng bài: “Tìm một trong các phần bằng nhau của một số” và “Gấp một số lên nhiều lần”
-Yêu cầu HS đọc kĩ đề bài.
-Tóm tắt được bài toán.
-Nêu các phép tính để giải bài toán.
-Trình bày bài giải.
 Số sách ở ngăn thứ hai là: 84 : 7 = 12 (quyển)
 Số sách ở ngăn thứ ba là : 12 x 4 = 48 (quyển)
Cả ba ngăn có số sách là: 84 + 12 + 48 = 144 (quyển)
Đáp số: 144 quyển
5) Củng cố - Dặn dò:
-Nhận xét chung giờ học.
-Dặn xem lại các BT vừa làm.
*Bài về nhà:
Bài 1: Tìm x
a) x x 6 + x = 77 b) 7 x x + 125 = 285
c) 95 – x + 7 = 22 d) 6 x x + 16 = 70
Bài 2: Quãng đường từ A đến B dài 63 km. Quãng đường từ C đến D dài gấp 3 lần quãng đường từ A đến B. Quãng đường từ E đến G dài gấp 5 lần quãng đường từ A đến B. Hỏi độ dài của 3 qũng đương là bao nhiêu km?
Bài 3: Thảo có 28 nhãn vở, số nhãn vở của Liên gấp 4 lần số nhãn vở của Thảo. Nam có nhiều hơn Thảo 18 nhãn vở. Hỏi cả 3 bạn có tất cả bao nhiêu nhãn vở? 
____________________________
Thứ năm/ 28/ 10/2010 
Tiếng việt
Tập làm văn: Kể lại buổi học đầu năm lớp 3
 I. Mục đích yêu cầu:
-Rèn kĩ năng nói và viết một đoạn văn ngắn nói về một buổi học đầu tiên của năm học lớp 3 của bản thân HS.
-Bài viết đúng nội dung, chân thật, đúng chính tả, trình bày sạch, đẹp, rõ ràng. Cố gắng viết một số câu văn có hình ảnh so sánh.
 II. Đồ dùng dạy- học:
-Sách tham khảo: Tập làm văn lớp 3
 III. Các hoạt động dạy học.
1) Giới thiệu bài:
-Ghi đầu bài. 
2) Nêu một số gợi ý:
-Chuẩn bị cho buổi học đầu tiên, em đã làm gì? ( lựa chọn quần áo, giày dép, sách vở,...) Những người thân của em có giúp đỡ em không? Em thấy tâm trạng của mình như thế nào khi chuẩn bị mọi thứ cho buổi học đầu tiên?
-Buổi học hôm đó ai đưa em đến trường, đi bằng phương tiện nào? Từ nhà em đến trường em đi qua những đâu? ( cánh đồng, làng xóm, ....) 
-Cảnh vật trên đường đi có gì đặc biệt? Bầu trời hôm đó ra sao?
- Khi đến trường, quang cảnh ngôi trường có gì khác lạ? Các bạn của em có thái độ như thế nào?
-Em có suy nghĩ gì trong buổi học đầu tiên?
Luyện từ và câu: MRVT – Cộng đồng. Ôn câu Ai làm gì?
 I. Mục đích yêu cầu:
-Mở rộng, hệ thống hóa các từ ngữ thuộc chủ đề Cộng đồng.
-Ôn lại các từ chỉ họat động, trạng thái của sự vật.
-Luyện đặt câu theo mẫu Ai làm gì?
	 II. Đồ dùng dạy- học:
-Sách tham khảo: Luyện từ và câu, học tốt tiếng việt lớp 3.
 III. Các hoạt động dạy học.
1) Giới thiệu bài:
-Ghi đầu bài. 
2)Hướng dẫn ôn tập:
Bài 1: Đọc câu sau và khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
Những người trong cùng một họ thường gặp gỡ, thăm hỏi nhau.
A.Những từ ngữ nào là bộ phận trả lời câu hỏi " Ai?"
a. Những người
b. cùng một họ
c. Những người trong cùng một họ
(khoanh vào c)
B. Những từ ngữ nào là bộ phận trả lời câu hỏi " làm gì?"
a. thường gặp gỡ
b. thường gặp gỡ, thăm hỏi nhau

File đính kèm:

  • docGA boi duong HSG 3 2010 - 2011.doc
Giáo án liên quan