Giáo án Bài 16: Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng tám (1939 - 1945). nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời

I.Mục tiêu bài học:

Học xong bài này, HS:

1.Về kiến thức

Hiểu rõ:

-Đường lối cách mạng đúng đắn, sự lãnh đạo tài tình của Đảng mva2 Chủ tịch Hồ Chí Minh.

-Công cuộc chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa của Đảng.

-Diễn biến Tổng khởi nghĩa tháng tám.

-Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám năm 1945.

2.Về kĩ năng

Rèn luyện kĩ năng xác định kiến thức cơ bản, sự ,kiện cơ bản.

-Rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh, đánh giá các sự kiện lịch sử.

3.Về thái độ

-Bồi dưỡng niềm tin vào sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng.

-Bồi dưỡng tinh thần hăng hái, nhiệt tình cách mạng, không quản gian khó, hi sinh vì sự nghiệp cách mạng, noi gương tinh thần cách mạng tháng Tám của ông cha, trân trọng giữ gìn ,và biết phát huy thành quả Cách mạng tháng Tám.

II.Thiết bị, tài liệu dạy-học

-Lược đồ khởi nghĩa Bắc Sơn, khởi nghĩa Nam Kì và binh biến Đô Lương.

Các tài liệu như:

+Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng-Toàn tập, tập 6 và 7, NXB Chính trị Quốc gia, H, 2000.

 

doc11 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 3756 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Bài 16: Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng tám (1939 - 1945). nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
939? (gợi ý so với thời kì 1936-1939, chủ trương của Đảng ở Hội nghị này có gì khác)
-HS suy nghĩ có thể thảo luận với các bạn tìm câu trả lời.
-GV nhận xét, mở rộng: Ở thời kì 1936-1939, Đảng xác định nhiệm vụ trước mắt là nhiệm vụ dân chủ. Song từ sau chiến tranh thế giới bùng nổ, căn cứ vào sự thay đổi của tình hình thế giới và trong nước, mâu thuẫn giữa các dân tộc Đông Dương với đế quốc Pháp ngày càng tăng, Đảng ta đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu. Nhiệm vụ dân chủ được thực hiện từng bước sao cho phù hợp. Các khẩu hiệu đấu tranh, hình thức đấu tranh, tổ chức mặt trận dân tộc thống nhất cũng được thay đổi cho phù hợp nhằm giải quyết vấn đề giải phóng dân tộc.
Như vậy Hội nghị Trung ương tháng 11-1939 đã đánh dấu bước chuyển hướng chỉ đạo đấu tranh của Đảng. GV có thể nói thêm về tiểu sử và sự nghiệp của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ.
Hoạt động 1: nhóm
-GV chia lớp thành 3 nhóm và giao nhiệm vụ 
+Nhóm 1: Theo dỏi SGK và lược đồ khởi nghĩa Bắc Sơn để thấy được: nguyên nhân, diễn biến chính, kết quả-ý nghĩa của khởi nghĩa Bắc Sơn
+Nhóm 2: Theo dõi SGK và lược đồ khởi nghĩa Nam Kì để thấy được: nguyên nhân, diễn biến chính, kết quả-ý nghĩa của khởi nghĩa Nam Kì
+Nhóm 3: Theo dõi SGK và lược đồ Binh biến Đô Lương để thấy được: nguyên nhân, diễn biến chính, kết quả-ý nghĩa cuộc binh biến Đô Lương
-HS các nhóm làm việc theo sự hướng dẫn của GV. Từng nhóm cử 1 đại diện trình bày trước lớp.
-GV nhận xét và nhấn mạnh một số nội dung:
+Về khởi nghĩa Bắc Sơn do tổ chức Đảng ở địa phương phát động, nổ ra trong hoàn cảnh thuận lợi, diễn ra trong vòng 1 tháng, trên phạm vi một huyện và nhanh chóng bị that bại, nhưng có ý nghĩa lịch sử to lớn. Nó mở đầu phong trào giải phóng dân tộc của các dân tộc Đông Dương trong thời kì chiến tranh thế giới thứ hai.
Tiếng súng của cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn đã thức tỉnh tinh thần cách mạng của nhân dân cả nước, giúp Đảng rút nhiều bài học quý báu.Tinh thần dũng cảm của nhân dân Bắc Sơn that đáng khâm phục. Hội nghị Trung ương Đảng tháng 11-1940 đã quyết định duy trì đội du kích Bắc Sơn và xây dựng căn cứ đơn vị Bắc Sơn- Võ Nhai.
-Về khởi nghĩa Nam Kì: Do Xứ ủy Nam Kì chủ trương. Địa bàn nổ ra khởi nghĩa rộng từ miền Đông sang miền Tây Nam Bộ. 
-Về cuộc binh biến Đô Lương: Do Nguyễn Văn Cung chỉ huy nổi dậy chiếm đồn Đô Lương và vạch kế hoạch tiến về Vinh nhưng cuối cùng bị thất bại.
Cuộc Binh biến Đô Lương chứng tỏ tinh thần giác ngộ của binh lính người Việt trong quân đội Pháp.
Hoạt động 2:
-GV: Trong vòng 3 tháng 3 cuộc khởi nghĩa vũ trang đã diễn ra ở cả 3 miền đất nước nhưng đều that bại. 
Em hãy rút ra nguyên nhân thất bại của các cuộc nổi day đầu tiên này?
-HS suy nghĩ trả lời 
-GV nhận xét, chốt ý:
Hoạt động 3: cá nhân
Ba cuộc nổi day đầu tiên tuy that bại song có ý nghĩa to lớn, em hãy cho biết ý nghĩa lịch sử của 3 cuộc khởi nghĩa đó?
-HS suy nghĩ trả lời
-GV nhận xét, nhấn mạnh: Cả ba cuộc nổi day do các tổ chức Đảng và ngoài đảng lãnh đạo, thành phần tham gia gồm các tầng lớp nhân dân trong đó có cả binh lính, địa bàn nổ ra ở khắp ba miền. Điều đó chứng tỏ nhân dân cả nước sẵn sàng nội day đấu tranh giành độc lập. Ba cuộc nổi day được coi là những tiếng súng báo hiệu một thời kì mới của dân tộc.
Tại sao lại chọn thời điểm này trở về nước, sự trở về này của Người có ý nghĩa gì?
-HS suy nghĩ trả lời:Lúc này chiến tranh thế giới lan rộng và ngày càng ác liệt. Ở Đông Dương, Nhật-Pháp đã câu kết với nhau đẩy nhân dân ta vào cảnh một cổ đôi tròng. Mâu thuẫn dân tộc cao hơn bao giờ hết, nhiều cuộc đấu tranh vũ trang chống đế quốc Pháp đã nổ ra. Tinh hình trong nước rất khan trương, thời cơ giành chính quyền sớm muộn sẻ đến. Vì vậy Nguyễn Ái Quốc đã về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
-GV bổ sung: Sự trở về của Người là một sự trở về đúng thời điểm, đúng lúc cách mạng Việt Nam can tới một vị lãnh đạo uy tín và tài năng giàu kinh nghiệm cách mạng, can có vai trò lịch sử của 1 cá nhân kiệt xuất. Trước khi Nguyễn Ái Quốc về nước, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị Trung ương lần 6 và 7 nhằm chuyển hướng đường lối đấu tranh trong thời kì mới. Khi trở về Người chọn Cao Bằng làm căn cứ và tại đây Người đã chuẩn bị cho Hội nghị Trung ương lần 8.
-GV yêu cầu HS theo dỏi SGK nội dung Hội nghị lần thứ 8.
Hãy so sánh Hội nghị lần thứ 6 và 8, rút ra ý nghĩa lần thứ 8?
-HS so sánh và rút ra ý nghĩa 
-GV bổ sung và chốt ý
-Đảng Cộng sản Đông Dương đã tiến hành xây dựng lực lượng chính trị như thế nào?
-HS theo dõi SGK trả lời
-GV nhận xét, bổ sung và chốt lại
-GV nhấn mạnh: Như vậy, từ tháng 5-1941 đến 1943, Đảng đã vận động, tập hợp đông đảo các tầng lớp nhân dân đứng trong Mặt trận Việt Minh, xây dựng được một đội quân chính trị hùng hậu chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa giành chính quyền.
Em hãy cho biết công tác xây dựng lực lượng vũ trang của Đảng?
-HS theo dõi SGK trả lời
-GV nhận xét, bổ sung và chốt ý.
-GV trình bày về công tác xây dựng căn cứ địa cách mạng.
Công tác xây dựng căn cứ địa cách mạng được Đảng quan tâm: Vùng Bắc Sơn-Võ Nhai được Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (11-1940) chủ trương xây dựng thành căn cứ địa cách mạng. Năm 1941, Nguyễn Ái Quốc chọn Cao Bằng để xây dựng căn cứ địa cách mạng. Đó là hai căn cứ đầu tiên của cách mạng nước ta.
-GV trình bày: Từ đầu năm 1943, cuộc chiến tranh thế giới chuyển biến theo chiều hướng có lợi cho cách mạng nước ta. Tình hình đó đòi hỏi Đảng ta đẩy mạnh hơn nữa công tác chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa vũ trang giàng chính quyền.
Em hãy cho biết về công tác chuẩn bị khởi nghĩa vũa trang giành chính quyền từ cuộc họp của Ban Thường vụ Trung ương Đảng(2-1943)?
-HS theo dõi SGK trả lời
-GV nhận xét, bổ sung, chốt ý
-GV kết hợp hình 39 SGK nói thêm về sự kiện thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân.
I.Tình hình Việt Nam trong những năm 1939-1945
1.Tình hình chính trị
-Tháng 9-1939, chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, Pháp tham chiến. Chính sách của Pháp ở Đông Dương thay đổi:
+Tăng cường đàn áp cách mạng.
+Ra sức vơ vét sức người, sức của dốc vào cuộc chiến tranh.
-Tháng 9-1940, Nhật vào Việt Nam, Pháp-Nhật câu kết với nhau cùng bóc lột nhân dân ta.Các đảng phái thân Nhật xuất hiện, ra sức tuyên truyền về sức mạnh của Nhật.
-Đầu năm 1945, chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc.Ở mặt trận châu Á-Thái Bình Dương, Nhật thua to ở nhiều nơi. Đêm 9-3-1945, Nhật đảo chính Pháp, các đảng phái chính trị thân Nhật đua nhau hoạt động. Không khí cách mạng sục sôi.
2.Tình hình kinh tế- xã hội
-Pháp đã đẩy mạnh chính sách vơ vét sức người, sức của để phục vụ chiến tranh.
+Ra lệnh tổng động viên.
+thực hiện chính sách kinh tế chỉ huy.
-Khi vào Đông Dương, Nhật đã thực hiện chính sách:
+Buộc Pháp phải cung cấp long thực, thực phẩm, nguyên liệu.
+Nhật đầu tư vốn khai thác một số ngành.
+Bắt nhân dân ta nhổ lúa, ngô trồng đay, thầu dầu.
-Hậu quả:
+Chính sách của Pháp-Nhật đã đẩy nhân dân ta vào cảnh sống cùng cực.
+Cuối năm 1944-đầu năm 1945, có gần 2 triệu đồng bào chết đói.Tất cả các tầng lớp nhân dân ta đều căm thù Nhật-Pháp.
II.Phong trào giải phóng dân tộc từ tháng 9-1939 đến tháng 3-1945
1.Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11-1939
-Tháng 11-1939, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng được triệu tập.
-Nội dung:
+Xác định nhiệm vụ, mục tiêu trước mắt của cách mạng Đông Dương là đánh đổ chính quyền và tay sai, giải phóng các dân tộc Đông Dương, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập.
+Tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, thay bằng khẩu hiệu tịch thu ruộng đất của đế quốc và địa chủ, tay sai chống tô cao, lãi nặng.
+Chuyển từ đấu tranh hợp pháp, nửa hợp pháp sang hoạt động bí mật, bất hợp pháp. Thành lập mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương.
-Ý nghĩa: Đây là Hội nghị mở đầu cho chủ trương chuyển hướng đấu tranh của Đảng.
2.Những cuộc đấu tranh mở đầu thời kì mới
a.Khởi nghĩa Bắc Sơn (27-9-1940)
-Nguyên nhân:
+Ngày 22-9-1940, Nhật đánh chiếm Lạng Sơn, phần lớn quân Pháp đầu hàng, số còn lại rút về Thái Nguyên qua châu Bắc Sơn.
-Diễn biến: Ngày 27-9-1940, nhân dân nổi dậy chặn đánh quân Pháp, chiếm đồn Mỏ Nhài, lập chính quyền cách mạng, đội du kích Bắc Sơn được thành lập.
+Nhật-Pháp câu kết với nhau, Pháp quay lại Lạng Sơn đàn áp khởi nghĩa.
-Kết quả: Cuộc khởi nghĩa that bại.
-Ý nghĩa:+Mở đầu thời kì đấu tranh vũ trang giải phóng dân tộc.
 +Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu.
b.Khởi nghĩa Nam Kì
-Nguyên nhân:
+Binh lính và thanh niên Nam Kì bị thực dân Pháp đưa đi làm bia đỡ đạn, chống lại quân Xiêm.
+Xứ ủy Nam Kì chuẩn bị phát động khởi nghĩa.
-Diễn biến: Ngày 23-11-1940, cuộc khởi nghĩa bùng nổ lan rộng cả miền Đông và miền Tây Nam Bộ.
-Kết quả-ý nghĩa:
+Thất bại
+Thể hiện ti

File đính kèm:

  • docewewrysryrsuydtyiur.doc
Giáo án liên quan