Giáo án An toàn giao thông Lớp 3 - Bài 2 đến bài 6

I/- Mục tiêu :

- HS nắm được đặc điểm của GTĐS, những qui định bảo đảm an toàn GTĐS.

- HS biết được những qui định an toàn khi đi đường gặp đường sắt cắt ngang đường bộ.

- Có ý thức không đi bộ hoặc chơi đùa trên đường sắt, không ném đất đá hay vật cứng lên tàu.

II/- ĐDDH : Các biển báo hiệu GTĐS, tranh ảnh về nhà ga, tàu hoả.

III/- Lên lớp :

1/- Bài mới :

* Giới thiệu GTĐS :

- Giới thiệu :

+ Thế nào là đường sắt : Là đường dành riêng cho tàu hoả (xe lửa).

+ Thế nào là tàu hoả

* Những qui định khi đi trên đường bộ có đường sắt cắt ngang :

- Khi đi đường, gặp nơi có đường sắt cắt ngang, ta phải quan sát kĩ.

- Khi không có rào chắn, phải đứng cách đường ray ngoài cùng 5m.

- Nơi có rào chắn, đứng cách rào chắn ít nhất 5m để đề phòng tai nạn.

- Không cố vượt qua đường sắt khi tàu sắp chạy đến hoặc khi rào chắn đã đóng.

- Không chạy chơi trên đường sắt.

- Không ném đất đá hay vật cứng lên tàu.

* Giới thiệu một số biển báo GTĐS.

- GV cho HS quan sát các biển báo, giới thiệu nội dung từng biển báo.

 

doc4 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 22/02/2022 | Lượt xem: 1047 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án An toàn giao thông Lớp 3 - Bài 2 đến bài 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 2
Tiết 5	 Môn : An toàn giao thông 
	 Tiết 2 : Giao thông đường sắt (20’) 
I/- Mục tiêu :
HS nắm được đặc điểm của GTĐS, những qui định bảo đảm an toàn GTĐS.
HS biết được những qui định an toàn khi đi đường gặp đường sắt cắt ngang đường bộ.
Có ý thức không đi bộ hoặc chơi đùa trên đường sắt, không ném đất đá hay vật cứng lên tàu. 
II/- ĐDDH : Các biển báo hiệu GTĐS, tranh ảnh về nhà ga, tàu hoả. 
III/- Lên lớp : 
1/- Bài mới :
* Giới thiệu GTĐS :
- Giới thiệu :
+ Thế nào là đường sắt : Là đường dành riêng cho tàu hoả (xe lửa).
+ Thế nào là tàu hoả
* Những qui định khi đi trên đường bộ có đường sắt cắt ngang :
- Khi đi đường, gặp nơi có đường sắt cắt ngang, ta phải quan sát kĩ.
- Khi không có rào chắn, phải đứng cách đường ray ngoài cùng 5m.
- Nơi có rào chắn, đứng cách rào chắn ít nhất 5m để đề phòng tai nạn.
- Không cố vượt qua đường sắt khi tàu sắp chạy đến hoặc khi rào chắn đã đóng.
- Không chạy chơi trên đường sắt.
- Không ném đất đá hay vật cứng lên tàu.
* Giới thiệu một số biển báo GTĐS.
- GV cho HS quan sát các biển báo, giới thiệu nội dung từng biển báo. 
2/- Củng cố – Dặn dò :
	Giáo viên củng cố tiết học, dặn dò HS về nhà.
	=========================================
Bài 3
Tiết 5 Môn : An toàn giao thông (Bổ sung cho tuần 14)
	 Tiết 3 : Biển báo hiệu giao thông đường bộ (20’) 
I/- Mục tiêu :
1/- Kiến thức :
HS biết được hình dạng, màu sắc và nội dung 2 nhóm biển báo hiệu giao thông : biển báo nguy hiểm và biển chỉ dẫn.
HS giải thích được ý nghĩa của các biển báo hiệu : 204, 210, 211, 423 (a, b), 434, 443, 424.
2/- Kĩ năng :
HS biết nhận dạng và vận dụng hiểu biết về biển báo hiệu khi đi đường để làm theo hiệu lệnh của biển báo.
3/- Thái độ :
- Biển báo hiệu giao thông là hiệu lệnh chỉ huy giao thông. Mọi người phải chấp hành. 
II/- ĐDDH : Một số biển báo hiệu phóng to 
III/- Lên lớp :
TL
NỘI DUNG
HỖ TRỢ ĐẶC BIỆT
18’
2’
1/- Bài cũ : 
2/- Bài mới :
- GV giới thiệu cho HS hiểu thế nào là biển báo hiệu giao thông : Là hiệu lệnh cảnh báo và chỉ dẫn giao thông trên đường. Người tham gia giao thông cần biết để đảm bảo ATGT.
* Giới thiệu một số biển báo nguy hiểm :
- GV giới thiệu một số đặc điểm chung của biển báo nguy hiểm :
+ Hình tam giác
+ Viền đỏ, nền vàng
+ Ở giữa hình vẽ màu đen biểu thị nội dung nguy hiểm cần biết.
- GV giới thiệu một số biển báo nguy hiểm thông dụng cho HS biết.
* Giới thiệu biển chỉ dẫn :
- GV giới thiệu một số đặc điểm chung của biển chỉ dẫn :
+ Hình chữ nhật hoặc hình vuông
+ Nền màu xanh lam
+ Ở giữa có hình vẽ hoặc chữ chỉ dẫn màu trắng.
- GV giới thiệu cho HS nhận biết một số biển chỉ dẫn thông dụng.
- GV gợi ý HS nhận xét và rút ra kết luận : “Khi đi đường phải tuyệt đối tuân theo sự chỉ dẫn của biển báo hiệu.”
3/- Củng cố – Dặn dò :
	Giáo viên củng cố tiết học, dặn dò HS về nhà.
- Nhiều HS nhắc lại theo lời GV thế nào là biển báo hiệu giao thông.
- Nhắc lại đặc điểm của biển báo nguy hiểm
- Nhắc lại đặc điểm của biển chỉ dẫn
 =========================================
Bài 4
Tiết 5 Môn : An toàn giao thông 
	 Tiết 4 : Kĩ năng đi bộ và qua đường an toàn (20’) 
I/- Mục tiêu :
1/- Kiến thức :
Biết các đặc điểm an toàn và kém an toàn của đường phố.
2/- Kĩ năng :
Biết chọn nơi qua đường an toàn.
Biết xử lí khi đi bộ trên đường gặp tình huống không an toàn.
3/- Thái độ :
Chấp hành những qui định của Luật Giao thông đường bộ. 
II/- ĐDDH : 
III/- Lên lớp :
TL
NỘI DUNG
HỖ TRỢ ĐẶC BIỆT
19’
1’
1/- Bài cũ : 
2/- Bài mới :
* Đi bộ an toàn trên đường :
- GV HD : 
+ Nêu đường có vỉa hè thì phải đi trên vỉa hè, nếu đường không có vỉa hè thì phải đi sát lề đường phía tay phải.
+ Phải chú ý quan sát khi đi đường, không được vừa đi vừa đùa giỡn hoặc mãi lo nhìn quang cảnh hai bên đường.
* Qua đường an toàn :
- GV nêu một số tình huống qua đường an toàn và không an toàn để HS nhận xét, sau đó kết luận các bước qua đường an toàn như sau :
+ Tìm nơi an toàn để qua đường.
+ Dừng lại ở mép đường, nhìn trái rồi nhìn phải.
+ Nếu đã xác định không có xe đến gần thì đi thẳng đến giữa đường, nhìn phải để tránh xe đạp hoặc xe máy.
3/- Củng cố – Dặn dò :
	Giáo viên củng cố tiết học, dặn dò HS về nhà.
- Nhiều HS nhắc lại trước lớp cách đi bộ an toàn (Nếu HS lúng túng thì GV nhắc nhỡ để HS tự nêu được cách đi bộ an toàn).
- Tổ chức cho nhiều HS nhắc lại như trên.
	=========================================
Bài 5
Tiết 5 Môn : An toàn giao thông 
	 Tiết 5 : Con đường an toàn đến trường (20’) 
I/- Mục tiêu :
1/- Kiến thức :
HS biết tên đường phố xung quanh trường. Biết sắp xếp các đường phố này theo thứ tự ưu tiên về mặt an toàn.
2/- Kĩ năng :
HS biết các đặc điểm an toàn và kém an toàn của đường đi.
HS biết lựa chọn con đường đến trường an toàn nhất (nếu có điều kiện).
3/- Thái độ :
	Có thói quen chỉ đi trên những con đường an toàn. 
II/- ĐDDH : 1 bảng phụ vẽ sơ đồ cho phần luyện tập. 
III/- Lên lớp : 	
TL
	NỘI DUNG
HỖ TRỢ ĐẶC BIỆT
18’
1’
1/- Bài cũ :
2/- Bài mới :
* GV HD : Để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông, ta cần biết phải chọn đường an toàn để đi.
* Con đường an toàn :
- GV giới thiệu những đặc điểm của con đường an toàn :
+ Mặt đường phẳng, trải nhựa hoặc cán bê tông.
+ Đường thẳng, ít khúc quanh.
- Nếu là đô thị :
+ Mặt đường có vạch phân làn xe chạy, ngã tư có đèn tín hiệu giao thông.
+ Có vạch dành cho người đi bộ qua đường.
+ Vỉa hè rộng không bị lấn chiếm, có đèn chiếu sáng,
* Lựa chọn con đường an toàn :
- GV treo bảng phụ vẽ sẵn sơ đồ, HD HS hiểu các hình vẽ trên sơ đồ.
- Tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm, chỉ rõ cách đi an toàn nhất từ điểm A đến điểm B.
- GV nhận xét, kết luận nội dung hoạt động và rút ra bài học :
	Khi đến trường, em nên chọn đi trên con đường an toàn như đường thẳng, rộng, có vỉa hè, có biển báo, có đèn tín hiệu giao thông, có vạch đi bộ qua đường.
- GV gợi ý HS từ nội dung bài học, liên hệ thực tế địa phương để biết cách lựa chọn con đường đến trường phù hợp.
3/- Củng cố – Dặn dò :
	Giáo viên củng cố tiết học, dặn dò HS về nhà.
- Nhiều HS nhắc lại một số đặc điểm của con đường an toàn GV đã HD.
- Được ưu tiên nêu cách đi từ A đến B theo sơ đồ.
- Tham gia liên hệ theo gợi ý GV để biết chọn con đường an toàn nhất theo thực tế địa phương.
	=========================================
Bài 6
Tiết 5	 Môn : An toàn giao thông 
	 Tiết 6 : An toàn khi đi ô tô, xe buýt (20’) 	
I/- Mục tiêu :
Kiến thức : HS biết nơi chờ xe buýt (xe khách, xe đò), ghi nhớ những qui định khi lên xuống xe. Biết mô tả, nhận xét những hành vi an toàn và không an toàn khi m\ngồi trên ô tô, xe buýt.
Kĩ năng : HS biết thực hiện đúng các hành vi an toàn khi đi ô tô, xe buýt.
Thái độ : Có thói quen thực hiện các hành vi an toàn trên các phương tiện giao thông công cộng. 
II/- ĐDDH : Các tranh SGK 
III/- Lên lớp :
TL
NỘI DUNG
HỖ TRỢ ĐẶC BIỆT
19’
1’
1/- Bài cũ :
2/- Bài mới :
* HD HS hiểu những hành vi an toàn khi đi ô tô, xe buýt :
- GV vừa cho HS quan sát các tranh SGK, vừa HS :
+ Ngồi đợi ở bến xe buýt hoặc điểm dừng xe buýt.
+ Chờ cho xe dừng hẳn rồi mới lên xe.
+ Khi lên hoặc xuống xe buýt, phải lên xuống từng người, bám vịn chắc vào thành xe rồi mới lên hoặc xuống. Nếu đi cùng người lớn thì phải nhờ người lớn giúp đỡ.
+ Không đi lại, đùa nghịch trong xe.
+ Không thò đầu hay thò tay ra ngoài cửa xe.
+ Không ném vật bỏ ra ngoài xe. 
3/- Củng cố – Dặn dò :
	Giáo viên củng cố tiết học, dặn dò HS về nhà.
- Nhiều HS nhắc lại các qui định an toàn khi đi ô tô, xe buýt.
	=========================================

File đính kèm:

  • docgiao_an_an_toan_giao_thong_lop_3_bai_2_den_bai_6.doc