Giáo án An toàn giao thông 6 - Chủ đề: an toàn giao thông

CHỦ ĐỀ: AN TOÀN GIAO THÔNG

BƯỚC 1: Xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ cần đạt.

 * Kiến thức:

- Nêu được nguyên nhân phổ biến của tai nạn giao thông.

- Nêu được những quy định của pháp luật đối với người đi bộ, đi xe đạp, quy định đối với trẻ em.

- Nhận biết được tín hiệu đèn giao thông và một số biển báo thông dụng trên đường

- Hiểu được ý nghĩa của việc thực hiện trật tự , an toàn giao thông.

 * Kỹ năng:

 - Phân biệt được hành vi thực hiện đúng với hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông.

 - Biết thực hiện đúng quy định về trật tự, an toàn giao thông và nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện tốt.

* Thái độ

- Tôn trọng những quy định về trật tự, an toàn giao thông.

- Đồng tình, ủng hộ các hành vi thực hiện đúng và phê phán những hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông.

 

doc4 trang | Chia sẻ: tuananh27 | Lượt xem: 811 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án An toàn giao thông 6 - Chủ đề: an toàn giao thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đơn vị Trường THCS Bình Khánh
 CHỦ ĐỀ: AN TOÀN GIAO THÔNG
BƯỚC 1: Xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ cần đạt.
 * Kiến thức:
- Nêu được nguyên nhân phổ biến của tai nạn giao thông.
- Nêu được những quy định của pháp luật đối với người đi bộ, đi xe đạp, quy định đối với trẻ em.
- Nhận biết được tín hiệu đèn giao thông và một số biển báo thông dụng trên đường
- Hiểu được ý nghĩa của việc thực hiện trật tự , an toàn giao thông.
 * Kỹ năng:
 - Phân biệt được hành vi thực hiện đúng với hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông.
 - Biết thực hiện đúng quy định về trật tự, an toàn giao thông và nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện tốt.
* Thái độ
- Tôn trọng những quy định về trật tự, an toàn giao thông.
- Đồng tình, ủng hộ các hành vi thực hiện đúng và phê phán những hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông.
BƯỚC 2: Xác định năng lực.
- Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực nhận thức đánh giá và điều chỉnh hành vi.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
BƯỚC 3: Bảng mô tả các mức yêu cầu cần đạt. 
Nội dung
( Chuẩn KT,KN,TĐ)
Nhận biết
( Mô tả yêu cầu cần đạt)
Thông hiểu
( Mô tả yêu cầu cần đạt)
VD thấp 
( Mô tả yêu cầu cần đạt)
VD cao
 ( Mô tả yêu cầu cần đạt)
1. Biết được những nguyên nhân dẫn đến vi phạm ATGT.
Nhận dạng được nguyên nhân phổ biến dẫn đến TNGT
2. Hiểu được ý nghĩa của việc thực hiện ATGT.
Mô tả được hình dạng và màu sắc của các loại biển báo thông dụng
Hiểu được ý nghĩa của các loại biển báo.
3. Nêu được quy định của PL về TTATGT.
Trình bày quy định của PL đối với người đi bộ, người đi xe đạp, đối với trẻ em.
4. Biết chấp hành tốt ATGT
Đề xuất được những việc làm của bản thân để góp phần giữ gìn TTATGT.
5. Nêu được những dấu hiệu của các loại biển báo thông dụng.
Nhận dạng được những đặc điểm của các loại biển báo.
6. Nêu được những hành vi vi phạm ATGT
Nhận dạng được những hành vi vi phạm PL về ATGT.
7. Có ý thức chấp hành Luật ATGT.
Nghiêm chỉnh thực hiện ATGT trong mọi trường hợp.
BƯỚC 4: Biên soạn hệ thống câu hỏi, bài tập kiểm tra, đánh giá theo các mức miêu tả.
	Câu hỏi 1: Nguyên nhân nào dưới đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tai nạn giao thông?
A. Đường chật, người đông.
B. Ôtô, xe máy chạy quá tốc độ.
C. Nhiều phương tiện giao thông cũ, quá hạn sử dụng.
D. Người tham gia giao thông không thực hiện đúng quy định của pháp luật.
 Câu hỏi 2: Hãy mô tả hình dạng, màu sắc của các loại biển báo thông dụng và nêu ý nghĩa của các loại biển báo đó?
 Câu hỏi 3: Hãy nêu những quy định của pháp luật đối với người đi bộ, đối với người đi xe đạp, đối với trẻ em ?
 Câu hỏi 4: Bản thân em có thể làm gì để góp phần giữ gìn trật tự, an toàn giao thông?
 Câu hỏi 5: Biển báo hình tròn, viền đỏ, nền màu trắng, hình vẽ màu đen là loại biển báo gì?
 A. Biển báo cấm.
 B. Biển báo nguy hiểm.
 C. Biển báo hiệu lệnh.
 D. Biển chỉ dẫn.
 Câu hỏi 6: Hành vi nào dưới đây là vi phạm PL về an toàn giao thông?
 A. Tú điều khiển xe đạp không có chuông.
 B. Tân điều khiển xe đạp chở em trai 9 tuổi phía sau.
 C. Hoàng sử dụng ô khi ngồi sau xe đạp.
 D. Bình có lúc điều khiển xe đạp bằng một tay.
 Câu hỏi 7: Sau khi học về an toàn giao thông, các bạn ở lớp 6A tranh luận với nhau. Đức nói: “Khi có đèn đỏ, chỉ xe máy và ôtô phải dừng lại, còn đi xe đạp như chúng mình thì cứ vô tư!”. Nga phản đối, cho rằng khi đèn đỏ thì xe nào cũng phải dừng lại. Toàn nói: “Đó là quy định chung trên giấy tờ thôi, không phải lúc nào cũng vậy, như tớ đây mấy lần vượt đèn đỏ mà có bị các chú công an giữ lại đâu!”. Nhiều ý kiến tán thành với Toàn.
 Em nhận xét gì về các ý kiến trên? 
BƯỚC 5: Kiểm tra lại hệ thống câu hỏi bài tập đánh giá theo các mức đã miêu tả.
BƯỚC 6: Chỉnh sửa và hoàn thiện hệ thống câu hỏi/bài tập.
 BƯỚC 7: Xác định một số phương pháp và hình thức giảng dạy cơ bản cho chủ đề 
 * Sử dụng các phương pháp
Động não
Xử lý tình huống
Liên hệ và tự liên hệ
Tranh luận
* Về hình thức tổ chức hoạt động
 Học chung toàn lớp, nhóm, cá nhân

File đính kèm:

  • docATGT- L6 (B̀IH KHANH).doc