Giáo án Âm nhạc Lớp 6 - Học kỳ I - Năm học 2011-2012

BÀI 1: HỌC HÁT: BÀI TIẾNG CHUÔNG VÀ NGỌN CỜ

 BÀI ĐỌC THÊM: ÂM NHẠC Ở QUANH TA

 

I. MỤC TIÊU:

a. Kiến thức:

- HS biết tác giả của bài Tiếng chuông và ngọn cờ là nhạc sĩ Phạm Tuyên và kể tên một vài bài hát tiêu biểu của ông viết cho thiếu nhi.

b. Kỹ năng:

- Học sinh hát đúng giai điệu và lời ca của bài hát. Biết hát hát kết hợp gõ phách

đệm theo phách, theo nhịp theo tiết tấu lời ca.

- Thực hiện phần câu hỏi và bài tập trong SGK

c.Thái độ:

- Qua bài giáo dục học sinh tình đoàn kết, yêu cuộc sống hoà bình, hữu nghị .

II.CHUẨN BỊ

 - GV: bài hát, nhạc cụ.

 - HS: SGK, đồ dùng học tập.

III, TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

a. Kiểm tra bài cũ:

b. Dạy bài mới:

- GTB: Các em đã được nghe và hát rất nhiều bài hát của nhạc sĩ Phạm Tuyên như bài: chiếc đèn ông sao, như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng, tiến lên đoàn viên.và rất nhiều bài hát nữa. hom nay cô cùng các em học một bài hat của nhạc sĩ Pham Tuyên đó là bài Tiếng chuông và ngọn cờ.

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung

GIỚI THIỆU BÀI

Hiện nay, chúng ta đang sống trong hòa bình, độc lập. Tự do là điều qúy giá nhất của mỗi người, mỗi dân tộc. Chúng ta cùng cổ vũ cho nền hòa bình trên thế giới với bài hát Tiếng chuông và ngọn cờ.

 HS chú ý nghe và ghi chép.

HOẠT ĐỘNG 1:

 Dạy hát

- Hướng dẫn HS tìm hiểu về tác giả.

 

- Nhạc sĩ Phạm Tuyên sinh vào năm nào?

- Trả lời: Sinh năm 1930

- Âm nhạc của ông như thế nào?

- Trả lời: Âm nhạc của ông trong sáng, giản dị, đằm thắm, dễ hát, dễ thuộc.

 

- Kể tên một số ca khúc tiêu biểu của nhạc sĩ Phạm Tuyên ?

- Trả lời: Như có Bác trong ngày vui đại thắng, tiến lên đoàn viên, cánh én tuổi thơ

- Cho HS nghe bài hát một lần.

- Hướng dẫn đọc lời.

Hãy nêu nội dung bài hát?

- Trả lời: Bài hát nói lên ước vọng của tuổi thơ mong muốn có cuộc sống hòa bình, hữu nghị, đoàn kết giữa các dân tộc trên thế giới.

 

- Cho HS nghe bài hát

- Đàn giai điệu cho Hs nghe.

- Hướng dẫn luyện thanh

- Đàn từng câu 3 lần, hát mẫu 1 - 2 lần sau đó yêu cầu HS hát lại. Hết đoạn thì hát lại toàn đoạn.

- Sau khi học từng câu thì cho HS hát toàn bài hoàn chỉnh.

- Hướng dẫn vận động nhạc bài hát.

- Cho H hát và vận động bài hát.

- Hướng dẫn từng tổ hát và vận động.

HOẠT ĐỘNG 2:

Hướng dẫn tìm hiểu bài đọc thêm

Hướng dẫn đọc và tìm hiểu bài đọc thêm.

 

 

I. HỌC HÁT:

 Bài Tiếng chuông và ngọn cờ

 Phạm Tuyên

 

1.Tác giả:Phạm Tuyên

- Sinh năm 1930. Là nhạc sĩ có nhiều đóng góp cho nền âm nhạc nước nhà với nhiều ca khúc hay như: Như có Bác trong ngày vui đại thắng, tiến lên đoàn viên, cánh én tuổi thơ

- Âm nhạc của ông trong sáng, giản dị, đằm thắm, dễ hát, dễ thuộc

 

 

 

2. Nội dung:

- Bài hát nói lên ước vọng của tuổi thơ mong muốn có cuộc sống hòa bình, hữu nghị, đoàn kết giữa các dân tộc trên thế giới.

 

3. Học hát:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II. BÀI ĐỌC THÊM:

 Âm nhạc ở quanh ta

 

 

doc41 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 393 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Âm nhạc Lớp 6 - Học kỳ I - Năm học 2011-2012, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
II. Nội dung đề.
	Học sinh đọc lại một trong các bài tập đọc nhạc đã học trong chương trình SGK lớp 6 theo hình thức bốc thăm bài tập.
III.Đáp án
- Thực hành đọc cá nhân một trong 2 bài tập đọc nhạc, kết hợp gõ theo phách, thể hiện các ký hiệu có trong bản nhạc.
- Cách tính điểm như sau:
Điểm 9- 10; Đọc đúng cao độ trường độ, thể hiện tình cảm sắc thái của bài,biết gõ đệm theo phách hoặc theo nhịp, nhận biết được các kí hiệu có trong bài.
Điểm 7 - 8; Đọc đúng cao độ trường độ thể hiện tình cảm sắc thái và gõ nhịp phách một cách tương đối.
Điểm 5 -6; Đọc đúng cao độ tương đối về trường độ.
Điểm dưới 5; Đọc sai cao độ , trường độ hoặc không đọc được bài tập.
IV. Nhận xét đánh giá sau giờ kiểm tra.
- Kiến thức: Kiến thức vừa phải, phù hợp với đối tượng học sinh, đa số học sinh đều thực hiện được.
- Kỹ năng vận dụng, cách trình bày, diễn đạt.
Ngoài những em đã thực hiện tốt về cao độ và trường độ, tình cảm sắc thái vẫn còn một số em chưa nhớ vị trí nốt, khả năng thị tấu kếm nên còn sai tên nốt hoặc đọc sai trtường độ. Một số không chắc âm ổn định nên không chắc giọng, trong quá trình đọc còn vấp váp nhiều cần khắc phục để thực hiện tốt hơn cho các bài sau.
- Thông báo kết quả bài kiểm tra cho học sinh.
Bài 03- Tiết 10 Ngày soạn: 15/10/2011
HỌC HÁT: BÀI HÀNH KHÚC TỚI TRƯỜNG
 Nhạc : Pháp
	 Lời Việt : Phan Trần Bảng 
 Lê Minh Châu 
I. MỤC TIÊU:
a. Kiến thức:
- Giới thiệu và cho học sinh làm quen với giai điệu bài hát " Hành khúc tới trường " nhạc của Pháp, lời Phan trần Bảng - Lê Minh Châu 
b. Kỹ năng: 
- Học sinh hát đúng cao độ, trường độ bài hát, hát kết hợp gõ phách đúng theo nhịp của bài hát.
c.Thái độ:
- Qua bài giáo dục học sinh tình đoàn kết, yêu cuộc sống hoà bình, hữu nghị. Tự hào về quê hương đất nước...
II. CHUẨN BỊ
 - GV: bài hát, nhạc cụ.
 - HS: SGK, đồ dùng học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
a. Kiểm tra bài cũ: 
b. Dạy bài mới 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
HOẠT ĐỘNG 1: HỌC HÁT
	- Cho HS nghe bài hát 
- Hướng dẫn tìm hiểu bài.
Bài hát có xuất xứ từ đâu ?
	- HS trả lời: 
- Nêu nội dung bài hát ?
- Học sinh suy nghĩ và trả lời theo gợi ý 	hướng dẫn của giáo viên.
- Hướng dẫn luyện thanh
- Học sinh luyện thanh theo hướng dẫn của giáo viên.
- Nhắc nhỡ H khi hát phải mạnh mẽ, hùng tráng, thể hiện tinh thần quyết tâm.
- Đàn từng câu nhiều lần cho H nghe và yêu cầu HS hát lại. Sau đó cho cả lớp hát lại.
- Sau mỗi câu, đoạn đều hát lại toàn câu, 	đoạn.
	- Hướng dẫn vận động nhạc.
	- Nhắc nhỡ học sinh chú ý 
	- Hướng dẫn hát và vận động nhạc bài hát.
	- Từng nhóm hát và vận động nhạc.
I. HỌC HÁT:
	- Bài Hành khúc tới trường
	Nhạc: Pháp
	Lời việt: Phan Trần Bảng Lê Minh Châu
1. xuất xứ:
	Bài hát thuộc thể loại hành khúc, 	nhạc Pháp được nhạc sĩ Phan 	Trần Bảng và Lê Minh Châu đặt lời mới. 
2. Nội dung:
Với lời hát ngắn gọn, dễ hát bài hát nói lên niềm vui của các bạn nhỏ đến trường trong niềm tự hào của quê hương đất nước.
3. Học hát:
Gv: Hát mẫu 1 lần
GV: Đàn và tập từng câu
Câu 1: Mặt trờitiếng ca.
Câu 2: Non sông..quê hương.
Câu 3 : Vui như.mái trường.
Câu 4 : câu còn lại
Gv : Hoàn thành bài hát kiểm tra từng nhóm nhỏ và cá nhân.
4. Củng cố:
- Cho HS hát lại bài hát.
5. Dặn dò:
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK. - Chuẩn bị bài tiết sau.
Bài 03- Tiết 11 Ngày soạn: 21/10/2011
TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 4
ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC: NHẠC SĨ LƯU HỮU PHƯỚC
 VÀ BÀI HÁT LÊN ĐÀNG.
 I. MỤC TIÊU:
a. Kiến thức:
- Giới thiệu cho học sinh về cao độ, trường độ các nốt nhạc qua bài TĐN số4
- Giới thiệu cho học sinh về cuộc đời và sự nghiệp âm nhạc của nhạc sỹ Lưu Hữu Phước và bài hát " Lên đàng "
b. Kỹ năng:
- Học sinh đọc đúng cao độ, trường độ bài TĐN số 4
- Nắm được sơ lược về cuộc đời và sự nghiệp âm nhạc của nhạc sỹ Lưu Hữu Phước.
c.Thái độ:
- Qua bài giáo dục học sinh tinh thần đoàn kết...
II. CHUẨN BỊ:
 - GV: bài hát, nhạc cụ, chép tập đọc nhạc lên bảng phụ.
 - HS: SGK, đồ dùng học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
a. Kiểm tra bài cũ: 
Câu hỏi: ? Em hãy hát bài hát " Hành khúc tới trường " ?
Đáp án: - Nhận xét - cho điểm từng học sinh
b. Dạy bài mới: 
 Giáo viên treo bài tập đọc nhạc số 4 lên bảng
 Tập đọc nhạc: TĐN số 4
 Vừa phải Nhạc : Mô - Da
Hoạt động học sinh và giáo viên
Nội dung
HOẠT ĐỘNG 1: TẬP ĐỌC NHẠC
	GV:Treo bảng phụ bài TĐN
	HS: quan sát
Gv: - Hướng dẫn xác định cao độ, trường độ trong bài.
? Trong bài đã sử dụng những cao độ và hình nốt nào?
HS trả lời
?Trong bài có sử dụng dấu gì?
GV treo bảng phụ hướng dẫn tiết tấu của bài.
Đàn giai điệu cho H nghe 1-2 lần.
- Gv hướng dẫn học sinh luyện thanh 
- Đàn và hướng dẫn H đọc nốt theo chỉ đạo của GV 
Đàn từng câu nhiều lần hướng dẫn kĩ.
- Hướng dẫn đọc và gõ phách hoàn thiện.
- Từng tổ, nhóm đọc lại.
HOẠT ĐỘNG 2: 
- Cho biết đôi nét về nhạc sĩ Lưu Hữu Phước?
HS: trả lời
- Cho biết một số tác phẩm của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước?
HS: trả lời.
Với những đóng góp lớn lao của mình ông được Nhà nước truy tặng giải thưởng gì?
HS: trả lời.
Bài hát ra đời vào thời gian nào ?
HS: trả lời.
- Cho HS nghe giai điệu bài hát
Nêu nội dung của bài hát này?
	HS: trả lời.
GV: Hát mẫu cho hs nghe
I. TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 4
1. Cao độ: 
Gồm các nốt: Đô – Rê – Mi – Fa – Son – La – Si – (Đô) ( Nốt Si đặt dưới dòng kẻ phụ thứ nhất, phía dưới khuông nhạc.
2. Trường độ:
Dùng các móc đơn liên tiếp, nốt đen, nốt móc đơn.
Nốt móc đơn đứng trước dấu nặng đơn tạo thành một phách.
- Dấu lặng đơn và dấu lặng đen.
II. ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC
	Nhạc sĩ Lưu Hữu phước 
	và bài hát Lên Đàng.
	1. Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước.
Sinh 12/09/1921 mất 12/06/ 1989
Là một trong những nhạc sĩ có nhiều đóng góp cho nền âm nhạc Việt Nam. Các tác phẩm của ông gắn liền với lịch sử cách mạng Ông được nhà nước truy tặng giải 	thưởng HCM về VHNT
-Ca ngợi hồ chủ tịch,Reo vang binh minh, Múa vui
-Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.	
-1944
Nội dung bài hát biểu hiện một khí thế hào hùng, một lời kêu gọi mạnh mẽ như thúc giục thế hệ trẻ lên đường cứu nước.
2.Bài hát: Lên Đàng
 2. Củng cố:
- Cho Hs đọc lại bài TĐN.	
3. Dặn dò:
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK. - Chuẩn bị bài tiết 1
Bài 03- Tiết 12 Ngày soạn: 1/11/2011
ÔN TẬP BÀI HÁT: HÀNH KHÚC TỚI TRƯỜNG
ÔN TẬP TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 4
ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC: SƠ LƯỢC VỀ DÂN CA VIỆT NAM
I. MỤC TIÊU:
a. Kiến thức:
- Tiếp tục hoàn thiện cho học sinh bài hát " Hành khúc tới trường " và bài TĐN số 4
- Giới thiệu cho học sinh sơ lược về Dân ca Việt Nam
b. Kỹ năng:
- Học sinh hát đúng giai điệu bài hát, hát kết hợp gõ nhịp thành thạo, hát kết hợp vận động đúng nhịp của bài hát
- Đọc đúng cao độ, trường độ các nốt nhạc của bài tập đọc nhạc số 4
- Nắm được sơ lược về sự phong phú và đa dạng, nhiều thể loại của dân ca Việt Nam.
c.Thái độ:
- Qua bài giáo dục học sinh tình yêu quê hương, đất nước ....
II. CHUẨN BỊ:
 - GV: bài hát, nhạc cụ.
 - HS: SGK, đồ dùng học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
 a. Kiểm tra bài cũ: 
Câu hỏi: ? Em hãy hát bài hát " Hành khúc tới trường " ?
Đáp án: - Nhận xét - cho điểm từng học sinh
b. Dạy bài mới: 
Hoạt động học sinh và giáo viên
Nội dung
HOẠT ĐỘNG 1: ÔN BÀI HÁT
- Cho HS nghe bài hát một lần.
- Hướng dẫn luyện thanh 
- Giáo viên đàn hướng dẫn học sinh luyện thanh.
- Đàn giai điệu cho HS hát và vận động theo nhạc bài hát.
- Cho HS hát và vận động bài hát theo nhóm, cá nhân để lấy điểm.
- Giáo viên nhận xét và cho điểm.
HOẠT ĐỘNG 2:
 ÔN TẬP TẬP ĐỌC NHẠC
-Treo bảng phụ bài TĐN
- Hướng dẫn học sinh luyện gam.
- Đàn giai điệu cho HS nghe 2-3 lần.
- Hướng dẫn các em đọc lại bài TĐN.
- Cho từng nhóm đọc và gõ phách.
- Kiểm tra một số cá nhân.
HOẠT ĐỘNG 3:
 ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC.
- Dân ca là gì?
HS: Trả lời
Giáo viên giảng thêm về dân ca và hát cho các em nghe một số đoạn của các 	miền khác nhau.
Vì sao nói dân ca Việt Nam đa - dạng và phong phú?
HS: trả lời(sgk)
- Kể tên các làng điệu dân ca mà em biết?
- Giới thiệu một số làn điệu dân ca cho học sinh tham khảo.
I. ÔN TẬP BÀI HÁT
 Hành Khúc Tới Trường
 Nhạc : pháp
 Lời việt : Phan Trần Bảng
 Lê Minh Châu
II. ÔN TẬP TĐN 4
 Nhạc : MÔ- ZA
III. ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC:
	Sơ lược về dân ca Việt Nam.
- Dân ca là những bài hát do nhân dân sáng tác ra, không rõ tác giả. Được truyền từ đời này qua đời khác bằng hình thức truyền miệng, được phổ biến ở từng vùng, từng dân tộc,
-Dân ca của mỗi dân tộc mang âm điệu, phong cách riêng biệt. Từ bao đời nay dân ca gắn bó với đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng các dân tộc trên khắp dải đất Việt Nam.
( Sự khác nhau của dân ca các vùng miền, các dân tộc tuỳ thuộc vào môi trường sống, hoàn cảnh địa lý và đặc biệt là ngôn ngữ ...)
	Học hát nghe các làn điệu về dân ca chúng ta càng thêm yêu mến và tự hào về nhân dân, đất nước. Dân ca là sản phẩm tinh thần quý giá của cha ông để lại, cần trân trọng, giữ gìn, học tập và tiếp tục phát triển vốn quý ấy.
- Chim sáo (dân ca khơ me Nam Bộ), Hò ba lí (dân ca Nam Bộ), Lí cây đa, Cò lả( dân ca Bắc Bộ ), Inh lả ơi,Xoè hoa (dân ca Thái) 
c. Củng cố và luyện tập: 
- Hướng dẫn học sinh đọc nhạc và hát lời của bài TĐN số 4 kết hợp đánh nhịp.
- Cho dãy đọc nhạc dãy hát lời sau đó đổi lại.
- Gọi cá nhân xung phong lên bảng GV nhận xét cho điểm nếu HS trình bày bài tốt. 
d. Hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà: 
 -Về nhà các em học thuộc bài hát " Hành khúc tới trường ", bài TĐN số 4
 - Trả lời câu hỏi và bài tập cuối bài
 - Chuẩn bị nội dung bài tiết 13 trong sách giáo khoa trang 
Bài 04- Tiết 13 Ngày soạn: 9/11/2011
HỌC HÁT: BÀI ĐI CẤY
 Dân ca Thanh Hoá
I. MỤC TIÊU:
a. Kiến thức:
- Giới thiệu và cho học sinh làm quen với giai điệu bài hát " Đi cấy " dân ca Thanh Hoá 
b. Kỹ năng: 
- Học sinh hát đúng cao độ, trường độ bài hát, hát kết hợp gõ phách đúng theo nhịp của bài hát.
c.Thái độ:
- Qua bài giáo dục học sinh tình yêu quê hương, đất nước....
II. CHUẨN BỊ:
 - GV: bài hát, nhạc cụ.
 - HS: SGK, đồ dùng học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
a. Kiểm tra bài cũ: ( 5’) 
 Câu hỏi: ? Em hãy hát bài hát " Hành khúc tới trường " ?
 Đáp án: - Nhận 

File đính kèm:

  • docGiao an Nhac 6 ki I.doc